Anh Khoa dịch
(VNTB) – Đây là mặt trận mới nhất trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân
23 tháng 10 năm 2021
Cuối tháng 7, một tên lửa Trường Chinh của Trung Quốc đã được phóng vào không gian như hàng chục tên lửa vào năm ngoái. Nhưng sau khi bắt đầu bay quanh Trái đất, trọng tải của tên lửa này sau đó sẽ di chuyển xuống phía dưới, lướt qua tầng trên của bầu khí quyển và cuối cùng rơi xuống mặt đất. Tờ Financial Times cho biết, quan chức Mỹ đã rất ngạc nhiên khi gần đây tờ này đưa tin rằng đây là vụ thử một tàu lượn siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (Trung Quốc phủ nhận điều đó). Tờ báo này cho biết, Trung Quốc đã tiến hành một thử nghiệm khác như vậy vài tuần sau đó.
Điểm mới lạ của những tàu lượn như vậy không phải là chúng nhanh bất thường mà là chúng có thể điều khiển được. Đôi khi tàu lượn này chậm hơn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khi quay trở lại bầu khí quyển. Một ICBM của Nga hoặc Trung Quốc bắn vào Mỹ bay qua Bắc Cực và bay lên cao vào không gian, hệ thống radar ở Bắc Cực có thể nhìn thấy và sau đó có thể đoán được sẽ lao xuống ra sao (xem sơ đồ).
Tàu lượn cũng được đưa lên tên lửa nhưng chúng được thả xuống thấp hơn nhiều và quay trở lại bầu khí quyển rất nhanh, nếu tàu lượn được thả xuống cũng ít bị radar phát hiện. Sau đó, chúng di chuyển mà không cần nhiên liệu cho các tuyến đường phức tạp nhằm né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa. Mỹ và Liên Xô đã thử nghiệm tàu lượn trong chiến tranh lạnh. Ngày nay, nhiều nước khác đang làm như vậy.
Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm của Trung Quốc có một điểm khác biệt. Ttàu lượn của họ không chỉ đơn giản đi lên rồi đi xuống mà còn bay vòng quanh Trái đất trong không gian. Điều này tương tự như cách tiếp cận của Hệ thống Bắn phá Quỹ đạo Phân đoạn của Liên Xô, phân đoạn vì nó không bay hết một vòng xung quanh Trái đất. Chương trình được triển khai từ năm 1969 đến năm 1983. Ưu điểm của vũ khí quỹ đạo là có thể đi qua Nam Cực và đến Mỹ. Mỹ không không thể có thể phát hiện động cơ tên lửa vì không có radar trên mặt đất cũng như vùng phủ sóng của vệ tinh hồng ngoại từ hướng này.
Bản thân sự kết hợp giữa tàu quỹ đạo và tàu lượn không phải là mới. Tàu con thoi cũ của Mỹ và phi cơ X-37B hiện tại là những ví dụ về những gì được đưa lên bằng tên lửa, đi vào quỹ đạo và sau đó lượn trở lại. Sự khác biệt là tàu con thoi không được chế tạo rơi xuống đất với đầu đạn hạt nhân. Ông Tong Zhao thuộc Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh cho biết Trung Quốc dường như là nước đầu tiên đưa hai yếu tố này vào một vũ khí thử nghiệm.
Động lực của Trung Quốc một phần có thể liên quan đến việc Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, vốn đã tăng cường sau khi chính quyền của George W. Bush rút khỏi hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo vào năm 2002. Trung Quốc và Nga đang xây dựng những vũ khí hạt nhân kỳ lạ hơn nữa để đảm bảo rằng tên lửa của họ có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ nào của Mỹ hiện tại hoặc trong tương lai.
Sự cạnh tranh địa chính trị và quân sự ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đã thúc đẩy tham vọng hạt nhân của Trung Quốc. Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hai khu vực lớn nghi ngờ có hầm chứa ICBM ở miền bắc Trung Quốc. Tất cả những điều này không chỉ phản ánh những tính toán quân sự mà còn phản ánh những tính toán chính trị. Ông Zhao cho biết Trung Quốc tin rằng quyền lực hạt nhân “sẽ buộc Hoa Kỳ phải chấp nhận chung sống hòa bình”.
Nguồn: The Economist