Trần Xuân Thời
(VNTB) – Trên bình diện quốc gia, chúng ta cảm nghiệm được hưởng nhiều ơn phúc và sức mạnh, bao gồm cả truyền thống tự do tôn giáo và tự do tham gia chính trị. Tuy nhiên, với tư cách của một công dân, chúng ta cũng đương đầu với các thử thách quan trọng về chính trị và luân lý.
IV- Hội Thánh giúp đỡ các Tín Hữu đạo đạt nguyện vọng về các vấn đề Chính Trị và Xã hội như thế nào. Một Lương Tâm được đào luyện đầy đủ.
17. Giáo hội trang bị cho tín hữu để đạo đạt các vấn nạn về chính trị và xã hội bằng cách giúp tín hữu phát triển một lương tâm Công giáo. Tín hữu Công Giáo có bổn phận đào luyện lương tâm suốt cuộc đời phù hợp với lý trí của con người và giáo huấn của Giáo Hội. Lương tâm không phải là cơ năng thích nghi để thực hiện điều chúng ta mong muốn, cũng không phải là cảm xúc về những việc chúng ta phải làm hay không nên làm. Hơn thế nữa, lương tâm là tiếng nói của Thượng Đế vang vọng trong tâm hồn của chúng ta, linh thông chân lý cho chúng ta và mời gọi chúng ta làm những việc lành và tránh xa những điều ác. Lương tâm luôn đòi hỏi chúng ta cố gắng quyết định một cách chính trực dựa trên đức tin của chúng ta như đã ghi trong sách Giáo Lý Công Giáo: “Lương tâm là sự phán xét của lý trí nhờ đó con người nhận ra được những đức tính luân lý của việc sẽ làm, trong khi đang thực hiện hay đã làm xong. Trong các giai đoạn nầy, con người buộc phải áp dụng một cách trung thành những gì mình biết là công chính và phải đạo: (CCC.1778)
18. Sự đào luyện lương tâm gồm nhiều yếu tố: Thứ nhất là có sự ước muốn về sự thật, những điều tốt lành. Đối với người tín hữu, đây là giai đoạn bắt đầu với lòng mong muốn và cởi mở đi tìm sự thật, những gì chính trực và đúng sự thực bằng cách học hỏi Kinh Thánh và Giáo huấn của Hội Thánh có trong sách Giáo Lý Công giáo. Ngoài ra, nghiên cứu các sự việc xảy ra và lý do khi quyết định lựa chọn các giải pháp. Cuối cùng, cầu nguyện là điều khẩn thiết để minh định ý muốn của Thiên Chúa. Người tín hữu Công giáo cũng phải hiểu rằng nếu không đào luyện lương tâm, họ có thể quyết định lầm lẫn.
Đức tính Thận Trọng
19. Giáo hội thăng tiến vấn đề đào luyện lương tâm không chỉ bằng cách giáo huấn về các chân lý, về luân lý mà còn bằng cách khuyến khích tín hữu phát triển đức tính thận trọng. Đức tính thận trọng giúp chúng ta “minh định được sự thánh thiện trong mọi hoàn cảnh và tuyển chọn được phương thế đứng đắn để thực hiện”. (Giáo lý Công Giáo, no.1806). Đức tính thận trọng định hình và biểu lộ khả năng của chúng ta khi bàn thảo về các giải pháp, giúp chúng ta quyết định phương cách nào thích ứng nhất cho sự thực thi công tác và quyết tâm hành động. Thực thi đức tính thận trọng thường đòi hỏi sự can đảm hành động theo các nguyên tắc luân lý khi chấp nhận các quyết định làm thế nào để xây dựng một xã hội công bình và an lạc.
20. Giáo huấn của Giáo hội rõ ràng là cứu cánh tốt không biện minh cho phương tiện xấu (a good end does not justify for an immoral means). Khi chúng ta tìm cách thăng tiến công ích – bằng cách biện hộ cho sự sống của con người từ lúc được mang thai cho đến khi lâm chung, bằng cách bảo vệ hôn nhân, cho kẻ đói ăn, cho khách đậu nhà, tiếp nhận di dân, và bảo vệ môi trường – cần phải nhận thức được rằng không phải mọi giải pháp nầy đều được chấp nhận về khía cạnh luân lý. Chúng ta có trách nhiệm minh định chính sách nào hợp lý. Người Công giáo có thể lựa chọn phương cách khác để đáp ứng với các nhu cầu cấp thiết của các vấn đế xã hội, nhưng chúng ta không thể làm khác với trách nhiệm luân lý nhằm xây dựng một thế giới công bình và an lạc theo các phương tiện được chấp nhận về phương diện luân lý, hầu người nghèo khổ, người dễ bị xâm phạm được bảo vệ, nhân quyền và nhân phẩm được bảo toàn.
Làm lành lánh dữ
21. Được trợ lực bởi đức tính thận trọng trong khi thực thi lương tâm chính trực, người tín hữu được mời gọi hình thành những quyết định lựa chọn thiện và ác trong đấu trường chính trị.
22. Có những vấn đề chúng ta không nên thực hiện, với tư cách cá nhân hay tư cách tập thể, vì những vấn đề nầy không phù hợp với với tình yêu của Chúa và với tha nhân. Vì các hành vi nầy quá khiếm khuyết đi ngược lại với tính bổn thiện của con người. Các hành vi nầy được gọi là những hành vi “chí ác” (Malum in se). Chúng ta phải loại bỏ, chống đối và không bao giờ trợ lực hay khoan dung. Như sự cố tâm kết liễu mạng sống, như phá thai, giúp người khác kết liễu cuộc đời hay trợ tử. Tại quốc gia nơi chúng ta đang sống “Phá thai và trợ tử đang là mối đe dọa cho nhân phẩm của con người, vì các hành vi nầy đang tấn công chính đời sống”, (Abortion and euthanasia have become preeminent threats to human dignity.) (Living the Gospel of Life No.5). Thật là một sự sai lầm với các hậu quả luân lý trầm trọng khi xem sự huỷ hoại đời sống vô tội chỉ vì vấn đề tôn trọng sự lựa chọn cá nhân (pro choice). Một hệ thống pháp lý vi phạm quyền sống căn bản dựa trên sự lựa chọn là một khuyết điểm từ bản gốc.
23. Cũng vậy, sự đe dọa trực tiếp đến thiên tính và nhân phẩm như thụ nhân (human cloning) hay nghiên cứu trên thai nhi (human embryos) là những hành vi độc ác. Những hành vi nầy cần bị chống đối. Những sự xúc phạm khác trên đời sống người vô tội và vi phạm nhân phẩm, như diệt chủng, tra tấn, kỳ thị chủng tộc, sắc dân hay khủng bố thường dân, gây chiến, có thể không bao giờ được biện minh.
24. Sự chống đối các hành vi ác ôn đối với nhân phẩm nhằm mở mắt cho chúng ta thấy những việc tốt mà chúng ta phải thực hiện, nghĩa là chúng ta có bổn phận tích cực đóng góp vào công ích và hành động liên kết những ai đang cần sự giúp đở. ĐGH Gioan Phao Lồ II đã dạy. “Sự kiện chỉ thực hiện những mệnh lệnh tiêu cực (như chống đối) luôn luôn bắt buộc trong mọi hoàn cảnh không có nghĩa là trong đời sống luân lý những sự cấm kỵ quan trọng hơn những bổn phận làm việc thiện do các mệnh lệnh tích cực thúc đẩy” (Veritatis Slendor, no.52). Cả hai hành động chống đối hành vi độc ác và thưc thi việc thiện đều là những bổn phận thiết yếu.
25. Quyền sống ám tàng và liên quan đến các nhân quyền khác; đến các điều thiện căn bản mà mọi người cần để sống và phát triển. Tất cả mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống liên hệ với nhau vì sự kính trọng bị suy thoái đối với một cá nhân hay một nhóm người trong xã hội sẽ làm suy thoái toàn bộ cuộc sống của con người. Các ràng buộc về luân lý đáp ứng nhu cầu của tha nhân – các nhu cầu cần thiết như thực phẩm, nhà ở, chăm sóc bệnh nhân, giáo dục, và công ăn việc làm – là những ràng buộc phổ quát đối với lương tâm của chúng ta và có thể được chính thức thỏa mãn bằng nhiều phương cách khác nhau. Tín hữu Công Giáo phải tìm kiếm cách thế hay nhất để đáp ứng các nhu cầu nầy. Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã dạy, “Mỗi tín hữu đều có quyền sống, và giúp tha nhân quyền giữ gìn toàn vẹn cơ thể, quyền xử dụng các phương tiện thích ứng cho sự phát triển nhân sinh, như thực phẩm quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi, y tế, và cuối cùng những nhu cầu về tiện ích xã hội. (Pacem in Terris, no.11)
26. Thánh GH Giaon Phao Lồ II giải thích sự quan trọng của Giáo Huấn Công Giáo:
Trên hết, tiếng kêu gào chung, được vang lên nhân danh nhân quyền – ví dụ quyền hưởng sự chăm sóc về y tế, nhà ở, việc làm, gia đình, văn hóa, – là giả tạo và không tưởng nếu quyền sống, là quyền căn bản nhất và là điều kiện cho tất cả các quyền cá nhân không đuợc bảo vệ tối đa” (Christifideles Laici, no. 38)
27. Hai cám dỗ trong đời sống công cộng có thể làm lêch lạc sự bênh vực của Giáo hội về nhân sinh và nhân phẩm:
28. Thứ nhất là sự tương tự về luân lý khiến con người không phân biệt được rõ ràng giữa nhiều loại chủ đề liên quan đến đời sống nhân loại và nhân phẩm. Sự trực tiếp và cố ý phá hoại đời sống vô tội của thai nhi thay vì được sống đến khi lâm chung tự nhiên là hoàn toàn sai và cũng không phải chỉ là một chủ đề giữa nhiều chủ đề khác. Sự việc nầy cần được hoàn toàn chống đối.
29. Thứ hai là sự xử dụng sai lầm các sự phân biệt về luân lý như là phương tiện để bác bỏ hay quên lãng, các đe dọa khác đối với cuộc sống và nhân phẩm. Kỳ thị chủng tộc và những kỳ thị bất công khác, sự áp dụng luật tử hình, trông cậy vào các cuộc chiến bất công (unjust war), áp dụng phương pháp tra tấn, tội ác chiến tranh, và sự bất lực trong công tác đối phó với những người đau khổ vì nghèo đói, thiếu chăm sóc y tế, hay chính sách di dân bất công, là tất cả những vấn đề luân lý thử thách lương tâm và đòi hỏi chúng ta phải hành động.
Đó không phải là vấn đề nhiệm ý có thể bỏ qua. Người tín hữu Công Giáo được thúc dục quan tâm đến Giáo Huấn Công Giáo về các vấn đề nầy. Mặc dầu sự lựa chọn làm sao đề đáp ứng với những vấn nạn nầy và những vấn đề đe dọa cấp thiết khác, đối với đời sống và phẩm giá là những vấn đề cần thảo luận và quyết định, đây không phải là những vấn đề nhiệm ý hay cho phép tín hữu Công Giáo bỏ qua hay không lưu tâm đến Giáo Huấn Công Giáo liên quan đến các vấn đề nầy. Rõ ràng là mỗi người Công giáo có thể tham gia tích cực vào các vấn đề nầy, nhưng chúng ta cần hỗ trợ lẫn nhau như là một cộng đồng đức tin để bảo vệ đời sống và nhân phẩm mỗi khi bị đe dọa. Chúng ta không phải là phân số mà là một gia đình đức tin nhằm chu toàn sứ mệnh của Chúa Ktitô.
30. Học thuyết về Đức Tin (Doctrine of the faith)
Phải lưu ý rằng lương tâm Kitô hữu được đào luyện chính trực không được phép bầu cho lập trường chính trị hay ứng viên hay luật lệ đi ngược lại những chủ trương căn bản về đức tin và luân lý….
Quyết định theo Luân Lý
31. Quyết định về đời sống chính trị thật phức tạp và đòi hỏi một lương tâm được đào luyện vững vàng, được giúp sức bởi đức tính thận trọng. Lương tâm tác động từ một vị thế chính trực chống đối lại các luât lệ hay chính sách vi phạm đời sống con người hay làm cho sự bảo vệ đời sống bị suy yếu. Những ai biết rõ, cố ý, trực tiếp hỗ trợ các chính sách hay luật lệ làm suy yếu những nguyên tắc luân lý do Giáo hội chủ trương là cộng tác với tội ác.
32. Có khi các luât lệ bất nhân vẫn hiện hữu. Trong trường hợp nầy diễn trình thành hình luật lệ để bảo vệ đời sống phải được phán xét một cách thận trọng. Có khi tiến trình thận trọng nầy có thể dần dần phục hồi lại công lý. Thánh GH Gioan Phaolồ II đã dạy rằng khi một viên chức công quyền chống đối luật phá thai thất bại, người này có thể quay ra hỗ trợ các chương trình bảo vệ thai nhi để “giảm thiểu tai họa do luật phá thai gây ra” (limiting the harm done by such a law). Người Công giáo không bao giờ được từ bỏ công tác tìm kiếm phương cách bảo vệ đời sống của con người từ lúc mang thai đến khi lâm chung tự nhiên.
33. Sự phán xét thận trọng thật cần thiết để áp dụng các nguyên tắc luân lý trong khi chọn lựa chính sách như chiến tranh, gia cư, y tế, di dân, và các vấn đề khác. Nói thế không có nghĩa các sự lựa chọn có giá trị ngang nhau hay sự hướng dẫn của chúng tôi và của các vị lãnh đạo khác của Giáo hội chỉ là những ý kiến khác nhau về chính sách hay sự lựa chọn chính sách giữa các người khác nhau. Hơn thế nữa, chúng tôi thúc dục những người Công Giáo lắng nghe các vị thượng phụ của Giáo hội khi chúng tôi áp dụng Giáo huấn xã hội Công Giáo vào các đề nghị hay hoàn cảnh loại biệt. Sự phán xét và khuyến cáo mà chúng tôi đề nghị với tư cách là giám mục về các vấn đề đặc biệt không mang tính cách thẩm quyền như các lời tuyên bố có tính cách giáo huấn phổ quát. Tuy nhiên, sự hướng dẫn của Giáo hội về những vấn đề nầy là tài nguyên khẩn thiết cho tín hữu Công giáo khi họ phán xét các quyết định có tính cách luân lý của họ xem thử có phù hợp với Thánh Kinh hay Giáo huấn của Giáo hội hay không.
34. Người Công giáo thường gặp khó khăn khi phải quyết định bầu như thế nào. Đó là lý do tại sao phải bầu theo lương tâm đã được đào luyện vì chỉ khi đó mới có thể thấy được sự liên hệ rõ ràng giữa các điều ích lợi về phương diện luân lý. Người Công giáo không thể bỏ phiếu cho ứng cử viên có lập trường thiên về việc ác như phá thai … Trong các trường hợp như vậy, người Công Giáo sẽ bị phạm tội hợp tác với tội ác. (A Catholic cannot vote for a candidate who takes a position in favor of an intrinsic evil such as abortion…In such case, a Catholic woud be guilty of formal cooperation in grave evil). Đồng thời, cử tri cũng không được dùng lập trường chống đối tội ác của ứng cử viên để biện hộ cho sự hờ hững của ứng viên đối với các vấn đề luân lý quan trọng khác có liên quan đến đơì sống và nhân phẩm của con người.
