Đạo Hữu Dương Xuân Lương
Việt Nam Thời Báo ngày 24-8-2023 đăng bài: Đạo Luật Mậu Dần của Cao Đài Giáo, tác giả Hoài Nguyễn. Cuối bài ông viết: …Văn phong ở Đạo luật Mậu Dần được thể hiện theo cách sử dụng tiếng Việt ở thời kỳ đó, và những nội dung này để thế hệ trẻ về sau dễ hiểu hơn, thiết nghĩ rất cần các bài viết diễn giải theo mạch văn hôm nay từ kiến văn ở các nhân sĩ của đạo Cao Đài.
Tôi là người theo Đạo Cao Đài cũng có tìm hiểu về Đạo Luật Mậu Dần, nhân bài viết của tác giả Tôi tra cứu lại và xin thưa như sau:
1/- Cơ sở lập ra Đạo Luật Mậu Dần “1938”.
Trang 04 Đạo Luật Mậu Dần viết: … Chánh Trị Đạo hiệp nhau lập luật và quyết định phương pháp thực hành thì buộc Hội Thánh phải thi hành y theo, tức nhiên nó sẽ thành luật, vì bởi theo Thiên ý của Đức Chí Tôn là để trọn quyền cho chúng sanh tự lập luật mà tu, nên các nguyện ước của Quyền Vạn Linh cầu nài và Quyền Chí Tôn công nhận nhập thành với Tân Luật, gọi là Luật Hội Thánh.
Giải thích 1: Năm 1937 Hội Thánh Cao Đài mở Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh tại Tòa Thánh Tây Ninh. Căn cứ vào Vi Bằng ghi lại những ước vọng, quyết định của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, Hội Thánh soạn ra Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Giải thích 2: Quyền Vạn Linh thuộc về Chánh Trị Đạo là quyền của ba hội: Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội. Chánh Trị Đạo để kiểm soát và bàn định các việc, ví như biên soạn kịch bản cho Hành Chánh Đạo thực hiện. Hội Thánh Cửu Trùng Đài nắm quyền Hành pháp thuộc về Hành Chánh Đạo có nhiệm vụ thực hiện kịch bản của Chánh Trị Đạo.
Giải thích 3: Hội Nhơn Sanh từ phẩm Tín Đồ cho đến Lễ Sanh, Thượng Chánh Phối Sư là Nghị Trưởng. Hội Hội Thánh là các chức sắc Cửu Trùng Đài từ phẩm Giáo Hữu đến Chánh Phối Sư và đối phẩm bên Hiệp Thiên Đài; Thái Chánh Phối Sư là Nghị Trưởng. Thượng Hội có Giáo Tông là Hội Trưởng, Hộ Pháp là Phó Hội Trưởng, Hội viên là 4 vị Đầu Sư, 3 vị Chưởng Pháp, Thương Phẩm, Thượng Sanh. Quyền của Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại là Quyền Chí Tôn tại thế nên hai vị nầy không bỏ phiếu trong Thượng Hội mà chờ cho Ba Hội bên dưới bỏ phiếu xong rồi nhị vị vào đại điện mật nghị và trở ra tuyên bố chấp nhận hay không.
Đức Hộ Pháp là Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên (1934), Hội Thánh và Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh năm 1937 tín nhiệm Ngài cầm luôn Quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài. Ngài cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là cầm Quyền Chí Tôn tại thế để công nhận Đạo Luậ Mậu Dần.
2/- Cách bố trí thể hiện ý chí Đạo Luật Mậu Dần, 1938.
Từ câu viết trên fb: “Đạo loạn như ngày nay một phần cũng do sách của một số hiền tài. Và cũng do một số tín đồ không theo sách của Hội Thánh mà theo sách của hiền tài!!”. Ông Hoài Nguyễn đặt vấn đề Sách của Hội Thánh phải chăng là Đạo Luật Mậu Dần thì bản thân Tôi vô cùng bái phục. Tôi xin thưa thêm về cách bố trí và ý chí của Đạo luật Mậu Dần để đồng đạo và quý hiền nhân quân tử xem xét.
2.1/- Ghi nhận về bố trí Đạo Luật Mậu Dần, 1938.
Đạo Luật Mậu Dần (1938) có 04 chương, 17 điều.
CHƯƠNG THỨ NHỨT: HÀNH CHÁNH.
Có 17 điều. Từ điều 01 đến điều 17.
Tại điều 10 và 11 ghi: (Thuộc về Phước Thiện, xem chương thứ hai)
Tại điều 14 ghi: (Về phần Phổ Tế, xin xem chương thứ ba)
Tại điều 15 ghi: (Về phần Tòa Đạo, xin xem chương thứ tư).
CHƯƠNG THỨ HAI: PHƯỚC THIỆN.
Chỉ có 02 điều: điều 10 và 11.
Lấy hai điều 10 & 11 của Chương Hành Chánh tạo thành.
CHƯƠNG THỨ BA: PHỔ TẾ.
Có 01 điều: điều 14.
Lấy điều 14 của Chương Hành Chánh tạo thành.
CHƯƠNG TÒA ĐẠO.
Có 01 điều: điều 15.
Lấy điều 15 của Chương Hành Chánh tạo thành.
Sau đó đến điều 16 & 17 là hết Chương Hành Chánh. Đạo Luật chấm hết ở Chương Tòa Đạo (Điều 15).
2.2/- Ý Chí khi lập Đạo Luật Mậu Dần, 1938.
Như vậy chứng tỏ Hành Chánh cầm quyền điều hợp (tổng thể); Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo cầm quyền điều hành (bộ phận). Các cơ quan Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo cực kỳ quan trọng được xem như ba trụ trong tứ trụ của Chánh Trị Đạo nhưng phải chịu sự điều động của Hành Chánh. Vì các điều để lập nên 03 cơ quan nầy điều thuộc về chương Hành Chánh.
Phước Thiện phải chịu sự điều động của Hánh Chánh Đạo. Hiền Tài Ban Thế Đạo hay văn phòng Ban Thế Đạo các nơi cũng đều phải chịu sự điều động của hành chánh tôn giáo địa phương. Đại Đạo Thanh Niên Hội cũng phải chịu sự điều động của Hành Chánh tôn giáo địa phương. Đó là một phần trong triết lý QUỐC ĐẠO.
Dùng ngôn ngữ quân sự để diễn đạt thì Hành Chánh như Bộ Quốc Phòng còn Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo như các binh chủng.
Xin mời xem bảng tóm lược:
3/- Văn phong trong trích đoạn.
Trích đoạn trong bài viết có một số thay đổi như sau:
-/ Mỗi Văn Phòng của Đầu Tỉnh Đạo phải có một vị Giáo Hữu làm Đầu Phòng. Sau Hội Thánh Cao Đài đổi Đầu Tỉnh Đạo thành Khâm Trấn Đạo (gồm nhiều Châu Đạo, như cấp vùng trong quân sự), do một vị Giáo Sư trấn nhậm.
-/ Mỗi Văn Phòng của Đầu Họ Đạo phải có một vị Lễ Sanh làm Đầu Phòng. Sau Hội Thánh Cao Đài đổi Đầu Họ Đạo thành Khâm Châu Đạo (là một tỉnh theo ranh giới hành chánh quốc gia) do một vị Giáo Hữu đảm nhận.
-/ Mỗi Văn Phòng Đầu Quận Đạo phải có một vị Chánh Trị Sự làm Đầu Phòng. Sau Hội Thánh Cao Đài đổi Đầu Quận Đạo thành Đầu Tộc Đạo (là một quận theo ranh giới hành chánh quốc gia) do một vị Lễ Sanh làm Đầu Tộc. Tộc Đạo là đơn vị chọn nhân sự về dự Đại Hội Nhơn Sanh.
-/ Đầu Phòng Văn chịu trách công văn đến và đi, soạn thảo văn bản theo yêu cầu của Khâm Trấn, Khâm Châu hay Đầu Tộc. Đầu Phòng Văn chỉ huy các vị Thư ký trong văn phòng.
-/ Nếu như một ai còn đương quyền Đời mà muốn vào hàng phẩm Chức Việc, thì phải từ bỏ quyền Đời đặng để trọn tâm lo tròn trách nhậm Đạo. Chức việc bao gồm 3 phẩm Thông Sự, Phó Trị Sự và Chánh Trị Sự. Chánh Trị Sự là Đầu Hương Đạo coi về chánh trị và luật lệ trong một xã, Phó Trị Sự coi về giáo hóa (chánh trị) trong một ấp, Thông Sự coi về luật lệ trong một ấp. Như vậy trong một xã có bao nhiêu ấp thì có bấy nhiêu Thông Sự và Phó Trị Sự để giúp cho Chánh Trị Sự. Bàn Trị Sự là một Chánh Trị Sự, một Phó Trị Sự và một Thông Sự. Từ Trấn Đạo đến Hương Đạo là 4 cấp hành chánh tôn giáo ở địa phương. Hệ thống Hành Chánh Đạo Nam và Nữ song song nhau. Nam lo bên Nam Nữ lo bên Nữ, khi khiếm khuyết thì hỗ trợ nhau.
Chữ đương quyền đời là các viên chức trong bộ máy quốc gia dù là hành pháp, tư pháp hay lập pháp đều không được, kể cả các đảng phái chính trị cũng không được. Đây là qui định mà chi phái 1997 không sao thi hành được vì cả hệ thống của chi phái 1997 luôn luôn đi đôi với Mặt Trận Tổ Quốc hay Nghị Viên các cấp hành chánh. Ông Nguyễn Thành Tám là Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương là một ví dụ.
4/- Sách của Hiền Tài trái nghịch với sách của Hội Thánh.
Hoa Kỳ là xứ có tự do tôn giáo, nhưng chính người đạo không tin vào kinh sách của Hội Thánh Cao Đài kiểm duyệt và ban hành mà tin vào sách của một số Hiền Tài chưa qua sự kiểm duyệt của Hội Thánh. Nhà nước Việt Nam và chi phái 1997 cũng khuyến khích tham khảo, thi hành theo sách chưa có sự kiểm duyệt của Hội Thánh Cao Đài và người Đạo Cao Đài tự do mắc bẩy của tà quyền.
Thánh Thất Tộc Đạo là cấp hành chánh quan trọng nên Hội Thánh dạy cách tổ chức trong Đạo Luật Mậu Dần (1938), trong Hạnh Đường Lễ Sanh, Huấn Lịnh 09 … nhưng các vị có chức quyền không theo Hội Thánh mà tin vào sách của hiền huynh Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng mới tạo ra sự bất hòa giữa Hành Chánh và Phước Thiện. Nói có sách, mách có chứng xin mời xem bảng tóm lược và đối chiếu sau.
4.1/- Sơ đồ tóm lược tổ chức Thánh Thất Tộc Đạo.
4.2/- Đối chiếu Hạnh Đường Lễ Sanh (1973) với sách Bước Đầu Học đạo của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng.
Thứ nhất: Lễ Vụ theo Hội Thánh dạy: quán xuyến mọi nghi lễ tứ thời, đàn lệ, sớ điệp, quả phẩm nhang đèn nơi Thánh Thất.
Hiền huynh Hiền Tài viết: Lễ Vụ coi về Ban nhạc. Ban Đồng Nhi. Ban Lễ Sĩ. Ban Kiểm Đàn.
Nhận xét: Ban Nhạc, Lễ và Đồng Nhi không chỉ hành đạo nơi Thánh Thất mà còn có công quả nơi có tang tế sự và thuộc về Phước Thiện. Hiền huynh Hiền Tài viết sai về phạm vi hành đạo và cơ quan quản lý nhân sự.
Thứ hai: Sơ đồ Thánh Thất Tộc Đạo của Hiền huynh Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng hoàn toàn sai với Đạo Luật Mậu Dần (1938), sai với Huấn Lịnh 09 (1955), sai với Hạnh Đường Lễ Sanh. Không có Phước Thiện, không có Phổ Tế … trơ trọi có Đầu Phòng Văn và Ban Tứ Vụ. Do Vậy mà Phước Thiện căn cứ vào đó để tách rời với Hành Chánh, không chịu sự kiểm soát của Hành Chánh để dễ bề tự tung, tự tác và thao túng tài chánh …
5/- Kết luận: Đạo dạy theo đạo chứ không theo người, theo đạo là theo các công văn hành chánh, kinh sách, luật pháp của Hội Thánh ban hành; theo người là theo sách của ông A, bà B không có sự kiểm duyệt của Hội Thánh. Họi Thánh Cao Đài bị cốt năm 1983 nên các vị viết sách tràn lan và sách nào cũng đề đại tự: ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ ở bìa sách để lừa gạt chúng sanh. Các vị đó đã vi phạm Chương Trình Hiến Pháp năm 1928 tại điều 22:
Ðiều thứ 22: -Nghiêm cấm trong Ðạo không ai đặng lấy danh Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân… hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
Đức Lý Giáo Tông dạy: Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền, hành đạo mà không theo pháp luật đạo nên hậu quả là làm mất bản sắc trong lành của đạo.
Bài 2: Vấn đề chi phái.