Việt Nam Thời Báo

VNTB – Những cái cầu “kỳ” ở Đà Nẵng

TS  Phạm Đình Bá

 

(VNTB) – Một thiết kế cầu thành công phải tự nhiên, đơn giản, nguyên bản và hài hòa với môi trường xung quanh.

 

Theo bài thuyết minh về các cây cầu của Sở Du lịch Đà Nẵng, kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 1997, Đà Nẵng đã mở rộng không gian đô thị với biết bao đổi thay “kỳ diệu”.[1] Một trong những thay đổi nầy là những cái cầu “kỳ” mà tài liệu lề phải lúc nào cũng khoa trương.

Một thiết kế cầu thành công phải tự nhiên, đơn giản, nguyên bản và hài hòa với môi trường xung quanh.[2] Một cây cầu thường là một cấu trúc lớn và rất dễ nhìn thấy bên trong các khu vực xung quanh của nó. Bởi vậy nó cần phù hợp với cảnh quan và nhìn thật tự nhiên và hòa lẫn khéo léo vào cảnh quan nơi nó được thiết kế. Nó cũng phải đơn giản và không giống như nó bị lạc chỗ từ cách nhìn từ xa. Một cấu trúc trông tự nhiên hơn nếu nó có thể truyền đạt một ấn tượng dễ hiểu cho người về tại sao nó được thiết kế ở nơi nó được xây dựng và sự hữu ích của nó.

Hài hòa với môi trường xung quanh không nhất thiết phải có nghĩa là cây cầu chỉ phải hòa hợp tốt với môi trường của nó.[2] Nó cũng có nghĩa là cấu trúc phải được định hình sao cho “phù hợp” với vị trí của nó. Điều này thường có nghĩa là cây cầu có thể nổi bật so với môi trường xung quanh, nếu làm như vậy là thích hợp. Một cây cầu được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau nên trông rất đẹp mắt chỉ từ một quan điểm là không đủ.

Hình 1 đặt cầu Vàng ở Đà Nẵng bên cạnh cầu Storseisundet ở Na Uy. Cầu Vàng dài 150 m dành cho người đi bộ được mở cửa năm 2018 trong khuôn viên du lịch Vườn Thiên Thai. Cầu nầy nằm ở độ cao 1.400 mét so với mực nước biển ở vùng núi Bà Nà phía trên Đà Nẵng.[3] Cầu Storseisundet ở Na Uy là một cây cầu đúc dài 260 mét với đoạn ra biển Đại Tây Dương 23 mét, được khai trương vào năm 1989.[4] 

Những người chú trọng đến “làm giàu” cho thiểu số lãnh đạo đảng ở Đà Nẵng phải trả lời với người dân về việc họ xâm hại môi trường một cách thô bạo với một kiến trúc tầm bậy trong hình bên trái. Làm sao để lý giải rằng hai bàn tay nhơ nhớp ấy là thích hợp với những rặng núi mà người dân Đà Nẵng sinh ra và lớn lên với những rặng núi ấy như là những điều bình thường trong đời sống hằng ngày. 

Ngược lại, cầu Storseisundet có vẻ hài hòa với khung cảnh, núi, biển và địa hình của con đường nối liền không gian gần và xa trong hình bên phải. Cây cầu nầy có vẻ hiển nhiên là cần thiết cho giao thông qua cái vịnh trong hình bên phải. 

Trong hình bên trái, tại sao lại cần có cái cầu Vàng khi đã có con đường ngay bên cạnh cầu ấy. Nếu bạn là khách du lịch trên dãi núi xanh ấy, tại sao bạn không tự hỏi tại sao cái cầu Vàng nầy lại phải xây ở đó? Tại sao lại phải dùng cái cầu nầy để neo lên ý nghĩ cần phải đem “vàng” lên núi? Bọn tham “làm tiền” có thể nào thôi nghĩ đến tiền và vàng trong một khoảng khắc khi đi dạo trên những rặng núi đẹp của Đà Nẵng chăng? Tham lam ấy có đúng chỗ không?

 

Cầu Rồng ở Đà Nẵng (trái) và cầu sông Dương Tử Shibanpo ở Trung Quốc (phải)

 

Hình 2 đặt cầu Rồng ở Đà Nẵng bên cạnh cầu sông Dương Tử Shibanpo ở Trung Hoa. Cầu Rồng dài 568 mét bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng hoàn thành năm 2013.[5] Cầu sông Dương Tử Shibanpo bao gồm một cặp cầu dầm bắc qua sông Dương Tử ở Trùng Khánh Trung Quốc hoàn thành năm 2006.[6]

Trong hình bên phải, cái cầu trên sông Dương Tử có vẻ rất tự nhiên và cần thiết cho việc kết nối giao thông ở gần và xa trong những vùng trong hình. Trong hình bên trái, tại sao bọn “làm giàu” trầm cảm ở Đà Nẵng lại phải để cái con rồng kỳ cục ấy lên cái cầu? Con rồng ấy có dính gì đến khung cảnh và môi trường xung quanh? Tại sao bọn trầm cảm “làm tiền” ở Đà Nẵng phải phóng lên ý tưởng rằng một con rồng là một biểu tượng cho thành phố? Bọn trầm cảm ham tiền nầy có điên không?

Tài liệu và báo chí lề phải nói là kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 1997, Đà Nẵng đã xây những cây cầu bắc qua dòng sông Hàn như những điểm nhấn kiến trúc tạo nên dấu ấn riêng của thành phố.[1] Những kiến trúc nầy thật ra chỉ cho thấy việc làm tầm bậy của thiểu số lãnh đạo đảng ở thành phố nầy và sự trầm cảm của chúng với làm tiền, làm tiền và làm tiền.

______________

Tài liệu

  1. Sở Du lịch Đà Nẵng. Bài thuyết minh v các cây cu bt qua sông Hàn – S Du lch Đà Nng. 2019; Available from: https://avatardanang.vn/en/new-313/nhung-cay-cau-bac-qua-song-han/.
  2. Tang, M.-C., Forms and aesthetics of bridges. Engineering, 2018. 4(2): p. 267-276.
  3. Niall Patrick Walsh. Vietnam’s Daring Golden Bridge Takes a “Hands-On” Approach to Tourism. July 25, 2018; Available from: https://www.archdaily.com/898916/vietnams-daring-golden-bridge-takes-a-hands-on-approach-to-tourism.
  4. Wikipedia. Storseisundet Bridge. 2011; Available from: https://en.wikipedia.org/wiki/Storseisundet_Bridge.
  5. Wikipedia. Cu Rng. 2013; Available from: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u_R%E1%BB%93ng.
  6. Wikipedia. Shibanpo Yangtze River Bridge. 8 July 2021; Available from: https://en.wikipedia.org/wiki/Shibanpo_Yangtze_River_Bridge.

 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Chúng ăn Trọn(g) các dòng sông

Do Van Tien

VNTB – Tác động trên gia đình nạn nhân của vi phạm nhân quyền

Phan Thanh Hung

VNTB – Báo Công An cố tình nói láo

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo