Việt Nam Thời Báo

VNTB – Làm sao ‘chuyển biến’ những người ‘tặc lưỡi theo hoàn cảnh’?

Anh Khoa 

(VNTB) – Nhưng làm thế nào để thay đổi được số lượng của nhóm người ‘tặc lưỡi’? Câu trả lời có thể đến từ nâng cao dân trí, trách nhiệm xã hội từ chính những nhà hoạt động và các tổ chức xã hội dân sự trong chính cái xã hội đó. Và cần một sự bền bỉ, liên tục trong đấu tranh.

Khuôn mặt là bộ phận dễ dàng nắm bắt ‘cảm xúc’ người đối diện, tạo nên ‘cảm tình’, kể cả ‘cảm tình cách mạng’.

Mọi người bị thu hút bởi các bộ phận của giống loài đối diện, và họ cũng bị lôi cuốn bởi một bộ phận, cử chỉ, thái độ,…

Thiện và ác đôi khi được hiểu một cách sơ sài qua khuôn mặt, và theo cách nào đó, khi cái ác chưa chiếm ngự linh hồn, thì con người đó – dù là một sát nhân, vẫn là một người đáng yêu ở chừng mực nào đó.

Rarehistoricalphotos [https://rarehistoricalphotos.com/laughing-at-auschwitz-1942/], trang web chứa đựng những hình ảnh thuộc về lịch sử mới đây đã ấn hành bức ảnh đầy thân thiện của các nhân viên trại diệt chủng thời kỳ Đức Quốc xã.

Theo mô tả, bức ảnh này được chụp trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1944, và chúng cho thấy các sĩ quan và lính canh của Trại tập trung Auschwitz (được Đức Quốc xã dựng tại lãnh thổ Ba Lan) đang thư giãn và tận hưởng, trong lúc vô số người khác ‘chủng tộc’ đã bị sát hại và hỏa thiêu tại trại tử thần gần đó.

Đây là một trong số nhiều bức ảnh miêu tả về nụ cười của các nhân viên trại Đức Quốc xã và được công bố bởi Bảo tàng Diệt chủng Quốc gia Hoa Kỳ tại Washington. Giám đốc bộ sưu tập của bảo tàng, Judith Cohen, cho biết không có bức ảnh nào mô tả bất cứ điều gì đáng kinh tởm về mặt thị giác, nhưng đó chính xác đó lại là những gì làm cho chúng trở nên đáng sợ.

Giải thích về điều này thế nào? Nụ cười của những con ác quỷ? Facebooker Nghiêm Hoa đã có lý khi bình luận về vấn đề này trên facebook cá nhân.

Cô cho rằng: ‘thực ra thứ quái vật lớn nhất trong chúng ta chính là tư duy tuân lệnh và những tặc lưỡi hùa theo hoàn cảnh.’

Quan điểm này có giá trị khi áp dụng đối với các chiến binh đỏ của Campuchia trong thời kỳ diệt chủng chính đồng bào của mình trong thập niên 70-80 thuộc thế kỷ XX, đồng thời cũng giải thích đúng hiện tượng Cách mạng văn hóa và Thiên An Môn tại Trung Quốc.

‘Tư duy tuân lệnh’ là kết quả mỹ mãn của hệ thống tuyên truyền, tẩy não liên tục chiều sâu và sự ban phát quyền lợi. Trong khi ‘tặc lưỡi hùa theo hoàn cảnh’ lại đến từ sự im lặng, thờ ơ đến mức gần như thông đồng với các hành vi của tội ác.

Sâu hơn một chút, nếu ‘tư duy tuân lệnh’ tồn tại ở các nhân viên nhà nước, đặc biệt là nhân viên phục vụ trong lực lượng vũ trang. Đặc điểm của loại tư duy này là gắn kết cộng sinh, quyền lực càng cao thì trung thành càng lớn.

Đồng thời, ‘tặc lưỡi hùa theo hoàn cảnh’ có thể hiểu qua lời nói của nhà hoạt động xã hội Matin Luther King, người từng nói: ‘Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.’

Những kẻ ác nhân trong gương mặt thiên thần cười chỉ tồn tại khi mà xã hội đó tồn tại nhóm người ‘tư duy tuân lệnh’ và nhóm người ‘tặc lưỡi hùa theo hoàn cảnh.’ Và đây là điều kiện cần và đủ để thiết lập nên chế độ độc tài, chuyên chế trên thế giới.

Vậy đâu là những cách để đưa xã hội thoát khỏi chế độ độc tài? Câu trả lời chính là nó phải được giải quyết bởi hai loại người được đề cập ở trên, trong đó chuyển đổi phần lớn những người ‘tặc lưỡi theo hoàn cảnh’ thành thiểu số xã hội là điều kiện tiên quyết nhất.

Hồng Kông là minh chứng rõ nét nhất để chứng minh mệnh đề nêu trên, khi nhóm người ‘tặc lưỡi’ giảm đi, tức là số người nhận thức về quyền tự do – dân chủ tăng lên, thì buộc bộ máy cảnh sát – an ninh Hồng Công phải lùi bước. Chính phủ Hồng Kông đã buộc phải đáp ứng yêu cầu của người biểu tình. Hơn nữa, cuộc bầu cử Quốc hội đã đưa chiến thắng về phía đại diện nhóm dân chủ.

Nếu không có sự thay đổi, tức không chuyển biến nhận thức của ‘nhóm người tặc lưỡi’ theo hoàn cảnh, thì rất có thể, Hồng Kông sẽ trở thành một Thiên An Môn thứ hai, một trại tập trung thứ hai mà Trung Quốc tiến hành. Và nhóm người ‘tư duy tuân lệnh’ sẽ rửa tay bằng máu trước khi trở về với nụ cười thiên thần.

Nhưng làm thế nào để thay đổi được số lượng của nhóm người ‘tặc lưỡi’? Câu trả lời có thể đến từ nâng cao dân trí, trách nhiệm xã hội từ chính những nhà hoạt động và các tổ chức xã hội dân sự trong chính cái xã hội đó. Và cần một sự bền bỉ, liên tục trong đấu tranh.

Tại Saudi Arabia, phụ nữ nước này từng không được lái xe, không được đi du lịch nếu không có người bảo hộ, và luật tục phi nhân quyền này đã được bãi bỏ vào tháng 8/2019. Kết quả này là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của nhóm vận động nhân quyền nước này.

Nhà văn nữ người Mỹ Toni Morrison đã giành được nhiều giải thưởng văn học danh giá, bao gồm giải Pulitzer cho tiểu thuyết năm 1988 từng nói: ‘Chức năng của tự do là giải thoát người khác.’

Tin bài liên quan:

VNTB – Truyện cười: Bức tường biên giới

Phan Thanh Hung

VNTB – Công nhân Việt Nam bị bóc lột tại dự án lốp xe Trung Quốc ở Serbia

Phan Thanh Hung

VNTB – Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Trần Thị Nga

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo