Việt Nam Thời Báo

VNTB- “Khạc tiền ra cho người dân”: “Trên bảo dưới không nghe”…!

Hàn Giang

(VNTB) – Người dân không thể chờ đợi thêm sự chậm trễ từ cách làm việc của các cấp chính quyền địa phương chủ yếu ở đây là chính quyền cấp xã. Những khẩu hiệu mà người dân đem đến ở cuộc tiếp xúc với những đại diện Chính quyền địa phương có nội dung rất rõ và dứt khoát như: “Khạc tiền ra cho người dân” Trả tiền đền bù cho người dân” “Formosa hãy cút khỏi Việt Nam” hoặc“Ai đã rước Formosa về đầu độc dân Việt”…


Những khẩu hiệu mà người dân đem đến Ủy ban yêu cầu thực hiện việc bồi thường (ảnh: Facebook Nhỏ Bé Thôi)



Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 1880 về việc bồi thường thiệt hại cho những đối tượng bị ảnh hưởng bởi thảm môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh gây ra vào đầu tháng 4/2016, cụ thể là người dân ở 4 tỉnh miền Trung tính từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Song, sự trậm chễ trong việc thực hiện bồi thường cho người dân cũng như một số nơi còn làm khác với Nghị định 1880 khiến người dân không chấp nhận bởi quá nhiều thiệt thòi…
Có địa phương thực hiện khác Nghị định của Thủ tướng ký…

Cứ tưởng thời gian sẽ giúp cho người dân trong vùng thảm họa Formosa Hà Tĩnh sẽ nguôi ngoai phần nào “vết thương”, cố gắng vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống và làm ăn trở lại. Đặc biệt là sau Nghị định 1880 của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 29/9/2016, chính quyền ở các tỉnh phải thực thi và người dân cũng đã hoàn thành việc lập hồ sơ kê khai thiệt hại, chờ đợi nhận bồi thường, sẽ không rầm rộ xuống đường phản đối Formosa Hà Tĩnh gay gắt như những ngày đầu. Song không phải vậy, trong mấy ngày nữa đầu tháng 12 vừa qua, hàng ngàn người dân ở vùng tâm chấn của thảm họa Formosa Hà Tĩnh là thị xã Kỳ Anh đã bày tỏ bức xúc, một lần nữa cầm biểu ngữ xuống đường yêu cầu chính quyền địa phương phải nhanh chóng trao tiền bồi thường của Formosa Hà Tĩnh cho người dân. Người dân không thể chờ đợi thêm sự chậm trễ từ cách làm việc của các cấp chính quyền địa phương chủ yếu ở đây là chính quyền cấp xã. Những khẩu hiệu mà người dân đem đến ở cuộc tiếp xúc với những đại diện Chính quyền địa phương có nội dung rất rõ và dứt khoát như: “Khạc tiền ra cho người dân” Trả tiền đền bù cho người dân” “Formosa hãy cút khỏi Việt Nam” hoặc “Ai đã rước Formosa về đầu độc dân Việt”…

Một người dân ở xã Kỳ Lợi tên Hoàng đã cho Việt Nam Thời Báo biết là xã Kỳ Lợi người dân vẫn chưa nhận được khoản bồi thường nào từ số tiền Formosa Hà Tĩnh bồi thường. Ông Hoàng nói:

Cái quyết định (1880) của Thủ tướng Chính phủ ký đền bù cho người dân thuộc 7 nhóm đối tượng nhưng hiện bây giờ đã làm thủ tục đã lâu rồi mà vẫn chưa có cái gì tiến triển cả. Ở đâu thì tôi không biết nhưng ở ngay trong vùng Kỳ Lợi này thì tôi chưa thấy có gì tiến triển cả.”

Thêm một chia sẻ khác là của ông Sơn, sinh sống ở thị xã Kỳ Anh. Ông Sơn cũng lâm vào tình cảnh tương tự như ông Hoàng. Ông Sơn cho biết, hồ sơ kê khai thiệt hại ông đã nộp cho chính quyền địa phương được mấy tháng nay rồi nhưng đến nay vẫn chưa nhận được khoản bồi thường nào.

