Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đấu tranh bất bạo động: thất thủ BOT là tất yếu

Kỳ Lâm (VNTB) Nó cũng đồng thời là cái tát mạnh tay vào ông Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật, người đã mạnh miệng tuyên bố: Không dời trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang), cũng không giảm phí!
Sau khi lãnh đạo Bộ GTVT lên tiếng kiên quyết về việc không di dời trạm BOT cũng như giảm mức phí, BOT Cai Lậy đã bị “thất thủ” liền ngay sau đó.


Nó cho thấy, độ liều của các quan chức đang bị suy yếu thực sự dưới sự nhận thức của người dân nói chung và cánh tài xế nói riêng. Theo đó, trạm BOT hút máu mang tên Cai Lậy với nhóm lợi ích kết tinh tận trung ương đã và đang là nơi mà những người lái xe muốn chấm dứt (Chủ đầu tư là Công ty tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái với 65% cổ phần, có dính dáng trực tiếp đến một nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, nguyên bí thư Trung ương Đảng, ĐBQH khóa XII).

Bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng tiền lẻ với số lượng lớn từ 200 đồng cho đến 5.000 đồng, làm ướt tiền, thậm chí là ngắt máy xe để “xả nóng” tại trạm phí, kéo dài thời gian đưa tiền lẻ thanh toán, chở phụ phẩm cá với mùi hôi thối… Tất cả đã cho thấy đây là một phương pháp đấu tranh thực sự hiệu quả. Thậm chí trên group Bạn Hữu Đường Xa, còn lên kế hoạch huy động xe qua trạm để “quyết chiến 1 lần” nhằm chấm dứt sự phi lý của BOT Cai Lậy

Nó lột trần cái gọi là “một vài tài xế phản ứng” của chính quyền và các cơ quan liên quan, nó cho thấy sự tức giận của người dân với việc làm đường tránh 12km nhưng lại cấp phép thu phí dù không đi qua đường tránh. Nó cũng bóc dở tính siêu lợi nhuận đầy phi lý của thuế qua BOT, khi chỉ chưa đầy 1 năm đã có thể thu lãi vượt quá số tiền đầu tư đường.

Nó cũng đồng thời là cái tát mạnh tay vào ông Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật, người đã mạnh miệng tuyên bố: Không dời trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang), cũng không giảm phí!

Chính quyền có mạnh tay trong sự vụ này không?

Chắc chắn có, và trong phản ứng có liên quan, một lãnh đạo thuộc phía đầu tư BOT Cai Lậy đã có lời nhắn đe dọa khi cho rằng: “Ban lãnh đạo chúng tôi kêu gọi bà con, cũng như anh em tài xế, các doanh nghiệp, không nên nghe lời của một số đối tượng xấu kích động gây rối trật từ ATGT tại BOT Cai Lậy”.

Tuy nhiên, “sự đe dọa” nêu trên dường như không hiệu quả, và việc mạnh nhất có thể được tiến hành là thông qua phương thức “xả trạm” và buộc phải chấm dứt việc thu phí ở trạm BOT Cai Lậy. Nếu không, trạm BOT Cai Lậy sẽ tiếp tục xả trạm theo đúng quy trình (theo nguyên tắc dồn ứ 1km sẽ xả trạm), gây tiếng vang trong cộng động và tiếp tục khiến các IQ cao (nhưng tham nhũng) phải đau đầu. 
Lãnh đạo công ty đầu tư BOT Cai Lậy đang tuyên truyền kiêm đe dọa
Rõ ràng, phương thức đấu tranh qua “tiền lẻ”, vừa không vi phạm pháp luật, vừa đảm bảo tính hiệu quả về mặt đấu tranh chống sự tiêu cực, nhũng nhiễu, bất công của chính quyền với giới đầu tư. Do đó, kết quả nó sẽ hoàn toàn khác so với vụ Đồng Tâm hay Tiên Lãng,… Do đó, nếu trung ương (mà chủ chốt nhất là Bộ GTVT) vẫn cách thức làm việc xoa dịu dư luận như hiện nay (bằng cách đưa người về, ghi nhận ý kiến rồi bỏ mặc) thì chắc chắn, Cai Lậy sẽ tiếp tục bị vỡ trạm trong thời gian tới với tần suất dày đặc hơn. Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống phát triển xã hội – kinh tế của địa phương (nơi tuyến đường đi qua) cũng như làm cho ý nghĩa của việc xây dựng tuyến đường tránh trở nên kệch cỡm.

Một Facebooker Huy Đoàn sau khi đọc tin “Bộ GTVT” tiếp tục khẳng định BOT Cai Lậy được phép thu phí đã lên tiếng về 12 điểm, theo đó có một số điểm đáng chú ý như:vùng qua Cai Lậy chưa bao giờ là điểm nóng kẹt xe, chưa kể có 2 tuyến huyện lộ có thể đáp ứng giải phóng xe trong trường hợp kẹt xe (nếu có) tại sao không tận dụng?; hai là với gần 400 tỷ là gia cố tăng cường mặt đường cho 26,5km QL1 và sửa chữa 14 cây cầu, thì bản báo giá được duyệt thông qua ở đâu?; thứ ba là theo người dân vùng quanh phản ánh trước khi cải tạo 26,5km và sửa chữa 14 cây cầu này vấn đề lưu thông vẫn bình thường, tại sao phải lôi ra sửa chữa, gia cố để đánh thẳng vào túi tiền người dân?; thứ tư là dự án đấu nối và kéo dài cao tốc Trung Lương đã được duyệt và thông qua, tại sao còn cố tình thi công cái dự án đường tránh này?; thứ năm là thông tư mới nhất của Bộ GTVT yêu cầu về lắp đặt bảng điện tử công khai các thu chi và thời gian thu phí sao chưa lắp vẫn được phép thu phí?,…

Tinh thần đấu tranh của cánh tài xế với BOT Cai Lậy

Rõ ràng, nhận thức của người dân tăng lên, họ hiểu hơn quyền được giám sát của công dân đối với các hành vi của Nhà nước. Quan trọng hơn, ngay trong 12 điểm được nêu thì làm nổi bật nguyên tắc “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” và việc chống trạm BOT Cai Lậy lần này và chứng tỏ rằng, phương thức đấu tranh này hoàn toàn thực tiễn và hiệu quả khi và chỉ khi người dân nhận thức đầy đủ về quyền và tính thủ đoạn của chính quyền. Và phương pháp dựa trên các hoàn cảnh thực tế, chứ không phải là những bài học khuôn phép được truyền từ bên ngoài vào.Điều này cho thấy rõ nét rằng, không gian dân sự bằng một cách tự nhiên đang hòa nhập vào đời sống người dân, và tín hiệu từ sự phản ứng BOT Cai Lậy dù nhỏ nhưng sẽ có sức lan tỏa rất lớn trong sự đoàn kết, gia tăng nhận thức, và điều hành một cách thức đấu tranh có hiệu quả, mang tính tổ chức lớn chứ không còn là một sự tự phát bất chợt.

Ảnh người dân chuẩn bị tiền lẻ để “chiến đấu” cho quyền lợi của mình
“Luật rừng” hay “Luật là bố” trong một xã hội với những biến thể lợi ích như hiện nay cần được đánh giá đầy đủ hơn qua BOT Cai Lậy, và chính quyền cần nhìn vào BOT Cai Lậy để hiểu nên ứng xử (bóc lột) sao cho phù hợp với dân trí hiện nay, bởi đây không còn là thời kỳ muốn ăn bao nhiêu thì ăn.

BOT Cai Lậy siêu lợi nhuận đến mức nào?

Theo tính toán sơ lược của nhiều người dùng mạng xã hội thì với tính toán của UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, trong năm 2017 mỗi ngày có khoảng 23,000 lượt xe chịu phí qua BOT Cai Lậy với tỷ lệ như sau: 47% là xe dưới 12 ghế, trọng tải dưới 2 tấn & xe vận tải hành khách công cộng với mức thu 35.000 đồng/ lượt; 13% xe 12-30 ghế, tải 2-4 tấn với 50.000 đồng/lượt; 29% xe 31 ghế trở lên, tải 4-10 tấn với 60.000 đồng/ lượt; 8% xe từ 10-18 tấn, xe conterner 20 feet với 100.000 đồng/ lượt; 3% xe từ 18 tấn trở lên, conterner 40 feet với 180.000 đồng/lượt. Nếu căn cứ vào con số báo cáo của chủ đầu tư thì BOT mỗi ngày thu được 2 tỷ đồng (77 tháng, tổng thu sẽ là 2 ngàn 772 tỷ đồng); nhưng với con số mà CSGT cung cấp là doanh thu phải ở mức 2 tỷ 700 triệu đồng/ngày (tương đương 77 tháng là 6 ngàn 237 tỷ đồng).

Tin bài liên quan:

VNTB – Từ đàn áp “biểu tình” đến giữ chức Bí thư Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh

Phan Thanh Hung

VNTB – Tấn công bạo lực nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh: hiệp sĩ, côn đồ, hay công cụ an ninh?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tiền lẻ B.O.T: Bài học lớn cho hoạt động xã hội dân sự

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo