N.Thanh (VNTB) Nhân quyền – Quyền tự do chính trị và tôn giáo – đã được vào chương trình nghị sự của Mỹ kể từ khi Washington và Hà Nội tiếp tục đối thoại trực tiếp. Mặc dù mối quan hệ song phương đã phát triển hơn, và Mỹ liên tục thúc giục về tự do dân sự trong chế độ độc đảng của Việt Nam. Thì thái độ hoài nghi rằng Việt Nam vẫn sẽ sống theo lời hứa. Trước đó, TPP được gắn cho quyền người lao động tại Việt Nam, chính quyền Obama đã nhấn mạnh rằng các lệnh cấm vận của Mỹ về việc bán vũ khí gây chết người cho Việt Nam sẽ không được dỡ bỏ đến khi Việt Nam đạt sự tiến bộ đáng kể về nhân quyền.
Hà Nội có thể phàn nàn rằng Washington đặt tiêu chuẩn quá cao đối với nước này, nhưng rõ ràng, việc không dung nạp người bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã trở thành một trở ngại đáng kể trong mối quan hệ hai nước.
18 tháng trước, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội đã cho tôi một bản tóm tắt Mục tiêu nhân quyền của Mỹ. Trong đó có đề cập đến việc “hỗ trợ mạnh sự thịnh vượng và độc lập Việt Nam. Thúc đẩy nhân quyền và các quy định của pháp luật”. Bản đó cũng liệt kê năm “tù nhân đáng quan tâm” (chỉ có một vẫn còn trong trại giam, hai người khác thì bị trục xuất đến Hoa Kỳ).
Các mục tiêu cũng được cụ thể trong quá trình. Và một trong số đó khiến Hà Nội phật lòng, đó là chuyến tháng 7 năm 2014 của Báo cáo viên đặc biệt thuộc Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc về Tôn giáo, Heiner Bielefeldt. Một người nào đó, có lẽ trong Bộ Ngoại giao, đã căng sức để chuyến đi của Bielefeldt được phê duyệt. Nhưng khi đến Việt Nam, Bielefeldt đã bị nhân viên an ninh nội bộ sách nhiễu, và nhiệm vụ đã bị bỏ dở.
Sự phá rối này là kết quả phá hoại của tư tưởng xơ cứng hay là bằng chứng cho thấy sự ác cảm cơ bản của chế độ đối với phương Tây?
Vừa qua, cuộc Thảo luận lần thứ 19 của các quan chức Mỹ và Việt xoay quanh vấn đề quyền con người đã cho thấy sự thân mật và cởi mở hơn. Các quan chức Việt Nam đề cập đến các tiến bộ đạt được về nhân quyền, và kêu gọi phía Mỹ kiên nhẫn hơn.
Người Mỹ, nhằm thúc đẩy mối quan tâm của Hà Nội trong thoát bẫy thu nhập trung bình, đã luôn nhấn quan điểm rằng, chủ nghĩa đa nguyên và sự phát triển các tổ chức chính trị trong xã hội dân sự là nền tảng thiết yếu của một xã hội công bằng và thịnh vượng. Đây cũng là suy nghĩ 61 đảng viên Cộng sản một năm trước đây, trong lời kêu gọi các nhà lãnh đạo hiện tại của Việt Nam “mở cửa”.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ không nhấn mạnh cho sự thay đổi cụ thể. Sửa đổi luật hình sự của Việt Nam không nằm trong số chín điểm nhấn trong bản mục tiêu nêu trên. Không có Điều 258, trong đó nghiêm cấm các công dân tự do “lạm dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước”; Điều 79, trong đó nghiêm cấm các hoạt động nhằm “lật đổ chính quyền nhân dân”; Điều 88, “tuyên truyền chống lại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hà Nội lắng nghe một cách lịch sự, bởi vì nó biết rằng sự cản trở sẽ gây nguy hiểm cho mục tiêu mà nước này mong muốn: tiếp cận thị trường Mỹ, hỗ trợ của Mỹ trong các diễn đàn quốc tế, hỗ trợ của Mỹ đối với vấn đề công nghệ quốc phòng và hỗ trợ chống lại một Trung Quốc hung hăng.
Mặt khác, chế độ cảnh giác trước các trường hợp “cách mạng màu” khi công dân của mình biết rõ quyền hiến định của họ, họ đòi hỏi, thì chế độ sẽ không có sự lựa chọn. Đảng cảnh báo chống lại kịch bản các cuộc cách mạng màu Đông Âu, Prague, Warsaw, Budapest, Belgrade và các nơi khác.
Như cũng như tại Singapore, Việt Nam đang mở rộng các quyền tự do cá nhân, các lĩnh vực xã hội dân sự trong những năm gần đây. Căn cứ vào sự thừa nhận về thành lập các hiệp hội, tiếp cận thông tin…
Theo David Brown (East Asia Forum)
N.Thanh lược dịch
* David Brown, là một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu của Mỹ.