Việt Nam Thời Báo

VNTB – Những Chữ Thường Dùng Sai Nghĩa: Cơ Chế và Cơ Cấu

Đỗ Văn Phúc

 

(VNTB) – Chữ “Cơ Chế” mang tính nội dung, điều hành của một vật thể, một tổ chức chứ không phải là hình thức tổ chức của nó.

 

Ngày nay, trên báo chí chúng ta nghe nhiều hai chữ “Cơ Chế” được dùng khi nói về các thành phần của một tổ chức nào đó. Việc dùng sai và bừa bãi này bắt nguồn từ trong nước Việt Nam và người ở hải ngoại lại vô tình học theo.

Ví dụ: Trong một tập san mới đây của một tổ chức lớn, khi giới thiệu thành phần nhân sự của các Hội Đồng Chấp Hành, Hội Đồng Giám Sát, và Hội Đồng Cố Vấn; người ta đã giới thiệu với tựa đề như sau: “Ba Cơ Chế của Tổ Chức X là…”

Chữ CƠ CHẾ bị hiểu sai và bị dùng không đúng trường hợp.

, theo tự điển Tiến Đức trang 93, có cà một tá nghĩa nghĩa khác nhau; Xin dẫn ra hai định nghĩa khá gần gũi là:

1. là “máy, với nghĩa rộng là những gì có dường (sic) mối.” Đi đôi với chữ “” này là Khí, Động , Học, Phi , Hành. Quan là cái then máy được định nghĩa là “bộ phận quan yếu trong một công cuộc gì.”

Thí dụ: Các chính đảng thường có một tờ báo để làm quan. Nguyệt San Chiến Sĩ Cộng Hoà và nhật báo Tiền Tuyến là hai cơ quan ngôn luận chính thức của Quân Lực VNCH.

2. Nghĩa thứ hai của là cái nền tảng. Thí dụ: các chữ Đồ, Ngơi, Nghiệp, Sở, bản.

Tra trong các tự điển Hoa Ngữ, Anh Ngữ, và Pháp Ngữ; chúng tôi ghi nhận ba định nghĩa tương tự nhau:

1. Theo Tự điển Thiều Chửu, (còn gọi là KY) 機 là cái máy. Ráp lại bởi nhiều bộ phận để làm một việc gì đó.

2. Theo Merriam Webster và The Free Dictionary by Farlex, (Mechanism) định nghĩa tượng tự như trên “a system of parts working together in a machine; a piece of machinery.” Các thí dụ là: apparatus, machine, appliance, tool.

3. Tự điển Larousse của Pháp cũng định nghĩa tương tự. là “cái máy ráp bởi các phần lệ thuộc vào nhau  để làm được một việc ấn định.” (Dispositif constitué par des pièces assemblées ou reliées les unes aux autres et remplissant une fonction déterminée).

Thí dụ: entraînement, freinage, verrouillage, etc.

CƠ chế theo Anh ngữ là Mechanism, có nghĩa sự vận hành, sự tác động hỗ tương giữa những bộ phận (elements) của một cấu trúc. Nói gọn, đó vừa là cái máy, vừa là sự vận hành; nó không hề có nghĩa là một hệ thống tổ chức.

Ngoài định nghĩa cụ thể là cái máy, thì chữ còn có nghĩa là “một diễn trình tự nhiên hay có sắp xếp qua đó mà hoàn tất một công việc.” (a natural or established process by which something takes place or is brought about).

Theo như các nghĩa vừa dẫn ra “sự vận hành của một cỗ máy hay diễn trình để thực hiện điều gì đó,” thì chữ “Cơ Chế” mang tính nội dung, điều hành của một vật thể, một tổ chức – lớn thì như một nền chính trị, nhỏ thì như một hội đoàn – chứ không phải là hình thức tổ chức của nó.

Ví dụ: Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có một cơ chế chính trị độc tài so với nước Việt Nam Cộng Hoà có cơ chế dân chủ.

Còn khi muốn nói đến tổ chức ra sao, gồm có các thành phần nào, thì chữ đúng để dùng là “Cơ Cấu” (Structure).

Ví dụ: Cơ cấu tổ chức của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ gồm có ba hội đồng là Hội Đồng Quản Trị, Hội Đồng Chấp Hành, và Hội Đồng Giám Sát).

 Hôm nay, đọc một câu trong bài  “LITTLE SÀI GÒN, QUẬN CAM CÓ CÒN LÀ THỦ ĐÔ CỦA NGƯỜI TỴ NẠN” của một tác giả tên Quang An, có một câu đáng bàn (tuy bài đã cũ, từ năm 2021).

Cái tên Little Sàigòn là đây. Người Việt đã yêu kiều đặt địa danh này cho một vùng đất cách xa quê hương hơn nửa quả địa cầu để hồi tưởng… để nhớ nhung…về một Sàigòn xưa.

Yêu Kiều chỉ dùng để nói về một dáng dấp tha thướt, dịu dàng hay một nhan sắc đáng yêu của thiếu nữ thanh thoát, gọn gàng. Hoặc nhân cách hoá cho một gì đó đẹp đẽ mà mình yêu mến.

Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về, lòng khách tha hương, vương sầu thương… Nhìn em, mờ trong mây khói…  Dáng yêu kiều một thời đã qua…”  “Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành.

Lại nhớ có lần đọc một bài trên báo Trẻ, có một tác giả viết :” Sáng ra nghe gà gáy líu lo…”

Hãi quá, nếu không ngăn kịp, có khi họ sẽ viết ” con bò rống thánh thót, con chó sủa du dương...” thì nền văn chương An Nam mình sẽ ra sao?

Cũng trên báo Trẻ, trong trang chuyên về thể thao, có một bản tin tựa đề: “Đội Tuyển Ý đang tìm thuê ông Thuyền Trưởng.”

Cũng trong phần tin tức của một báo nọ xxx, có tựa đề “Đại Úy.xxx, Phát Ngôn Viên của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ…” Có lẽ tác giả cũng dịch chữ Captain mà trong Hải Quân là cấp Đại Tá. Vì chức  Phát Ngôn Viên của 1 Hạm đội khó có thể giao cho một ông Đại Úy.

Hoá ra người viết tin đã dịch từ chữ Captain mà trong Anh Ngữ có rất nhiều nghĩa khác nhau: Đại Úy, Đại Tá Hải Quân, Thuyền Trưởng, Hạm Trưởng, một chức cấp trưởng phòng trong Cảnh Sát Mỹ, Đội Trưởng một đội bóng hay gì đó.”


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Giáo dục bất lực: nhà trường thành chiến trường

Do Van Tien

VNTB – Tiếng Việt: coi chừng nói hớ

Phan Thanh Hung

Cải cách không đủ mạnh, doanh nghiệp tư nhân… ra rìa

Phan Thanh Hung

1 comment

Đỗ Văn Phúc 15.02.2023 7:46 at 07:46

Tác giả xin phép đính chính một lỗi trong bài: Đẹp đẽ (dấu ngã) thay vù ‘đẹp dẻ'(dấu hỏi.
Xin thành thật cáo lỗi

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.