Việt Nam Thời Báo

VNTB – Giai cấp hay Quyền lợi: cái nào đang nhạt phai?

Tôn Trọng Dân (VNTB) – Một góc nhìn cơ bản: “cuộc cách mạng nhân dân đã bị phản bội và đại chúng tham gia cuộc cách mạng đó đã bị phản bội.” và Một cách mô tả khái quát: “Trong nước, chỉ có một giai cấp được hưởng tự do và toàn quyền thâu tóm các quyền lợi, đó là tầng lớp các quan chức CS. Bản thân họ và gia đình họ nghiễm nhiên trở thành những nhà tư bản đỏ, những tỷ phú, những địa chủ cường hào như thời xưa[1].

Một góc mô tả cận cảnh hơn: “Nhiều đảng viên khác khi về hưu thì giấu biệt thẻ đảng để không phải tham gia sinh hoạt đảng (…) cộng với những thông tin mạng nhiều chiều về cán bộ đảng thoái hóa biến chât, cộng với những phát ngôn thiếu cẩn trọng của lãnh đạo đảng…, những điều đó làm cho tuổi trẻ không có hứng thú gì, không có động cơ, không tha thiết gì về việc gia nhập đảng cộng sản[2].

Một góc nhìn hiện thực khác: “Từ thực tế này tôi cho rằng hiện nay giai cấp ‘vô sản’ không hề lãnh đạo ở Việt Nam, vì các quan chức lãnh đạo đều ‘hữu sản’, người ‘vô sản’ như tôi không thể ‘lãnh đạo’ ai ngoài bản thân mình. Ở Việt Nam hiện nay, công nhân không phải là lãnh đạo, nông dân cũng không phải là lãnh đạo[3].

Liệu có phải 3 góc nhìn trên là từ…phía người Cộng sản ? hay là từ người chống Cộng ? hay là từ người bị Cộng sản phản bội ? Thực trạng là 3 trong 1, hay cả 3, hay, còn gì khác nữa ?

Cuộc cách mạng nhân dân đã bị phản bội và đại chúng tham gia cuộc cách mạng đó đã bị phản bội? Ảnh: deviantart
Ở các nước phát triển hiện nay, ngay cả nông thôn cũng đã đô thị hóa: nông dân Mỹ làm việc hoàn toàn như công nhân. Ở một số làng Hàn Quốc, nông dân sống trong các căn hộ chung cư rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Điều này không lạ với người Việt tại hải ngoại và người Việt “quốc nội” có cơ hội công tác, học tập tại các nước trên thế giới.

Ngay tại Việt Nam “lầm than” hiện nay, tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng, đáng buồn (cho cả người Cộng sản, lẫn Quý vị chống cộng) là: có thể thấy số “vùng sâu vùng xa” thiếu điện thiếu nước đang teo tóp lại, không còn nhiều tỉnh có vùng nông thôn không biết đến và không sở hữu nổi chiếc máy lạnh, chiếc tủ lạnh. Vậy, tại sao người chống Cộng sẽ buồn ? – Vì rằng, sẽ không có nhiều đám đông lầm than để thét lên “chúng tôi muốn sống” và vào rừng kháng chiến, hoặc, chí ít đổ xuống đường rầm rầm phẫn nộ theo lòng mong mỏi của Quý vị. Rõ là vậy. Thế còn, tại sao người Cộng sản sẽ buồn thay vì ‘tự hào’ ? – vì, đó là minh chứng cho thấy, ranh giới vô hình giữa các giai cấp đang mờ nhoà đi, thay vào là khoảng cách giữa chủ và người làm thuê, giữa người sử dụng lao động/người thuê (employer) và người lao động/người làm thuê(employee) đang ngày càng rõ dần lên.


Bài toán muôn đời chưa giải được của CN tư bản lại hiện lên trước mắt Quý vị cs. Muốn giải nó, Quý vị Cộng sản phải áp dụng giải pháp như mọi nước văn minh trên thế giới đang áp dụng, mà thôi. Không theo cách mà mọi người đang làm ? – Quý vị có cách nào hay hơn để san phẳng khoảng cách đó mà không cần một Xã hội Công dân ? Vấn đề “giai cấp”, vì vậy, không còn là chiếc mặt nạ nhung vừa vặn.khớp với mặt người để Quý vị Cộng sản đeo vào nhân danh-mị-mạo nữa. Quý vị chống Cộng cũng khó thể lôi lầm than ra kêu gọi máu nữa. Thực trạng sờ sờ. Tranh biện gì nữa.

Liên kết với nhau để vùng lên chống áp bức – không phải là một cái tội, mà vấn đề là Liên kết đó tạo ra cái gì, ảnh hưởng đến các sự khác thế nào. Đế quốc liên kết thì đương nhiên người nghèo phải liên kết chống lại chứ sao ? có gì ‘tội’ gì ở chỗ này ? xấu xa ghê ác gì ở chỗ này ? lúc đó còn là lý tưởng cao đẹp. Nhưng rồi, sự liên kết ấy bị lợi dụng, bị nhân danh, và bị mạo danh. Vì mạo danhnên buộc phải mị dân. Đấy mới là tội lỗi khốn cùng nhất.

Từng coi quyền lợi dân tộc và đất nước cao hơn sinh mệnh của mình và đồng chí mình, chính nhờ vậy, đảng Cộng sản đã cùng với nhân dân làm nên thắng lợi cho dân tộc. Sau đó, xốc nách.xoa đầu và mang dân tộc liên tiếp vượt qua bao trở ngại chất chồng do chính đảng này loay hoay tạo dựng nên. 40 năm, nhìn toàn cục (ai cũng thấy trừ kẻ có vấn đề về thị giác và thần kinh), đảng dần dà lại coi sinh mệnh và vai trò của mình, của đồng chí mìnhquan trọng hơn cả sự phát triển của đất nước, hơn cả cuộc sống của nhân dân, hơn cả sự bần cùng và tụt hậu của thế hệ tiếp nối thế hệ.

Tại sao đảng Cộng sản vĩ đại lại đứng trước một hậu quả bất lường như thế?

Giản dị, ngắn gọn, đó là “nhờ”: vai trò của những người có trách nhiệm chủ chốt tại các “xúc tu” cuối cùng: những end-makers, nơi tiếp xúc với những end-users [4]. Những kẻ-thừa-sai-chính-sách-cuối-cùng  này càng về sau lại càng là những người ‘ít học’, nền thấp.nóc cơi.trần ngắn, được “vỗ béo não” định kỳ nhưng lại ít chịu tự tôi luyện-tu thân, biến dần thành những người thô sơ đơn giản. Những người đó có trách nhiệm lớn, nhưng lại vẫn mang đủ trong mình căn cốt sân.si của thường dân kẻ chợ-chủ nhân của chính họ. Cả hai: như tay trong tay, nhưng, hoán vị trí cho nhau đã 30 năm rồi. Loại “xúc tu” này, vừa thiển lậu cảm xúc, vừa cạn kiệt ước mơ, vừa bần hàn suy tưởng. Éo le rằng, cùng lúc, mắm và đá ném chỉ vào chiếc vỏ giáp xác và “tầng cao trí tuệ” của chế độ Cộng sản vốn đã thối nát từ hàng chục thập niên về trước, trong khi các “xúc tu” khua khoắng bên dưới .. chẳng hề hấn gì, thậm chí chúng còn hăng tiết, hùng cường, lừng lững nhi nhiên tiến tới theo hệ thảo chương lập sẵn, dù lỗi.

Kẻ chợ ồn ã, trầm trồ, xuýt xoa chỉ trỏ ngắm nhìn. Xong. Ai về nhà nấy. Đó là trò vui ngoài phố, không liên quan đến họ. Họ, không có lỗi. Lỗi là ở những nguồn muốn Cung, dù Cầu đã thấy rõ. Thậm chí, quá rõ.

Họ, một số không nhỏ đảng viên và những người tự mệnh Cộng sản ở các tổ chức “ngoại vi” (hiệp hội, đoàn thể) của chế độ đã “chung tay” làm cho cả đảng rơi vào trạng thái tê bại. Tư duy hiểu biết của một “đảng trăm tay nghìn mắt[5] ngày càng chia phôi, bệ rạc và rời xa cuộc sống. Và do đó, tất yếu, càng xa dân. Xa dân mà lại cai trị dân thì ngày càng đối lập với dân. Lập luận này không biện chứng chăng?

Tôi thừa nhận, đảng Cộng sản vẫn sáng chói trên chính trường Việt Nam. Công nhận, thực sự sáng chói. Không hề có chút mưa sa nào trên màu cờ đỏcả [6] Ai bảo ảm đạm thế ? Nhưng, cái sáng chói mà tôi đang thấy ấy chính là ánh hồi quang của đảng thay vì vầng hào quang năm xưa; đang thấy đảng ngoan cố chứ không còn là ngoan cường, và đảng đang cố kếtchứ không còn là đoàn kết như Hồ Chí Minh-người bạn vong niên.hậu bối, đồng chí một thời của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, hằng mong muốn.
* Bài “Giai cấp hay Quyền lợi: cái nào đang nhạt phai?” được VNTB trích đăng từ chỉnh thể loạt bài gồm 8 phần: “Net-People” & HẤP LỰC của tác giả Tôn Trọng Dân gửi đến báo”

Chú thích:


[1] Xem Nguyễn Minh Cần Chuyện dài ra Đảng và đa đảng (Bài 1) | Dân Luận

[2] Xem Ý KIẾN CHÂN THÀNH CỦA MỘT LƯƠNG DÂN của Trần Kỳ Trung, 29/03/2015 

[4] Xin thứ lỗi khi tác giả buộc phải dùng những khái niệm ngoại nhập, vì, người dùng cuối (end-user) chưa hề trở thành một khái niệm được dùng phổ cập cho tư cách công dân, khi mà nhân dân vẫn còn là một ý thức sừng sững bị lạm dụng, và, vì vậy, end-maker vẫn là một đối tượng mới mẻ chưa được định danh trong xã hội Việt hiện hành. 

[5] “Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt/Đảng ta đây, xương sắt da đồng/Đảng ta, muôn vạn công nông”, trích từ bài thơ ‘Ba mươi năm đời ta có Đảng’ của Tố Hữu 

[6] Ý của câu thơ “Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ” trích từ bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần

Tin bài liên quan:

VNTB – ‘Dân chủ’ có định hướng ‘NAM/BẮC’

Phan Thanh Hung

VNTB – Từ BOOMERANG đến RUBIK: cách Đời thực ‘đón chào’ rác rưởi

Phan Thanh Hung

VNTB – Giản dị là đồng bào giữa những Nhân Dân

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.