Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hòa bình ở châu Âu phụ thuộc vào chủ nghĩa quốc tế, không chỉ chủ nghĩa châu Âu

Khánh An dịch

(VNTB) – Tuần trước, chúng ta đã kỷ niệm 75 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II và kỷ niệm 70 năm Tuyên bố Schuman [1]. Hai sự kiện này là những cột mốc quan trọng trong lịch sử thiết lập trật tự dân chủ tự do quốc tế tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta đang đánh mất những gì chúng ta đã đạt được.

 

Chúng ta thường quên rằng trước chiến tranh, dân chủ là một ngoại lệ đối với sự cai trị. Ở điểm thấp nhất trong cuộc chiến tranh, có ít hơn hai mươi quốc gia dân chủ trên thế giới. Tuy nhiên, một số ít quốc gia Tây Âu đã đứng vững sau niềm tin của họ vào tự do – những quốc gia này sẽ tiếp tục giải phóng các quốc gia còn lại. Sự kết thúc của chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu đã tạo ra nhiều quốc gia tự do hơn. Ngày nay, dân chủ đã trở thành lực lượng thống trị ở châu Âu và trên thế giới.


Điều này là có thể bởi vì các nước phương Tây đang kiên quyết hỗ trợ hệ thống của mình. Bởi vì dân chủ và pháp quyền truyền cảm hứng cho lòng tin. Chúng ta sống trong một xã hội nơi giới cầm quyền tin tưởng nhân dân, và người dân có thể tin tưởng vào giới tinh hoa để đưa ra quyết định đúng đắn và giải thích cho họ tại sao những quyết định này phải được đưa ra.

Ronald Reagan (Tổng thống Hoa Kỳ) và Margaret Thatcher (Thủ tướng Anh) đều thành công trong việc trở thành những nhà lãnh đạo trong thế giới tự do vì họ truyền cảm hứng cho lòng tin tưởng của mọi người trong và ngoài nước. Họ hiểu sự cần thiết của việc phải tin tưởng và giải thích cho mọi người trong quá trình hành động. Họ không ngại nhắc nhở người dân rằng hệ thống thị trường tự do và dân chủ mà người dân đang sống đáng được bảo vệ và nên được bảo vệ.

 

Hôm nay, các chính trị gia của chúng ta đã (gần như) lúng túng khi nói về lợi ích mà hệ thống đó mang lại, hệ thống mà chúng ta đã nỗ lực chiến đấu để thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ II và sau đó thậm chí còn chiến đấu khó khăn hơn để bảo vệ hệ thống đó trong Chiến tranh Lạnh. Thay vào đó, (các chính trị gia) sẵn sàng nhượng bộ những người tích cực tìm cách phá hoại hệ thống của chúng ta.

 

Sự phụ thuộc quá mức của chúng ta vào khí đốt của Nga có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ các đồng minh ở Ukraine và Georgia. Sự phụ thuộc quá mức của chúng ta vào sản xuất giá rẻ ở Trung Quốc có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ Hồng Kông, Đài Loan và Uyghurs (người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ).

 

Bằng cách này, chúng ta đã từ bỏ nguyên tắc. Ukraine và Georgia đang đấu tranh cho các quốc gia độc lập và tự do và dân chủ. Hồng Kông đang đấu tranh cho thượng tôn pháp luật và độc lập tư pháp. Đài Loan đấu tranh để bảo vệ sự tồn tại của mình như một quốc gia dân chủ. Người Uyghur đang đấu tranh để bảo vệ văn hóa và quyền thờ phượng của họ. Như Tổng thống Reagan đã nói trước Nghị viện châu Âu nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng của EU: “nhân nhượng và yếu đuối đã thúc đẩy sự xâm lược”.

 

Cha ông của chúng ta, những người đã tạo ra NATO, Liên Hợp Quốc và Cộng đồng Châu Âu, những người để duy trì hòa bình và tự do thế giới sẽ không đứng ngoài cuộc. Họ sẽ làm rõ quan điểm (lập trường) của mình và có hành động để hỗ trợ điều đó. Nếu quân Đồng minh không ủng hộ Kế hoạch Marshall, Đài phát thanh châu Âu tự do và các dự án khác trong Chiến tranh Lạnh, và không ủng hộ các nhà bất đồng chính kiến ​​trong Chiến tranh Lạnh, thì Đông Âu ngày nay vẫn sẽ nằm dưới sự cai trị của chế độ vua tập thể, (chế độ) tước đoạt (tự do) cá nhân.

 

Tương tự, nếu những người ở châu Âu chống Hoa Kỳ như ngày nay, phương Tây sẽ không chiến thắng. Bất cứ khi nào Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại ở châu Âu, hoặc một quan chức cao cấp khác ở Brussels chọn đứng về phía đối thủ của chúng ta chống lại Hoa Kỳ, họ sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ của phương Tây để bảo vệ lý tưởng (dân chủ, tự do). Chỉ khi làm việc cùng nhau, chúng ta mới có thể chống lại chủ nghĩa toàn trị.

 

Xét cho cùng, chúng ta là những người thừa kế truyền thống vĩ đại của một thế giới tự do và dân chủ – tự do cá nhân, pháp quyền, chủ quyền quốc gia, tự do báo chí, tự do lương tâm, tin tưởng vào một hệ thống dân chủ mạnh mẽ – và do đó, những điều này nên được bảo vệ bởi Liên minh châu Âu, NATO và các nước phương Tây khác. Họ không nên cố gắng viết lại các giá trị của chúng ta hoặc cố gắng làm hài hoà (giá trị Tây phương với chế độ độc tài, toàn trị – người dịch).

 

Chúng ta phải nhận ra rằng không có giải pháp duy nhất cho các vấn đề toàn cầu – nghĩa là, các giá trị của chúng ta có thể giống nhau nhưng không giống nhau. Giá trị của Pháp khác với giá trị của Đức và giá trị của Đức khác với giá trị của Hoa Kỳ – nhưng điều này không có nghĩa là không có cơ sở chung.

 

Chúng ta cũng phải nhận ra rằng sức mạnh của chúng ta đến từ sự đa dạng của chúng ta và được củng cố bởi các mục tiêu chung của chúng ta. Sự tôn trọng lẫn nhau và sự khác biệt của chúng ta phân biệt chúng ta với những kẻ thù không muốn tôn trọng bất cứ ai. Điều này bao gồm sự tôn trọng của các quốc gia và quyết định của người dân chúng ta.

 

Sai lầm mà Brussels đã tiếp tục mắc phải trong những năm gần đây là chúng ta bất đồng. Họ đã cố gắng áp đặt những gì họ nghĩ là đúng đối với 27 thành viên của mình mà không có tính hợp pháp phổ quát, và họ cũng không nhận ra bất đồng này. Đồng thời, họ chọn thử theo cách riêng của họ và bỏ qua những chia sẻ các giá trị chung.

 

Nếu chúng ta thực sự muốn bảo vệ trật tự quốc tế mà chúng ta đã thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ II và sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ, chúng ta phải tiếp tục hành động cùng nhau như thế giới phương Tây, không chỉ châu Âu. Chúng ta cũng phải nhớ rằng nền dân chủ mà chúng ta muốn bảo vệ chỉ có thể tồn tại với tính chính danh đại chúng.

 

Liên minh của sự quyết tâm, bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên minh Châu Âu và NATO, là cách duy nhất để chúng ta tiếp tục bảo vệ lối sống của mình trước mối đe dọa do chế độ toàn trị ngoại bang do Nga và Trung Quốc gây ra.

*Tác giả: Robert Tyler, Quản lý dự án chính trị của Đảng Bảo thủ và cải cách châu Âu (ECR)

 

Nguồn: https://www.neweurope.eu/article/peace-in-europe-depends-on-internationalism-not-just-europeanism-2/

Chú thích:

[1] Ngày 9 tháng 5 năm 1950, một bài phát biểu nổi tiếng, còn được gọi là “Tuyên bố Schuman”, đã được Ngài Ngoại trưởng Pháp khi đó là Robert Schuman xướng lên, kêu gọi Pháp, Đức và các nước châu Âu khác cùng kết hợp ngành sản xuất than và thép của họ để tạo thành “những nền tảng vững chắc đầu tiên của một Liên bang châu Âu giúp bảo vệ hòa bình”.

Tin bài liên quan:

VNTB – “Nước ta là nước dân chủ.”

Do Van Tien

VNTB – Lãnh đạo “ăn không ngồi rồi” tại Đại hội Đảng 13

Phan Thanh Hung

Bộ trưởng Bộ GDĐT có biết hiệu trưởng hiện nay là những “ông vua con”?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo