Việt Nam Thời Báo

VNTB – LHQ kêu gọi Việt Nam sửa đổi luật liên quan để bảo vệ tất cả trẻ em

An Thư

(VNTB) – – Yêu cầu Việt Nam đảm bảo rằng tất cả các vụ bạo lực đều được điều tra một cách hiệu quả.

 

GENEVA (29 tháng 9 năm 2022) – Ủy ban Quyền trẻ em của Liên HIệp Quốc(CRC) hôm nay đã đưa ra kết luận về Đức, Kuwait, Bắc Macedonia, Philippines, Nam Sudan, Ukraine, Uzbekistan và Việt Nam sau khi xem xét tám quốc gia thành viên trong phiên họp gần đây nhất [Ngày ngày 12 và 13/9] tại Geneva, Thụy Sĩ.

Các phát hiện bao gồm các mối quan tâm và khuyến nghị chính của Ủy ban về việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em cũng như các khía cạnh tích cực. Các điểm nổi bật chính bao gồm [8 quốc gia kể trên, trong đó có Việt Nam] (1)

Kết luận của Ủy Ban Quyền Trẻ Em của LHQ về Việt Nam như sau:

Trong khi lưu ý việc thông qua luật liên quan về trẻ em và chiến lược về các vấn đề dân tộc 2021-2030, Ủy ban bày tỏ lo ngại về sự chênh lệch dai dẳng trong việc hưởng các quyền của trẻ em trong các hoàn cảnh dễ bị tổn thương.

– Kêu gọi Việt Nam giải quyết sự chênh lệch về khả năng tiếp cận tất cả các dịch vụ công của trẻ em gái, trẻ em khuyết tật, trẻ em LGBT, trẻ em nghèo, trẻ em thuộc các nhóm dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo hoặc bản địa và trẻ em di cư.

– Yêu cầu Việt Nam bảo đảm rằng tất cả trẻ em đều được đăng ký hộ khẩu.

– Nêu quan ngại về mức độ cao của tình trạng bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em, bao gồm cả thông qua tài liệu lạm dụng tình dục trực tuyến [*] và mại dâm, cũng như báo cáo và điều tra thiếu đáng kể về các trường hợp như vậy.

– Kêu gọi Việt Nam sửa đổi luật liên quan để bảo vệ tất cả trẻ em trai và trẻ em gái, bao gồm cả trẻ em từ 16 đến 17 tuổi, khỏi mọi hình thức bạo lực, bao gồm lạm dụng và bóc lột tình dục, buôn bán và tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em.

– Yêu cầu Việt Nam đảm bảo rằng tất cả các vụ bạo lực đều được điều tra một cách hiệu quả.

Trước đó, ngay sau buổi họp, ngày 16/9 trang mạng của bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội của chính phủ Việt Nam đưa bài “LHQ đánh giá cao thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền trẻ em”, trong đó viết :

Bà Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà trưởng đoàn đại diện VN cho biết tại phiên họp thứ 91 này, Ủy ban CRC đã đánh giá rất cao quá trình chuẩn bị nghiêm túc của Việt Nam đối với Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 5 và thứ 6 về tình hình thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Báo cáo trả lời danh mục các nội dung quan tâm của Ủy ban CRC.

Các thành viên Ủy ban CRC đều hoan nghênh thành tựu của Việt Nam, thể hiện qua quá trình xây dựng luật pháp, xây dựng chính sách cũng như các biện pháp thực hiện của Việt Nam trong lĩnh vực quyền trẻ em. Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định: “Có thể nói, đánh giá chung về kết quả báo cáo và các kết quả đạt được lần này của Việt Nam là rất tích cực.” Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam cho biết thêm trong kỳ báo cáo lần này, Ủy ban CRC đánh giá Việt Nam đạt được kết quả toàn diện.(2)

Việt Nam Thời Báo và trang Mạch Sống đã đưa nhiều tin, hình ảnh video trực tuyến và các bài phỏng vấn có liên quan đến các buổi họp. Quý độc giả có thể xem lại qua các links sau:

VNTB – Ủy Ban Quyền Trẻ LHQ quần phái đoàn Việt Nam ráo riết (*)

VNTB – Phỏng vấn đạo diễn, nhà báo Song Chi sau buổi rà soát về Quyền Trẻ Em Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc

https://dvov.org/wp-content/uploads/2022/08/BPSOS-UNCRC-report-on-TABBVT-for-public-release.pdf

https://www.facebook.com/LuThiTuongUyen/videos/491425122804393

https://www.facebook.com/VNAdvocacy

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1851-ho-so-thien-am-ben-bo-vu-tru-ra-truoc-lhq.html

VNTB – Tanya Nguyễn-Đỗ và Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ

________________

Chú thích:

[*]Tài liệu Lạm dụng Tình dục Trẻ em (CSAM) có các định nghĩa pháp lý khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Mức tối thiểu định nghĩa CSAM là hình ảnh hoặc video có một người là trẻ em tham gia, hoặc được mô tả là tham gia, vào hoạt động tình dục khiêu dâm.

 [*]Tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em, hoặc CSAM, được phân phối rộng rãi trên mạng.

[*]Thuật ngữ bóc lột tình dục trẻ em qua môi trường mạng được hiểu là bao gồm tất cả các hành vi mang tính chất khai thác tình dục đối với một trẻ em ở bất kỳ điểm nào có liên quan đến môi trường trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin để bóc lột tình dục hoặc để trẻ bị lột tình dục, hoặc làm những tài liệu, hình ảnh tình dục để mua bán, sở hữu, phân phối và truyền tải trên môi trường mạng.

(1) https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/15/treatybodyexternal/SessionDetails1.aspx?SessionID=2503&Lang=en

(2) http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=232802


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Quyền được đi học

Trương Thế Tử

VNTB – Điều trần và chất vấn Việt Nam về vi phạm Quyền Trẻ Em tại trụ sở Liên Hợp Quốc

Do Van Tien

VNTB – Ủy Ban Quyền Trẻ LHQ quần phái đoàn Việt Nam ráo riết (*)

Do Van Tien

1 comment

Công Tâm 01.10.2022 8:52 at 08:52

Sửa đổi luật không khó, thực thi đúng luật lại không dễ

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.