VNTB – Lược thuật phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VNTB – Lược thuật phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Nguyễn Nam lược thuật

 

(VNTB) –  Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất xem xét dự Luật Đất đai, dự Luật Các tổ chức tín dụng trong kỳ họp bất thường

 

Về dự kiến kỳ họp bất thường, sẽ khai mạc vào ngày 15-1 và bế mạc vào sáng ngày 18-1, Quốc hội nghỉ 1 ngày làm việc (ngày 17-1-2024).

14g01 ngày 8-1-2024: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 29.

Chủ tịch Quốc hội cho biết trong 1,5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến đối với các nội dung gồm: ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Xem xét việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét một số nội dung về tài chính, ngân sách gồm: việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung thảo luận.

14g14: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, hiện tại Chính phủ và các bộ, ngành chưa nhận được đề xuất, kiến nghị của các địa phương liên quan đến thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Do vậy, chưa có đầy đủ cơ sở để tổng hợp, đề xuất cơ chế đặc thù, thí điểm xử lý các vấn đề liên quan đến thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ngay tại Hồ sơ trình Quốc hội tại Kỳ họp tháng 01 năm 2024.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng cho rằng, để có đầy đủ cơ sở xây dựng, đề xuất giải pháp khả thi, đảm bảo kỷ luật kỷ cương trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, Chính phủ kiến nghị chưa báo cáo Quốc hội xem xét cơ chế thí điểm xử lý kiến nghị của các địa phương liên quan đến thực hiện các kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước tại Kỳ họp tháng 01-2024.

Sau khi tổng hợp đề xuất, kiến nghị của các địa phương, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về 03 chương trình mục tiêu quốc gia và đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách xử lý các vấn đề vướng mắc trong thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (nếu có) tại Kỳ họp Quốc hội gần nhất.

14g26: Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K’đăm trình bày Báo cáo thẩm tra. Theo đó, do Chính phủ báo cáo chưa nhận được đề xuất của các địa phương nên chưa có cơ sở để tổng hợp, đề xuất cơ chế đặc thù về nội dung kiểm toán. Hội đồng Dân tộc, thống nhất với một số ý kiến tham gia thẩm tra, và đề xuất của Chính phủ, cần tiếp tục rà soát, thận trọng, khi chưa đầy đủ cơ sở thì chưa đề xuất cơ chế, xử lý nội dung này.

14hg47: Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành và gợi ý một số nội dung tập trung thảo luận…

17g22: Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định 4 nội dung tại Kỳ họp bất thường gồm: xem xét, thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); xem xét, thông qua dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); xem xét dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; xem xét quyết định việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Ngày 9-1-2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm “công tác nhân sự”, và đây cũng là nội dung thu hút nhiều nhất của công luận về những ai sẽ phải về ‘làm người tử tế’…


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)