VNTB – Hoa Kỳ gửi máy bay, tàu chiến đến Biển Đông, điều gì sẽ xảy ra?

Ngọc Hồi tổng hợp (VNTB) Hoa Kỳ đang xem xét gửi máy bay và tàu chiến để tuần tranh Biển Đông, trước hành động ngày càng thách thức của Trung Quốc trong xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa vùng biển tranh chấp. 
 
Biên Đông – vốn là tuyến đường thương mại toàn cầu, nơi được cho là giàu dầu mỏ, khí đốt, với các quốc gia giáp biển như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei Darussalam, Indonesia, Trung Quốc. 


Năm 1948, Trung Quốc tuyên bố sở hữu hơn 80% Biển Đông, bao gồm cả không gian đất đảo và vùng biển Trường Sa, vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei Darussalam. Theo Luật Biển, đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của họ. Quy định này khiến yêu sách về đường chủ quyền 9 đoạn của Trung Quốc không có giá trị pháp lý quốc tế.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng tham vọng trong yêu cầu chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Năm ngoái, nước này đã kéo một giàn khoan dầu vào sâu đến 120 hải lý tính từ bờ biển của Việt Nam, gây căng thẳng giữa hai nước. Năm nay, Trung Quốc đang tiến hành bồi lấp đất để tạo ra các hòn đảo nhân tạo ở vùng biển chủ quyền của Philippines.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ gửi tàu chiến tới khu vực?

Căng thẳng ở Biển Đông sẽ leo thang mạnh mẽ nếu Mỹ gửi tàu tuần tra khu vực. Philippines cũng đã công bố kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân đối diện với quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.

Tuy nhiên, diễn biến này là không thể tránh khỏi khi các nước đối mặt với hành động ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc. Nếu không phải vì Trung Quốc cố tình xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa và thiếu tôn trọng Tuyên bố ứng xử năm 2002, thì Mỹ cũng không xem xét việc gửi quân đội của mình đến khu vực này.

Năm 2002, 10 nước Đông Nam Á được nhóm lại, cùng với Trung Quốc, đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Phnom Penh, Campuchia. Họ đồng ý rằng các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Bằng việc cải tạo đất trong vùng biển tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận – đặc biệt là những điểm trong DOC, quy định các nước cần kiềm chế và không có những hành động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực.

Nếu Mỹ quyết định gửi tàu chiến và máy bay đến, nó sẽ giúp các quốc gia khác đối trọng quân sự với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, các nước nhỏ thua kém về sức mạnh quân sự so với Trung Quốc.

Tuần tra Mỹ cũng sẽ đảm bảo tự do và an ninh hàng hải qua quần đảo Trường Sa. Khoảng 40% luân chuyển thương mại thế giới đi qua tuyến đường này. Nếu Trung Quốc chiếm các đảo, nước này có thể kiểm soát tuyến đường thương mại quan trọng này. Sự hiện diện của Mỹ có thể ngăn chặn điều đó xảy ra.

Tái lập ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương

Một lý do khác khiến Mỹ tham gia vào tranh chấp Biển Đông là để đảm bảo ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Sức mạnh của Mỹ từ lâu ngự trị ở Đông Nam Á, đặc biệt là kể từ khi diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Indonesia vào những năm 1965-1966. Nhưng với tăng trưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc, đã khiến cho sự ảnh hưởng của Mỹ bị thách thức, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, nơi các nước láng giềng nhỏ và yếu hơn Trung Quốc.

Xét về ảnh hưởng kinh tế, Trung Quốc tiến hành thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), vốn được xem là cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Trong năm 2013, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 8,6 tỉ USD. Mỹ đầu tư khoảng 3,7 tỷ USD và Úc khoảng 2 tỷ USD.

Phụ thuộc Mỹ?

Với kế hoạch của Mỹ, các nước trong khu vực liệu có phụ thuộc vào Mỹ?

Điều đó không đáng lo ngại, nếu việc gửi tàu chiến và máy bay là tạm thời. Việc tạo áp lực có thể khiến Trung Quốc biết cách hành xử hơn.

Indonesia, quốc gia lớn nhất trong ASEAN và là một nước trung lập trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc, có thể đóng một vai trò trong việc thúc đẩy một giải pháp hòa bình.

Bao gồm thúc đẩy các nước hoàn thiện các quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông. Nhưng điều này là không đủ. Vì Bộ luật ứng xử mới có thể có số phận như là Tuyên bố năm 2002. Vì vậy, Indonesia cần khuyến khích tất cả các nước có liên quan đến yêu sách chủ quyền biển Đông nên giải quyết tranh chấp thông qua một tòa án quốc tế bất kỳ như Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), hoặc Tòa án Trọng tài Thường trực ( PCA).

Indonesia cũng nên khuyến khích chấm dứt tất cả các hoạt động xây dựng và chiếm đóng trên các đảo tranh chấp cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Phía Việt Nam: bình tĩnh, thận trọng theo dõi
 
TS Trần Công Trục – nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, chuyên gia về biển Đông trong bài đăng tải trên Tuổi Trẻ đã cho rằng, vùng Biển Đông là vùng biển chung của các nước trong khu vực, không phải của riêng ai.

Do đó, việc Mỹ không thừa nhận cách làm của Trung Quốc, cũng như phản ánh mạnh thông qua động thái có kế hoạch điều tàu chiến, máy bay đến biển Đông la hoàn toàn hiểu được, vì những động thái cải tạo, mở rộng bãi cạn thành đảo, xây dựng đường băng quân sự của Trung Quốc đi ngược lại với quy định của UNCLOS 1982, đe dọa yếu tố tự do hàng hải.

Tuy nhiên, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ VIệt Nam lại lưu ý rằng, việc Mỹ đưa tàu chiến, máy bay vào vùng biển Đông, nếu xâm phạm vào vùng chủ quyền quốc gia thì nó là hành động hoàn toàn sai trái, và sẽ phải bị lên án, bất kể động cơ việc làm của Mỹ ra sao.

“Còn nếu Mỹ đưa máy bay, tàu chiến đi ngang qua vùng đặc quyền kinh tế (vùng biển và vùng trời trên đó rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở) thì không có vấn đề gì,” TS Trần Công Trục cho hay.

Tổng hợp theo Tuổi Trẻ, Theconversation

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)