35. Cũng có khi người giáo hữu không chấp nhận lập trường của một ứng cử viên có quyết định bầu cho ứng cử viên đó vì các lý do luân lý khác. Bầu cử như vậy cũng có thể chấp thuận vì những lý do luân lý trầm trọng khác nhưng không phải để thăng tiến các lợi ích hạn hẹp có tính các phe phái hay lờ đi những tội ác căn bản.
36. Khi tất cả ứng cử viên chấp nhận lập trường hỗ trợ điều xấu, người cử tri gặp phải tình trạng khó xử. Cử tri có thể quyết định không bầu ai hết hoặc bầu cho ứng cử viên ít có khuynh hướng phạm tội và có khuynh hướng theo đuổi phúc lợi chung.
37. Khi quyết định như vậy, người tín hữu có lương tâm được đào luyện nhận biết rằng không phải mọi vấn đề mang một trách nhiệm luân lý giống nhau và sự chống đối tội ác cũng đòi hỏi sự cân nhắc của lương tâm. Các quyết định như vậy phải xét đến sự cam kết, tư cách, và khả năng ảnh hưởng đến vấn đề được tranh cải. Cuối cùng, đó cũng là một quyết định mà mỗi tín hữu cần được hướng dẫn bởi lương tâm được đào luyện theo giáo huấn luân lý Công giáo.
38. Điều quan trọng là người tín hữu công dân lựa chọn về các quyết định chính trị không những có ảnh hưởng trên sự an bình và thịnh vượng mà còn ảnh hưởng đến sự cứu rỗi của mỗi người. Cũng vậy, các luật lệ, chính sách được các viên chức công cử hỗ trợ có thể ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người công dân như ĐGH Benedicto XVI đã đề câp đến trong Tông thư “a Eucharist form of life”, nghĩa là tình yêu qua phép Thánh Thể có mãnh lực hình thành tư tưởng, lời nói, quyết định của chúng ta.
“Điều quan trọng cần lưu ý là Hội Đồng các Thượng Phụ mô tả… Sự thờ phượng làm vui lòng Thiên Chúa không bao giờ được xem là việc riêng tư…mà cần nhân chứng cho đức tin của chúng ta.”Worship pleasing to God can never be a purely private matter, without consequences for our relationships with others: It demands a public witness to our faith” (Sacramentum Caritas, no.83) Điều này hiển nhiên là chân chính cho tất cả những người tín hữu, nhất là đối với những ai đang tại vị có nhiệm vụ quyết định các vấn đề liên quan đến các giá trị căn bản của đời sống con người và sự bảo vệ đời sống đó từ khi mang thai cho đến khi chết; gia đình phải đươc xây dựng trên hôn nhân giữa nam và nữ, cha mẹ phải có tự do giáo huấn con cái, và thăng tiến phúc lợi chung dưới nhiều hính thức…
39. Đức Thánh Cha đã kêu gọi các chính trị gia Công giáo và các nhà lập pháp nhìn nhận trách nhiệm trọng đại của họ trong xã hội để hỗ trợ các luật lệ tôn trọng các giá trị căn bản của con người và thúc đẩy họ chống đối các luật lệ, chính sách vi phạm quyền sống và nhân phẩm trong moi giai đoạn từ trong tình trạng thai nhi đến lúc lâm chung tự nhiên. Đức Thánh Cha xác nhận trách nhiệm của hàng Giám mục trong việc giáo huấn những giá trị nầy cho giáo dân.
(Còn tiếp)