Việt Nam Thời Báo

VNTB – Liệu Campuchia có thể nói “Không”?

Thạch Lam Trần (VNTB) Campuchia, quốc gia vừa là láng giềng, vừa là anh em của Việt Nam đang gây lo ngại trong người Việt. Với gia tăng bất ổn về mặt phân định biên giới Tây Nam gắn với sự nổi lên ngày càng lớn của Đảng Cứu Quốc, và việc Trung Quốc liên tục viện trợ, bảo trợ quân sự cho nước này nhằm bảo vệ “lợi ích cốt lõi” (chủ quyền lãnh thổ). Campuchia đang trong trò chơi “song phương” với Trung Quốc như thời kỳ Khrme Đỏ hay sự dựa dẫm vào Trung Quốc chỉ là một trong nhiều sự dựa dẫm khác của nước này?

Một bài viết đáng chú ý trên Khmer Times của tác giả James Brooke cho thấy một cái nhìn mới mẻ trong quan điểm quan hệ với các nước lớn của Campuchia. Tác giả cho biết, trong tuần này, chính phủ Campuchia bỏ qua áp lực từ châu Âu và Hoa Kỳ và đã thông qua luật NGO. Trước đó, người Campuchia đã tìm cách qua vùng ranh giới chưa xác định với Việt Nam và đã gây ra va chạm với người dân nước này.


Điều gì đang xảy ra? – James Brooke đặt cho hỏi: Một phần tư thế kỷ trước, hai nhà tư tưởng Nhật Bản đã viết một bài luận có ảnh hưởng: “Nhật Bản có thể nói Không” Họ lập luận rằng, dựa vào sức mạnh kinh tế đang phát triển của Nhật Bản, nước này có thể có một lập trường độc lập hơn từ Hoa Kỳ. 


Liệu Campuchia có được như vậy, một sự tự chủ?

Tác giả dẫn lại sự kiện, một phái đoàn quân sự cấp cao Campuchia đã tiến hành chuyến thăm 5 ngày đến Bắc Kinh, mặc dù phát ngôn viên của cả hai chính phủ cho rằng, đó là chuyến thăm theo “thông lệ”, tuy nhiên, chuyến đi lần này có hai điều nổi bật.


Một là có 24 người trong đoàn. Thứ hai, đó là những người nắm giữ vị trí cao trong Bộ Quốc phòng Campuchia, ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh, đoàn bao gồm các chỉ huy của lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia, Hải quân và Không quân, cũng như chỉ huy của Quân cảnh quốc gia.

“Chuyến đi thực hiện chỉ vài ngày sau khi cuộc đụng độ bạo lực ở khu vực biên giới Campuchia và Việt Nam vào cuối tháng sáukhơi lại mối quan tâm về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,” Prashanth Parameswaran, biên tập viên của The Diplomat, trong một bài viết đăng trên truyền thông Tokyo cho biết.  

Trung Quốc từ lâu thay Việt Nam, là nhà cung cấp, viện trợ quân sự hàng đầu của Campuchia. Trong lĩnh vực này, các cường quốc khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Indonesia, và Malaysia chỉ đóng vai trò thiết bị ngoại vi. 

Điều này, phản ánh liên hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc với quân đội Campuchia, Li Ningya, tùy viên quân sự của Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia, đã giảng  cho 500 giảng viên quân sự Campuchia tại Đại học Quốc phòng về chủ đề: “Chiến lược quân sự của Trung Quốc.”

Trong chuyến thăm  Bắc Kinh của lãnh đạo quân sự Campuchia, hai bên cam kết sẽ “tiếp tục hỗ trợ nhau về các vấn đề chính liên quan đến lợi ích cốt lõi”.

Cụm từ khóa quan trọng là “lẫn nhau”.


Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ Biển Đông với Việt Nam và bốn quốc gia ASEAN khác: Brunei, Indonesia, Malaysia và Philippines. Bên trong ASEAN, Campuchia luôn lập luận rằng những tranh chấp này là vấn đề song phương và không nên được xử lý bởi ASEAN.

Từ quan điểm của Việt Namviệc đứng ra đối chấp với Campuchia ở vùng biên giới cũng có nghĩa là đối chấp với anh trai mới lớn của Campuchia  Trung Quốc.

Sau chuyến thăm Washington của Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể thấy hai liên minh: Campuchia-Trung Quốc phải đối mặt với Việt Nam-Hoa Kỳ.

Sự hình thành mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc – Campuchia cũng đem lại nhiều lo ngại, bài báo cho rằng, một số nhà phân tích cảnh báo, Campuchia phải cẩn trọng khi bị lôi kéo vào mối quan hệ đồng minh.

Trong cuốn sách mới của Ek Madra, một nhà báo kỳ cựu Campuchia cho biết: “Các yếu tố góp phần cuộc nội chiến của Campuchia năm 1950-1980 […] là khi Campuchia chơi độc lập quan hệ với Trung Quốc, Nga, Mỹ, Bắc Việt, Thái Lan”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn, đề cập đến lịch sử gần đây. 

“Do đó, chúng ta đa dạng hóa quan hệ để có thể để tồn tại,” bao gồm Trung Quốc, Mỹ, EU,” ông nói.


” Bởi vì, chúng ta đã học qua lịch sử: Trong hoàn cảnh bị bỏ rơi bởi một đồng minh, thì chúng ta còn có một đồng minh khác để tồn tại.

Tin bài liên quan:

Ngoại trưởng Campuchia nói ‘đất của Việt Nam’?

Phan Thanh Hung

Sáng tạo đầu hàng chỉ đạo

Phan Thanh Hung

Campuchia đồng ý cho 13 người Thượng được nộp đơn xin tỵ nạn

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.