Người dân chưa nhận được tiền…Người dân ở đây nộp đơn từ tháng sáu, tháng bảy kìa sau thiệt hại khoảng mấy tháng thì người dân nộp đơn

Tháng 10/2016 vừa qua, Formosa Hà Tĩnh cơ bản đã bàn giao xong khoản tiền 500 triệu USD bồi thường thiệt hại cho người dân cho Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã ra những văn bản chỉ đạo việc tiến hành bồi thường cho người dân gửi về Chính quyền địa phương ở 4 tỉnh miền Trung là các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Song như đã nói trên, một số địa phương không hiểu vì nguyên do gì mà đã tiến hành chậm trễ trong việc thực hiện sự chỉ đạo từ Chính phủ khiến người dân bức xúc.

“Tại sao?” là một câu hỏi mà những người như ông Hoàng đang chờ đợi hồi đáp.

Đối với người dân thì tất cả mọi thủ tục đã làm xong nhưng về phía chính quyền thì họ cứ ì ạch kéo dài vậy thôi chứ chúng tôi không biết lý do gì hết.”- Lời ông Hoàng.

Việc chậm trễ là ở chính quyền chứ không thể nói là do lỗi ở dân như lời khẳng định của ông Hoàng:

Người dân thì đã làm xong hồ sơ nhưng phía chính quyền hôm nay họ thông báo sửa hồ sơ thế này mai họ thông báo sửa hồ sơ thế khác cho nên việc chậm trễ là do ở chính quyền

Nói chung thì phía Formosa đã hoàn thành số tiền bồi thường giao cho Chính phủ Việt Nma rồi nhưng hiện nay dân ở đây chưa nhận khoản bồi thường đó.”- lời của ông Sơn.

Thậm chí theo như Việt Nam Thời Báo tìm hiểu và lắng nghe từ ý kiến của người dân thì còn có một nghịch lý là “trên bảo dưới không nghe”, Nghị định 1880 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành với những nội dung cụ thể thì khi về đến địa phương, chính quyền địa phương ở một số nơi lại thực hiện khác Nghị định 1880, làm theo ý của địa phương. Như chia sẻ của ông Sơn ở dưới đây:

Có. Có một số họ không hồi đáp thư từ nhưng họ trả lời qua thông tin từ địa phương xã. Họ nói chủ trương đền bù của Nhà nước thì nó khác của họ, của Nhà nước bảo khác về dưới đây họ làm với người nhân thì khác nên người dân chưa nhất trí.”

Bị thiệt hại từ thảm họa do Formosa Hà Tĩnh gây ra, cuộc sống của người dân đã vô cùng khó khăn nay sự chậm trễ trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại cho người dân vô hình chung đẩy người dân càng thêm khó khăn chồng chất.

Ông Hoàng chia sẻ vời Việt Nam Thời Báo:

Việc chậm trễ cho đến bây giờ người chúng tôi vẫn đang bị thiệt hại. Đi đánh cá về thì không ai mua, đời sống người dân rất bấp bênh, giá như có tiền đền bù hỗ trợ sớm thì chúng tôi có được đồng vốn để chúng tôi tìm kế sinh nhai, phát sinh nghề nghiệp làm ăn nhưng đã 8 tháng trôi qua mà chúng tôi chưa được cái gì cả...”

Thất nghiệp, đói khổ và học sinh bị ảnh hưởng đến việc học đó là những gì ông Hoàng,ông Sơn chia sẻ với Việt Nam Thời Báo:

Tức là khi Nghị định 1880 đưa ra là đền bù cho tất cả người dân trong vùng bị thiệt hại nhưng mà về đây họ lại phân ra ví dụ như học sinh không được đền bù, trước đây học sinh đi học một buổi còn một buổi mò cua bắt ốc nay phải nghỉ, những lao động làm ở chổ bờ biển, phụ thuộc vào biển cũng không được đền bù nên dân họ không nhất trí.

Ông Sơn chia sẻ tiếp:

Hiện tại người dân có nhiều người phải đi vay mượn để kiếm cái ăn, để có cái tran trải cuộc sống phải đi vay tiền lãi. Họ không có việc làm thì không có thu nhập. Đặc biệt khó khăn nhất là lớp chị em phụ nữ lao động gần bờ giờ không có việc gì làm, không thu nhập

Tin bài liên quan:

VNTB – Hà Nội: Xét xử sơ thẩm Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy vì “phá vòng nô lệ”

Phan Thanh Hung

VNTB- Vì sao biểu tình Thạch Hạ?

Phan Thanh Hung

VNTB- Chồng bị bắt ở Indonesia, vợ ở quê nhà vừa bị kết án tù vừa kêu cứu cho chồng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo