Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Ngôn từ kích động” nguyên nhân gây thù hận với giáo dân người Thượng Tây Nguyên

TS Phan Quang Trọng

 

Chuỗi hội luận trực tuyến chuyên đề về tình trạng của những đồng bào theo Đạo Thiên Chúa ở vùng Tây Nguyên trong 2 ngày 10 & 11 tháng 3, 2022 được BPSOS tổ chức có sự tham dự của tân Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, Ông Rashad Hussain; Uỷ Viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Ông Frederick Davie; và các nhân chứng, các nhà hoạt động cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tự do tôn giáo hay niềm tin.

Cách đây 2 tuần, Đại Sứ Anh đã đến Dak Lak để nêu vấn đề người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành. Ngày 9-3-2022, bà Tổng Lãnh Sự Đức lại đến thăm một số nhà tranh đấu Tây Nguyên và Việt Nam tại Ban Mê Thuột.

Dưới đây là bài tham luận của Tiến Sĩ Phan Quang Trọng – Đồng sáng lập tổ chức Vận Động Cho Đức Tin Và Công Lý Tại Việt Nam, AFJV, tại Hội luận về Thiên Chúa Giáo ở vùng Tây Nguyên – thách đố & triển vọng. 

 

*****

Chuyển ngữ: Việt Thanh

 

Trong ba tham luận đoàn vừa qua, quý vị có cơ hội lắng nghe trực tiếp từ các nạn nhân người Thượng bị đàn áp và các nhà lãnh đạo tôn giáo mà từ lâu đã bị chính phủ Việt Nam đối xử hà khắc với một số lý do, như thành kiến ​​của chính quyền đối với các dân tộc thiểu số vì thiếu sự tôn trọng và hiểu biết; sự ngờ vực của họ đối với Cơ đốc giáo; sự thù địch của họ đối với mối liên hệ trong quá khứ của người Thượng liên quan đến nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương; và sau năm 1980, vì cuộc di cư cưỡng bức của các nhóm dân tộc thiểu số ở miền Bắc xuống vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sự thù hận đối với những người theo đạo Cơ Đốc người Thượng thường bắt nguồn từ các thông tin với các ngôn từ kích động thù địch gây căng thẳng và sự phân biệt đối xử. Gần đây, ngôn từ kích động thù địch trên Internet đã trở nên phổ biến hơn do sự tiếp cận dễ dàng của các dịch vụ cung cấp trực tuyến và sự tiến bộ của kỹ thuật.

Lời nói căm thù không trực tiếp gây ra đau đớn về thể xác, nhưng tác động lên tinh thần của các thủ phạm và nạn nhân rất mạnh mẽ. Lời nói căm thù làm suy giảm ý thức của nạn nhân về các giá trị phát xuất từ đức tin của họ. Lời nói căm thù trong nhiều trường hợp đã khiến thủ phạm thực hiện các hành động bất công đối với các nạn nhân tôn giáo. Những thủ phạm này tham gia vào các hoạt động nhằm tuyên truyền các ngôn từ kích động thù địch hoặc tấn công vào thân thể của nạn nhân. Tại vùng Tây Nguyên, Việt Nam, nhiều mục sư và linh mục bị lực lượng an ninh cải trang thành thường dân hoặc những người được họ thuê mướn để hành hung. Trường hợp gần đây nhất nạn nhân là một linh mục Công giáo, Cha Giuse Trần Ngọc Thanh. Cha Thanh đã bị giết một cách dã man vào tháng Giêng năm nay (2022) khi thi hành bí tích giải tội. Cái chết của ông đã khuyến khích một số người Mỹ gốc Việt thành lập một tổ chức mới danh xưng là Vận Động Cho Đức Tin Và Công Lý Tại Việt Nam, viết tắt là AFJV, mục tiêu của chúng tôi là cảnh báo thế giới rằng kích động hận thù là nguyên nhân của bạo lực chống lại tôn giáo, và vận động quốc tế để đem lại công lý cho nạn nhân ở Việt Nam.

Tôi muốn trình bày rõ hơn về chiến lược mà nhóm AFJV sử dụng để chống lại những lời nói căm thù nhắm vào các cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là người Công Giáo và các giáo phái khác. Đó là những ý tưởng mà chúng tôi đã và sẽ làm trong tương lai. Chiến lược của chúng tôi dựa trên các nguyên tắc được thiết lập bởi chính sách Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Những nguyên tắc này đã được áp dụng cho người Thượng theo Đạo Cơ Đốc bao gồm tôn trọng mọi sắc tộc và đức tin của họ; chấp nhận sự đa dạng như những phẩm chất phong phú của chúng ta chứ không phải là nhược điểm của chúng ta; thúc đẩy đối thoại để thấu hiểu và bao dung; và hỗ trợ sự đoàn kết giữa các sắc tộc. Đoàn kết nghĩa là khi một người bị tấn công, tất cả mọi người đều bị tác động và sẽ cùng nhau đứng lên thành một khối để phản ứng lại những cuộc tấn công. Hôm nay, tôi muốn trình bày hai chiến lược mà nhóm AFJV đã thực hiện và sẽ tập trung vào năm 2022:

1. Chúng ta nên học cách để vận động sự hỗ trợ của các cộng đồng quốc tế: để tận dụng sự hỗ trợ quốc tế, chúng ta, người Thượng, nên hiểu rõ sứ mệnh, cấu trúc, kênh liên lạc và các đầu mối liên lạc tại địa phương của từng tổ chức quốc tế có liên quan. Chúng ta phải có các sáng kiến ​​để gặp gỡ đại diện của họ và nâng cao sự hiểu biết của họ về con người, văn hóa, đức tin, địa lý của chúng ta. Chúng ta phải giúp các tổ chức quốc tế này ghi nhận và đưa các nguyện vọng về tôn giáo của chúng ta vào chương trình hành động của họ, bao gồm việc thiết lập đường dây liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Chúng ta phải hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy đối thoại với họ dựa trên các quyền và giá trị cơ bản. Bạn không đơn độc, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, và cơ quan BPSOS, đã đóng góp vào việc thành lập “Nhóm Thân Hữu với Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (FORB)” bao gồm hơn 10 đại sứ quán đại diện của các nước tự do tại Việt Nam để thúc đẩy Tự Do Tôn Giáo (FOR) và giám sát các vi phạm về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Nhóm AFJV đã tham gia vào các diễn đàn như Bàn tròn Đa Tôn Giáo (IRF Roundtable), Cứu các Cơ Đốc Nhân Bị Bức Hại, và nhiều tổ chức khác có cùng các giá trị như chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện một video để tóm tắt các vụ việc vi phạm và sử dụng các mạng xã hội làm cơ sở để loan truyền tin tức. Chúng tôi hiện đang triển khai một báo cáo tìm hiểu sự thật về vụ sát hại cha Thanh và sẽ gửi đến cơ quan Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Chúng tôi dự định tham dự các hội nghị tôn giáo quốc tế như Hội Nghị Thượng Đỉnh IRF năm 2022, vào ngày 28-30 tháng 6, tại Washington DC. Sự kiện quốc tế này thu hút hàng nghìn nhà lãnh đạo tôn giáo trên khắp thế giới, và đó là một nền tảng rộng lớn giúp cho các nỗ lực vận động.

 

2.   Chúng ta cần học hỏi cách đối phó với Lời nói căm thù: Chúng ta sẽ học cách theo dõi và phân tích lời nói căm thù; xem xét các nguyên nhân gốc rễ, động lực thúc đẩy và người đưa ra các ngôn từ kích động thù địch; triệu tập một buổi họp với các bên liên quan; dùng các phương tiện truyền thông mới và truyền thống; sử dụng giáo dục như một công cụ để giải quyết và chống lại lời nói căm thù; và tận dụng quan hệ với các đối tác. Những hành động này có thể bao gồm phát triển các biện pháp can thiệp hiệu quả, đảm bảo sự hợp tác phù hợp với và giữa các cơ quan thực thi pháp luật, và phát triển các quy trình để giúp các cơ quan chức năng và các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến phản hồi nhanh chóng. Cách tiếp cận chủ động hơn là dùng dịch vụ trực tuyến để giải quyết những lời nói căm thù phổ biến trên mạng xã hội là đặc biệt quan trọng. Việc Facebook ra quyết định cấm các cá nhân hoặc tổ chức cổ võ hoặc tham gia vào các hành động bạo lực và thù địch, bất kể ý thức hệ, là điều đáng khích lệ và cho thấy rằng các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến/mạng xã hội ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của họ đối với nội dung được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông tương ứng của họ và rằng họ sẵn sàng triển khai các biện pháp cụ thể để giải quyết việc phát tán các lời nói căm thù trực tuyến. Twitter vào năm 2019 đã công bố mở rộng các chính sách liên quan đến nội dung thù địch làm mất nhân tính người khác dựa trên tôn giáo của họ. Các tweet làm mất nhân tính của toàn bộ các nhóm tôn giáo sẽ bị loại bỏ khi chúng được báo cáo đến công ty (nguồn: nghiên cứu về kích động hận thù của Cao ủy Liên hiệp quốc). Đó là các chính sách của họ, nhưng các tổ chức của chúng tôi cần theo dõi các hoạt động sử dụng ngôn từ kích động thù địch xẩy ra trong khu vực địa phương của chúng tôi. Nếu một lời nói căm thù được nhận biết trên mạng xã hội, chúng tôi cần nắm bắt hoạt động này và làm theo quy trình báo cáo của cơ quan cung cấp dịch vụ mạng xã hội để loại bỏ những hoạt động này.

3. Kết luận, tôi muốn nêu ra 5 khuyến nghị trong lá thư mà Tiến sĩ Thắng và nhiều tổ chức ký tên trình lên Tổng Thống Biden khi Toà Bạch Ốc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN dự kiến ​​vào cuối tháng này (tháng 3 năm 2022), và chúng tôi cũng sẽ áp dụng các mục tiêu này vào chương trình vận động của nhóm AFJV:

(a) Duy trì hồ sơ dữ liệu về các vụ việc có lời nói căm thù được báo cáo và yêu cầu chính phủ Việt Nam giải thích và giải quyết từng vụ việc;

(b) Xác định và đánh giá tác động của ngôn từ kích động thù địch đối với các cộng đồng tôn giáo mà chính phủ Việt Nam nhắm tới;

(c) Thúc đẩy các nhà cung cấp phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Google gỡ bỏ các thông điệp căm thù được ghi nhận và lưu trữ trong hồ sơ dữ liệu;

(d) Làm việc với Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để giám sát việc Việt Nam có tuân thủ Điều 18 và Điều 20 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) hay không;

(e) Đưa sự loan truyền về lời nói căm thù vào báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại Giao về Nhân Quyền Và Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế cũng như quyết định chỉ định các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC).

 

Cảm ơn quý vị đã lắng nghe và chúc các bạn may mắn trong cuộc tranh đấu nhằm giữ vững đức tin!

*****

SEAFORB Webinar

Panel 4

Trong Phan’s Remark

 

In the last three panels, we have opportunities to listen directly from the persecuted Montagnard victims and religious leaders that we have long been subjected to harsh treatment by the government of Vietnam for a number of reasons including the authority’s prejudice against ethnic minorities due to a lack of respect and understanding; their distrust of Christian beliefs; their hostility toward our past association with the American war effort in Indochina; and after 1980, their forced migration of northern ethnic groups to the highland. However, we think the hatred toward Montagnard Christians are often originated from hate speech activities that fuel the tension and discrimination. Recently, online hate speech has become more pervasive due to the easy access of online providers and increase in technology availability.

The hate speech doesn’t directly cause physical pain, but its mental impact on the perpetrators and victims is very powerful. Hate Speech degrades the victims’ sense of values derived from their faith. Hate speech in many cases drives its perpetrators to execute unjust actions toward religious victims. These perpetrators range from participating in hate speech activities to physically assaulting victims. In highland Vietnam, many pastors and priests are assaulted by security forces disguised as civilians or by their hired men. The most recent case is of a Catholic priest named Joseph Tran Ngoc Thanh. Father Thanh was savagely killed in January of this year when delivering his reconciliation sacrament. His death encouraged a group of Vietnamese Americans to form an organization called Advocates for Faith and Justice in Vietnam, in a short acronym AFJV, our goal is to warn the world that inciting hatred as a cause of violence against religion and advocate internationally for justice for victims in Vietnam.

I would like to elaborate on the strategy the AFJV team used to combat hate speech directed at religious communities, particularly Catholics and other denominations. Those are ideas that their advocacy efforts have done and will do in the future. Their strategy anchors in the principles established by the United Nations Human Rights policy. These principles when applied for Montagnard Christians include respect for all ethnicities and their faiths; accept diversity as our rich qualities and not our disadvantages; promote dialogue for understanding and tolerance; and support solidarity among all ethnicities. Solidarity means when one is attacked; all is impacted and shall stand together with unity in response to attacks. For today, I would like to focus on two strategies the AFJV team has done and will focus in 2022:

1. We should learn to engage the international communities: to leverage the international assistance, we, the Montagnard, should understand each relevant international organizations’ mission, structure, communication channels, and local points of contact. We have to take initiatives to meet with their representatives and increase their knowledge of our people, culture, faith, geography. We have to help these international organizations to recognize and put us on their mapping effort of our religious sites which include in establishing a line of communication in case of emergency. We have to cooperate with these international organizations that aim at fostering dialogue based on fundamental rights and values. You are not alone, US Dept of State, and BP-SOS, have contributed to the creation of the “Friends of FORB” which include more than 10 embassies to promote freedom of religion and monitor any violations in VN.

The AFJV team participated in forums like IRF Roundtable, Save the Persecuted Christians, and many other organizations that share our values. We have created a video to summarize the incident and used social media capabilities as our launching pad to spread the news. We currently work on a fact finding report regarding Father Thanh’s murder and our recipients are the UN for Human Rights and US State Department. We also plan to attend international religious conferences like the IRF Summit 2022, 28-30 Jun, in Washington DC. This international event attracts thousands of religious leaders around the world, provide a powerful platform for advocacy efforts.

 

2.      We need to learn in dealing with Hate Speech: We will learn monitoring and analyzing hate speech; addressing root causes, drivers and actors of hate speech; convening relevant actors; engaging with new and traditional media; using education as a tool for addressing and countering hate speech; and leveraging partnerships. These actions may include developing effective interventions, ensuring appropriate cooperation with and among law enforcement agencies, and developing processes to allow authorities and online service providers to respond rapidly. A more proactive approach by online service providers to address online hate speech is particularly important. The decision by Facebook to ban individuals or organizations that promote or engage in violence and hate, regardless of ideology, is encouraging and shows that online service providers are increasingly more aware of their role and responsibility for the content that is shared on their respective platforms and that they are willing to explore concrete measures to address online hate speech. Twitter in 2019 announced an expansion of policies around hateful content that dehumanizes others based on their religion. Tweets that dehumanize whole religious groups will be eliminated when they are reported to the company (source: UN study on hate speech). Those are their policies, but our organizations need to keep track of the hate speech activities in our local area. If a hate speech is identified on social media, we need to capture this activity and follow the subject social media’s report procedure to eliminate these activities.

 

3.      In conclusion, I would like to bring up the five recommendations in the letter Dr. Thang and many sign-on organization to present to President Biden when he will host the US-ASEAN summit planned for later this month (March 2022) as also our goals to advocate (Note: US-ASEAN summit in Washington DC will be postponed):

(1)            Maintain a database of reported incidents of hate speech and ask the Vietnamese government for both an explanation and a resolution of each incident;

(2)            Identify and assess the impacts of hate speech on religious communities that are targeted by the government of Vietnam;

(3)            Press social media providers such as Facebook and Google to take down the hate messages compiled in the database;

(4)            Work with the UN Human Rights Committee to monitor Vietnam’s compliance with Article 18 and Article 20 of the ICCPR;

(5)            Include hate speech as part of the Department’s annual reports on human rights and international religious freedom as well as its Country of Particular Concern designation decision.

Thank you for listening and good luck in the fight to keep your faith!


 

 

 

Tin bài liên quan:

RFA – Chính quyền ngăn cản phái đoàn Mỹ gặp tín đồ Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên

Do Van Tien

VNTB – Phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng về Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo

Trương Thế Tử

VNTB – Luyện nhôm ở Việt Nam cạnh tranh nhờ… trợ giá điện?

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo