Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Lương Tâm Chính Trị của người Công Giáo” (Kỳ 1)

Trần Xuân Thời 

 

(VNTB) – Trên bình diện quốc gia, chúng ta cảm nghiệm được hưởng nhiều ơn phúc và sức mạnh, bao gồm cả truyền thống tự do tôn giáo và tự do tham gia chính trị. Tuy nhiên, với tư cách của một công dân, chúng ta cũng đương đầu với các thử thách quan trọng về chính trị và luân lý.

 

I- Nhập đề

  1. Trên bình diện quốc gia, chúng ta cảm nghiệm được hưởng nhiều ơn phúc và sức mạnh, bao gồm cả truyền thống tự do tôn giáo và tự do tham gia chính trị. Tuy nhiên, với tư cách của một công dân, chúng ta cũng đương đầu với các thử thách quan trọng về chính trị và luân lý.
  2. Chúng ta là một quốc gia được hình thành dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền “tự do sinh sống, tự do hành động và tự do tìm kiếm hạnh phúc”, nhưng chính quyền sống cũng không được bảo vệ, đặc biệt cho trẻ em trong bào thai, là những thành viên dễ bị hại nhất trong đời sống gia đình tại Hoa Kỳ. 

Chúng ta được mời gọi để duy trì hòa bình cho các quốc gia lâm chiến. Chúng ta là một quốc gia quyết tâm theo đuổi “Tự do và công lý cho tất cả mọi người”, nhưng cũng thường chia rẽ về chủng tộc và sự bất quân bình về đời sống kinh tế. 

Chúng ta là một quốc gia di dân, nhưng cũng đang nổ lực đối phó với nhiều thử thách với nhiều người di dân cư ngụ giữa chúng ta. 

 Chúng ta là một xã hội được xây dựng trên sức mạnh của gia đình, được mời gọi để bảo vệ hôn nhân và hỗ trợ đời sống luân lý, kinh tế cho đời sống gia đình. Chúng ta là một quốc gia hùng mạnh trong một thế giới bạo động, đương đầu với khủng bố, đang cố gắng xây dựng một thế giới an toàn, công chính và thanh bình hơn.

Chúng ta là một quốc gia giàu có nhưng vẫn có nhiều người sống trong nghèo khổ, thiếu săn sóc về y tế và các tiện nghi khác của đời sống.

Chúng ta là một thành phần của cộng đồng thế giới đang đương đầu với các thử thách khẩn thiết về môi trường nơi chúng ta đang sinh sống. Những thử thách nầy xảy ra ngay trong cuộc sống công cộng và giữa lúc chúng ta đang đi tìm kiếm hạnh phúc.

  1. Trong nhiều năm qua, các Giám mục tại Hoa Kỳ đã tìm cách chia sẻ giáo huấn của Giáo Hội Công giáo về đời sống chính trị bằng cách xuất bản một số văn bản, cứ bốn năm một kỳ, chú ý đến “Trách nhiệm chính trị” hay “Bổn phận công dân của người Tín hữu”. Trong số này, các vị giám mục tiếp tục duy trì sự liên tục với những gì mà họ đã đề cập đến trong quá khứ trước những thách thức mới đối với quốc gia của chúng ta và của thế giới. 

Đây không phải là những giáo huấn mới mà là sự xác nhận những gì Hội Đồng Giám mục và Giáo Hội đã hướng dẫn. Người Công giáo là nhân tố của một cộng đồng, với gia bảo phong phú, đã hỗ trợ chúng ta lưu tâm đến các thách đố trong đời sống công cộng và đóng góp vào công tác xây đựng công lý và sự an cư lạc nghiệp cho mọi người.

  1. Một phần của truyền thống phong phú đó là giáo huấn của Công Đồng Vatican II qua bản Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo. (Dignitatis Humanae).” Xã hội có thể hưởng lợi về sự công bình và an lạc phát xuất từ lòng trung thành với Thiên Chúa và ý chí của Ngài” (No.6). 

Sự duy trì công lý đòi hỏi người tín hữu phải được giáo dục về tình và về lý để am hiểu và thực hành đức tin Công Giáo toàn vẹn.

  1. Văn bản nầy chú tâm đến vai trò của Giáo Hội trong sự hình thành tâm tính và trách nhiệm luân lý thích ứng của người Kitô hữu để lắng nghe, thu nhận và thực thi theo giáo huấn của Giáo Hội trong vấn đề đào luyện lương tâm suốt đời của mình. Với căn bản nầy, người Kitô hữu có thể lượng giá lập trường của các chính sách, chủ trương của chính đảng, sự hứa hẹn và hoạt động của các ứng cử viên theo tinh thần Phúc Âm và theo giáo huấn của Giáo hội về luân lý và xã hội để hình thành một thế giới hoàn thiện hơn.
  2. Chúng ta tìm cách thực hiện quan điểm nầy qua bốn vấn nạn: 

(1) Tại sao Giáo hội giáo huấn về các đề tài liên quan đến chính sách chung.

(2) Những ai trong Giáo hội nên tham gia vào đời sống chính trị.

(3) Làm thế nào Giáo hội giúp Kitô hữu phát biểu về các vấn đề chính trị và xã hội.

(4) Quan niệm của Giáo hội như thế nào về vấn đề giáo huấn xã hội cho công chúng.

  1. Trong văn bản nầy, các Giám mục không có ý nhắn nhủ người Kitô hữu bầu hay không bầu cho cho ai. Mục đích là giúp Kitô Hữu hình thành lương tâm theo chân lý của Thiên Chúa. Trách nhiệm lựa chọn trong đời sống chính trị tùy thuộc vào mỗi Kitô hữu xét theo lương tâm được hình thành một cách chính trực của mình và sự tham gia đó vượt quá hành vi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử.
  2. Trong những năm bầu cử, có nhiều tài liệu hướng dẫn cử tri được xuất bản và quảng bá, khuyến khích Kitô hữu tìm những nguồn tài liệu do các Giám mục sở tại, các Công nghị tại tiểu bang và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho phép. Văn bản nầy được công bố nhằm phản ảnh và bổ túc nhưng không thay thế giáo huấn thường trực của các Giám mục trong giáo phận và tiểu bang riêng của mỗi người. Qua nội dung của các suy gẫm nầy và của các vị Giám mục điạ phương, khuyến khích Kitô hữu trên toàn quốc Hoa Kỳ tích cực tham gia tiến trình chính trị, đặc biệt trong những giai đoạn có nhiều thách đố nầy. 

(còn tiếp)


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thư gửi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Nhân kỷ niệm 75 năm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Do Van Tien

VNTB – Luận về khoa bảng

Phan Thanh Hung

VNTB – Tiến Trình Bầu Cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo