Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đảng lo giải cứu bất động sản mà quên nông dân, công nhân

Trần Quí Thường

 


(VNTB) – Nông dân thua lỗ phải bỏ quê ra Bình Dương làm công nhân, công nhân Bình Dương lại thất nghiệp vì công ty thua lỗ.


Cách đây 10 năm, cả nước có hơn 10 triệu hộ chăn nuôi, đến 2021 còn 4 triệu hộ và hiện nay còn chưa tới 2 triệu hộ, ông Nguyễn Chí Công, chủ tịch hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết. Đây chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh tổng thể đầy ảm đạm mà người dân Việt Nam đang đối diện.

Chi phí thức ăn, chuồng trại, thuốc phòng bệnh ngày thì tăng, nhưng giá xuất chuồng thì thấp, nuôi mỗi con heo lỗ 1 triệu, mỗi con gà lỗ 5.000đ. Trong khi đó, giá heo gà nhập khẩu từ Trung Quốc lại thấp hơn giá trong nước, chăn nuôi đã lỗ lại còn không cạnh tranh được với các sản phẩm từ Trung Quốc.

Hàng loạt chủ chuồng trại phải cắt giảm chi tiêu, kiệt quệ, thậm chí treo chuồng, không thể tiếp tục tái đàn. Tình hình bi đát tới nổi hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai phải gửi tâm thư gửi tới thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng; với mong muốn có những chính sách cứu nguy khẩn cấp cho ngành chăn nuôi.

Hai tháng nay, hàng trăm tấn cam sành của nông dân miền tây phải treo bảng giải cứu, bày bán tràn lan khắp các mặt đường với giá chỉ vài ngàn đồng mỗi ký. Nông dân khóc ròng, phải cầm dao chặt từng cái cây mà mình vun vén chăm sóc bao năm qua vì thua lỗ.

Không chỉ cam, mà còn sầu riêng, dừa, vải, thanh long… Dân nêu ý kiến với nhà nước thì nhà nước đổ lỗi cho người dân làm ăn tự phát. Cơ quan chức năng hứa đàm phán tìm đầu ra cho sản phẩm từ năm này qua năm khác mà chưa biết bao giờ có kết quả.

Ở dưới quê thì lỗ, lên Bình Dương thì khổ. Bỏ nghề nông, rời quê hương lên Bình Dương mong kiếm được việc làm. Thế nhưng… chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, 36.000 lao động ở Bình Dương mất việc. Nhà chức trách Bình Dương dự báo nhu cầu tuyển dụng trong quý II/2023 chỉ vào khoảng 8.000 đến 10.000 lao động.

Dịch bệnh, chiến tranh, khiến cho hàng loạt ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là da giày, dệt may, gỗ… Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Bình Dương có 610 đơn vị ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội hơn 600 tỷ đồng. Có những công nhân bị mất việc từ năm ngoái tới năm nay vẫn chưa được nhận lương, do chủ doanh nghiệp bỏ trốn.

Đảng cộng sản Việt Nam tự nhận là đảng của giai cấp cần lao, đội tiên phong của giai cấp công nhân và nông dân. Vậy mà khi nông dân và công nhân kêu cứu, đảng lại họp bàn chuyện giải cứu… bất động sản. 

Bộ Xây dựng họp khẩn bàn chuyện giải cứu bất động sản. Thủ tướng chỉ đạo gấp rút tìm phương án giải cứu bất động sản. Ngân hàng nhà nước đề xuất nhiều giải pháp giải cứu bất động sản. Đại biểu quốc hội cũng muốn nhanh chóng giải cứu bất động sản. Hàng loạt cơ quan ban ngành đều lo chuyện giải cứu bất động sản.

Một người dân đánh giá rằng “các quan chức cộng sản đầu cơ vào bất động sản rất nhiều, họ bắt buộc phải tìm cách giải cứu bất động sản để cứu lấy tài sản của họ. Còn trồng trọt, chăn nuôi, công nhân, nông dân thì không ảnh hưởng tới gia sản của họ thì còn lâu họ mới lo tới”.


 

Tin bài liên quan:

“Những tín hiệu “khả quan” chưa phản ánh đầy đủ thị trường BĐS”

Phan Thanh Hung

VNTB – TP. HCM muốn sống lại như xưa: Phải đổi mới cơ chế!

Do Van Tien

VNTB – Giải cứu… giá thịt heo

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo