Diễm Thi dịch
(VNTB) – Cùng với Luật an ninh mạng, “Lực lượng 47”, với 10.000 người, được xem như là lực lượng giữ gìn trật tự an toàn trên internet cho chính phủ.
Tăng cường kiểm soát “Đồng Tâm”
Nhà hoạt động nhân quyền, Anh Chí, là một trong số ít các nhà hoạt động thành thạo sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để cung cấp tin tức và phân tích trực tiếp cho người dân Việt Nam. Nhưng những ngày này, do những hạn chế của chính phủ, tiếng nói của họ ngày càng trở lặng tiếng.
Vụ việc chết người ở Đông Tân vào ngày 9 tháng 1 là một ví dụ điển hình.
Theo nhà chức trách, ba sĩ quan công an và cụ trưởng làng Lê Đình Kình, 84 tuổi, đã thiệt mạng sau cuộc đụng độ giữa hai bên.
Vụ tranh chấp đất nông nghiệp gần sân bay quân sự đã gây sốc cả nước.
Kể từ thời điểm đó, Việt Nam đã triển khai đội quân trực tuyến, còn được gọi là Lực lượng 47, để phản đối nội dung trên các mạng xã hội được coi là cách xử lý tình huống không hay của chính quyền.
Nhà chức trách cũng bắt giữ ba người vì các bài đăng liên quan đến tranh chấp Đồng Tâm, trong khi người dùng Facebook bị hạn chế.
“Những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính phủ Việt Nam để kiềm soát cuộc thảo luận về tranh chấp đất đai này là ví dụ mới nhất tuyên bố kiểm soát nội dung trực tuyến của chính phủ Việt Nam”, Nicholas Becklin, giám đốc khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói.
”Hà Nội đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook làm vũ khí để săn lùng những người bày tỏ quan điểm ôn hoà. Đây là một cuộc tấn công không thể chấp nhận được đối với tự do ngôn luận và một nỗ lực rõ ràng để loại bỏ bất đồng chính kiến.”
“Sức mạnh 47”
Ông Nguyễn Chí Tuyến, 46 tuổi, biệt danh Anh Chí biết rất rõ chiến thuật của chính quyền. Ông đã làm video chỉ trích Lực lượng 47 và tỏ vẻ lo ngại về tác động của Luật An ninh mạng.
“Tôi phản đối mạnh mẽ nhiều điều khoản vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt và các quyền cơ bản của con người.”
Các nhà hoạt động vì quyền kỹ thuật số đã cáo buộc Việt Nam cố gắng điều tiết và kiểm duyệt Internet thông qua Luật An ninh mạng, sao chép luật “tường lửa” của Trung Quốc.
Cả Google và Facebook, đều không tuân thủ thủ yêu cầu từ Hà Nội đòi hỏi các công ty này phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam trước ngày 1 tháng 1.
Liên minh Internet châu Á, một nhóm vận động hành lang đại diện cho Facebook và Google, cho rằng Luật An ninh mạng là một bước đi sai hướng cho nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển của Việt Nam.
96 triệu người…
Khi người Việt tìm kiếm thêm thông tin về vụ việc tại Đồng Tâm cách đây một tuần, một số người dùng Facebook cho biết đã nhận được tin nhắn trực tuyến: “Do yêu cầu pháp lý ở nước bạn, chúng tôi đã hạn chế hồ sơ truy cập của bạn trên Facebook.”
Việt Nam có dân số 96 triệu người, và hơn 60 triệu người dùng Facebook.
“Facebook hiện là nguồn tin tức độc lập chính tại Việt Nam”, Trịnh Hữu Long, đồng sáng lập Sáng kiến pháp lý Việt Nam cho biết.
Ông nói thêm: “Chính phủ đã làm việc với Facebook để cố gắng kiểm soát những gì được đăng bởi những người bất đồng chính kiến và những tiếng nói độc lập.”
Các cuộc tìm kiếm về biểu tình ở Hồng Kông cũng bị ảnh hưởng.
“Chính phủ lo lắng rằng một ngày nào đó người dân Việt Nam sẽ tham gia vào các cuộc biểu tình như vậy,” Anh Chí cho biết.
“Không có tự do báo chí”
Bảo Trung, 37 tuổi, đã mở trang báo của riêng mình, [Báo sạch], với năm nhà báo độc lập khác vào năm 2019. Trước đây, cả nhóm từng làm việc cho truyền thông nhà nước.
Bảo Trung nói: “Hầu hết mọi người ở Việt Nam đều có tài khoản Facebook. Bây giờ ai cũng có thể là nhà báo từ điện thoại thông minh.” “Tôi không nghĩ chính phủ có thể kiểm soát tin tức và thông tin trên mạng.”
“Nhà báo nhân dân”
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã bị bắt vào năm ngoái và vẫn đang bị Công an thành phố Hồ Chí Minh điều tra.
Anh Chí dường như không bị đe dọa như vậy. Ông có một tài khoản Facebook 9 năm và gần đây mới chuyển sang YouTube. Tuy nhiên, với mười năm hoạt động trong lĩnh vực hoạt động chính trị, ông tự gọi mình là “nhà báo nhân dân”.
“Lý do tại sao tôi chọn dành thời gian cho YouTube thay vì Facebook là vì người Việt Nam bận làm việc”, ông nói: “Họ có điện thoại thông minh để họ có thể nghe mà không cần phải đọc trong khi làm việc.”
Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam ở cuối bảng chỉ số tự do báo chí thế giới 2019, xếp hạng 176/180 quốc gia.
Anh Chí nói ông sẽ tiếp tục lên tiếng. Ông đã và đang tập trung phản ánh về ông Lê Đình Kình trên kênh YouTube.
“Nếu họ muốn bắt giữ bất kỳ ai trong chúng tôi, họ có thể làm điều đó. Có nhiều điều khoản trong luật hình sự được sử dụng để chống lại chúng tôi.” “Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ quyền của mình. Đây là thách thức và nhiệm vụ của chúng tôi.”