Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ổ tham nhũng TKV: Lỗ có định hướng và rút kinh nghiệm?

Kỳ Lâm (VNTB)  100.343 nghìn tỷ đồng nợ trong đó có 62.734 nợ dài hạn với nguyên nhân do đội vốn – chậm tiến độ dự án, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) trở thành nỗi chua xót, khi mà ngay cả mỗi việc “múc tài nguyên lên bán nhưng vẫn nợ”.

Nợ thì nợ

Một số dự án tai tiếng của tập đoàn này như dự án bauxite – nhôm Lâm Đồng có mức đầu tư phê duyệt là 7.787 tỷ đồng, sau 2 lần đội vốn, tăng lên 16.821 tỷ đồng. Dự án mở rộng công suất mỏ đồng Sin Quyền (Lào Cai) điều chỉnh đầu tư từ 1.003 tỷ đồng lên 2.564 tỷ đồng,…

Như vậy, mỗi bước “đầu tư” của TKV đều luôn chắc suất đội vốn lên gấp 3 – 4 lần. 

Dù sao, đó chỉ mới là một phần nổi của tảng băng chìm mang tên: “ổ tham nhũng TKV”. Nó giải thích vì sao chỉ việc múc xới lên bán mà vẫn lỗ.

Thực tế cách đây gần 10 năm, trên báo chí truyền thống đã đăng tải nhiều bài viết liên quan đến vấn đề tồn tại cản trở sự kinh doanh có lãi của TNV. Theo đó, bản thân tập đoàn TKV chỉ tập trung tăng trưởng bằng xuất khẩu than, khiến cho việc có thời điểm, tập đoàn này dư thừa sản phẩm nhưng than lại có chất lượng kém, dẫn đến khủng hoảng thừa vào năm 1999. Dù sau đó, Chính phủ ra quyết định 20/2003/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 có xét triển vọng đến năm 2020” nhằm ngăn chặn tư duy thành tích nêu trên, nhưng TKV vẫn chứng nào tật nấy, tiếp tục đẩy mạnh đào sản lượng than trên cơ sở có mỏ cũ có từ thập niên 80, không đảm bảo chất lượng than, thậm chí là chủng loại than. Dẫn đến cái gọi là thành tích sản lượng than thương phẩm lên đến 18,8 triệu tấn vào năm 2003, thậm chí lên đến 24,7 triệu tấn than thương phẩm vào cuối năm 2004 – vượt hoàn toàn mục tiêu quy hoạch ngành than của Chính phủ là đến năm 2010 sẽ ở ngưỡng 23-24 triệu tấn.

Quyết định 20/2003/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 có xét triển vọng đến năm 2020”
Tiếp đó, là cách TKV hưởng thụ trên tài nguyên có sẵn mà không chịu đầu tư máy móc công nghệ. Hiện nay, hệ số khai thác mỏ lộ thiên là 1/10 (10 tấn đất, đào 1 tấn than) với mức giá 2 triệu/ tấn; việc chuyển đổi mỏ lộ thiên sang hầm lò – làm lò cao với công nghệ phức tạp hơn cũng đưa cho giá than Việt Nam chi phí “đào xới múc” cao hơn so với giá than các nước khác, và khi bán không được thì có nghĩa nó sẽ bị “ngâm” trong nước. Đây là hệ quả của một thời tận hưởng mỏ than lộ thiên, không chịu đầu tư nâng cấp công nghệ trong khai thác than,…  Không đâu xa, mỏ Vàng Danh  từng được TKV đầu tư cơ giới hóa gấp 2 lần giá thị trường bằng sự độc quyền, nhưng năng suất đem lại tương đương lò thủ cộng.

Vấn đề tiếp theo cần phải đem ra mổ xẻ là vấn đề “thổ phỉ” trong ngành than, thực tế phải gọi đúng tên là “tài phiệt phỉ”, vì nó đã có sự tham gia của TKV trong gây thất thoát nguồn tài nguyên của đất nước. TKV lộng quyền tự chia chác nguồn tài nguyên cho các đơn vị thành viên không đơn ký, buông lỏng quản lý khiến cho tài nguyên quốc gia bị chảy qua túi các đại gia ngành than.

Năm 2008, báo VNN trong loạt bài “Vàng đen” vẫn chảy qua biên đã đặt câu hỏi trọng tâm: Liệu có “thổ phỉ” ở giữa lòng ngành than. Xuất phát từ việc, số lượng than lậu bị cơ quan Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ trong vòng 3 ngày lên gần 100 ngàn tấn với 10 triệu tấn than lậu xuất ra hằng năm. Chính người phát ngôn của Công an tỉnh Quảng Ninh, thượng tá Nguyễn Trịnh Đông trong phát biểu với báo giới đã nhấn mạnh, hệ quả đó là đến từ chính việc TKV buông lỏng quản lý đến mức cho không tài nguyên qua việc cho phép một số công ty được phép xuất than tiểu ngạch, trong 1 năm được phép xuất mấy chục vạn tấn than mà không có sự kiểm tra, giám sát về mức sản lượng cấp phép.

Đấy là cách mà lãnh đạo TKV “phát triển bền vững” theo quan điểm phát triển của ngành?

Nhưng lãnh đạo vẫn chơi bời

Dù kinh doanh theo xu hướng lỗ vẫn là chủ đạo, nhưng lãnh đạo TKV qua các thời kỳ lại chỉ biết thu vén cá nhân, tư duy “ăn xổi” khi vung tiền mua ôto; trục lợi qua cách đầu tư báo giá cao gấp hàng chục lần so với giá gốc bên ngoài; sản lượng than được đem bán lậu và bị đánh đồng sang “sản lượng khai thác thấp” vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ. Thậm chí, lãnh đạo tập đoàn này còn tiến hành một loạt huy chương dỏm kỷ niệm với giá 70 tỷ đồng. Trong khi đó, mức lương dành cho lãnh đạo tập đoàn ở ngưỡng cao ngất – trong đó, lương Chủ tịch Hội đồng quản trị là 52,2 triệu đồng tháng, tổng giám đốc 50,7 triệu đồng/ tháng. Nếu tính theo số lương của tướng trong quân đội theo Thông tư 77/2016/TT-BQP (ở mức 12 triệu đồng) thì lương TKV cao gấp 4 lần; trụ sở làm việc tại Hà Nội và Quảng Ninh tương đương gần một trung tâm hành chính tỉnh ới mức giá lên đến 3.771 tỷ đồng. 

Báo GDVN đăng bài của tác giả Mai Anh tự hỏi về trách nhiệm liên quan đến chức năng gây lỗ của TKV. Và điều không quá bất ngờ là cả Thanh tra Bộ Tài chính và TKV đều khẳng định “sẽ rút kinh nghiệm” thông qua sai phạm của tập đoàn này.

Sẽ không ai sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến lỗ của ngành đặc thù này cả. Vậy con số “lỗ” này sẽ chuyển đi đâu? Đó là tăng giá than cho ngành điện (EVN), và bằng cách này, sẽ khiến cho người dân được hưởng giá điện mới. Như vậy, gián tiếp người dân sẽ gánh “lỗ” cho sự yếu kém về điều hành, quản lý của lãnh đạo TKV.

TKV là điển hình của cái gọi, chỉ cần ngồi im là đã giúp ích cho đất nước rồi.

Tin bài liên quan:

VNTB – Tấn công bạo lực nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh: hiệp sĩ, côn đồ, hay công cụ an ninh?

Phan Thanh Hung

Tầng lớp siêu giàu ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

Đừng để vọoc chà vá phải đu dây điện tại bán đảo Sơn Trà

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo