VNTB- Luật về đảng cộng sản Việt Nam

VNTB- Luật về đảng cộng sản Việt Nam

Phú Nhuận

(VNTB) – Các văn bản trong nội bộ đảng, cần thiết ‘nâng cấp’ thành Luật về đảng cộng sản Việt Nam

Ngoài điều lệ đảng, còn có 9 quy định của đảng

Hiện tại có ít nhất 29 văn bản mà mỗi đảng viên đảng cộng sản Việt Nam cần nắm rõ: (1) Điều lệ đảng cộng sản Việt Nam; (2) Quy định 07-QĐi/TW Của Ban Chấp hành Trung ương về việc xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm; (3) Quy định 13-QĐ/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân; (4) Quy định 29-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc quy định thi hành điều lệ Đảng; (5) Quy định 30-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc thi hành Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; (6) Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm;

(7) Quy định 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; (8) Quy định 208-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm chính trị cấp huyện; (9) Quy định 214-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; (10) Quy định 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

Đảng có 8 quyết định và 3 chỉ thị

(1) Quyết định 98-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về luân chuyển cán bộ; (2) Quyết định 99-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; (3) Quyết định 109-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; (4) Quyết định 127-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn;

(5) Quyết định 132-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc quy định kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trên hệ thống chính trị; (6) Quyết định 179-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; (7) Quyết định 202-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện; (8) Quyết định 1195-QĐ/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với đảng viên.

(1) Chỉ thị 27-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; (2) Chỉ thị 28-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương về việc nâng cao chất lượng kết nạp Đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những Đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng; (3) Chỉ thị 39-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật.

Để thực hiện còn có 8 hướng dẫn

(1) Hướng dẫn 01-HD/TW của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Đảng; (2) Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thực hiện một số điều trong Quy định 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm;

(3) Hướng dẫn 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về nghiệp vụ công tác đảng viên; (4) Hướng dẫn18-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc thực hiện Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31-08-2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

(5) Hướng dẫn 21-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; (6) Hướng dẫn 27-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về việc miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với đảng viên;

(7) Hướng dẫn 105-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác lý luận chính trị và thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020; (8) Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW, về việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm.

‘Nâng cấp’ thành luật về đảng cộng sản Việt Nam

Nếu chịu khó bỏ thời gian ra đọc 29 văn bản kể trên sẽ nhận ra có rất nhiều nội dung trùng lắp nhau, được nhắc tới nhắc lui như “chống chạy chức, chạy quyền” – “tự chuyển hóa – tự diễn biến”… Những trùng lắp đó được giải thích bằng những mỹ từ sáo rỗng, kiểu như:

“Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa ban hành văn bản số 02 hướng dẫn quy định 37 của Ban Chấp hành trung ương về những điều đảng viên không được làm. Theo đó, đảng viên không được thâu tóm quyền lực, lấy danh nghĩa tập thể để áp đặt, hợp thức hóa quyết định sai trái của cá nhân. Cơ hội, vụ lợi, thu vén lợi ích cho bản thân, gia đình, cho nhóm lợi ích mà bỏ qua lợi ích dài hạn của tập thể, cộng đồng, đất nước.

Quy định này một lần nữa thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về kiểm soát quyền lực cán bộ như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ”.

Đảng đã “bắt đúng bệnh” của không ít cán bộ, đảng viên đứng đầu các bộ, ngành, địa phương hiện nay. Họ là người nắm quyền lực lớn trong tay, nếu không kiểm soát rất dễ dẫn tới hành vi thâu tóm quyền lực, bị quyền lực tha hóa.

Thực tế nhiều cán bộ, đảng viên khi ngồi vào vị trí trưởng ngành như bí thư, chủ tịch tỉnh, bộ trưởng các bộ đã có biểu hiện lạm dụng chức vụ, cài cắm người nhà, người thân vào bộ máy để thâu tóm quyền lực, làm lợi cho bản thân, gia đình, dòng tộc và nhóm lợi ích sân sau…”.

Vậy thì để hệ thống hóa các văn bản trong nội bộ đảng, cần thiết ‘nâng cấp’ thành Luật về đảng cộng sản Việt Nam để tương thích hơn với điều 4.3 của Hiến pháp: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)