VNTB- ‘Phản đối Trung Quốc xây dựng phi pháp’: Chính quyền CSVN vẫn diễn kịch!

‘Phản đối Trung Quốc xây dựng phi pháp’: Chính quyền CSVN vẫn diễn kịch!
Cơ sở hạ tầng Trung Cộng xây dựng trên đảo Phú Lâm – AMTI chụp qua vệ tinh hôm 28/1/2017. Courtesy of amti.csis.org

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Trung cộng sắp hoàn tất hơn 20 cấu trúc trên các đảo nhân tạo do họ bồi đắp trên Biển Đông mà được cho là rất giống những kho chứa tên lửa tầm xa đất đối không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lập tức trả lời: “…việc xây dựng cải tạo không có phép của Việt Nam đều là phi pháp!…”.
Câu trả lời tức thì, không một chút đắn đo trên phải chăng là thể hiện “dũng khí và bản lĩnh Việt Nam”?
Thế nhưng trong năm 2016, có đến ít nhất nửa chục lần Bộ Ngoại giao đã ngay lập tức đưa ra câu trả lời mà được giới chuyên gia nhà nước tung hô là “đầy mạnh mẽ’ như thế, để sau đó mọi chuyện vẫn đâu vào đấy.
Sự thể cho tới giờ là Trung cộng muốn làm gì thì làm: Lập khu hành chính Tam Sa, đưa khách du lịch ra Tam Sa, xây dựng và bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng máy bay trên đảo, và… đưa tên lửa ra đảo.
Không khó để hình dung rằng đang tồn tại một hệ thống tên lửa đất đối đất và dất đối không của Trung cộng hướng thẳng, nhắm thẳng vào vùng duyên hải của Việt Nam.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn… vung tay. Cách nói và hành vi mang tính lặp lại quá nhiều lần như thế, đã khiến nhiều người liên tưởng đến một màn kịch, với diễn viên chỉ biết thể hiện duy nhất một hành động kịch.
Sự thể lại càng kệch cỡm hơn, sau chuyến đi bất ngờ “thăm vào làm việc ở Trung Quốc” của ông Nguyễn Phú Trọng. Để sau 15 hiệp định được Việt Nam ký kết với Trung cộng, dòng vốn đầu tu của các doanh nghiệp Trung cộng bất thần tăng vọt ở Việt Nam, khiến ngay lập tức Trung cộng vươn lên vị trí thứ hai trong số cac nước đầu tư vào Việt Nam.
Cần nhớ lại, vào năm 2016, Trung cộng đã đưa lên lửa ra đảo Phú Lâm và gây nên một chấn động lớn đối với giới lãnh đạo Việt Nam. Nguy cơ xung đột hay chiến tranh cục bộ ngày càng hiện hữu. Trong bối cảnh rủi ro tăng vọt như thế, hành động phản ứng có trọng lượng nhất của chính quyền Việt Nam là chuyển tên lửa ra quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, giới quốc phòng và ngoại giao Việt Nam đã không một lần dám công khai hành động dùng tên lửa phòng thủ này, vì sợ mất lòng “thiên triều”. Trớ trêu thay, công luận xã hội chỉ biết đến sự việc này thông qua… Reuters (một hãng thông tấn Anh). Reuters còn phỏng vấn cả Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – thứ trưởng quốc phòng Việt Nam, để lần đầu tiên ông Vịnh tỏ ra một chút dũng cảm, khi không phát ra từ ngữ nào phủ nhận câu hỏi của Reuters về vụ Việt Nam đưa tên lửa ra Trường Sa.
Nhưng tất cả hình như chỉ có thế. Đến đầu năm 2017, một vòng cung quân sự mang tính chiến thuật và có thể cả chiến lược của Trung cộng đã khống chế một phần Biển Đông, và suốt một vùng duyên hải của Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, chính hành động như thế diễn kịch của các nhân vật Bộ Ngoại giao Việt Nam càng khiến dư luận đặc biệt nghi ngờ về sự tồn tại một thỏa thuận ngầm giữa Hà Nội và Bắc Kinh: Việt Nam “được phép” phản ứng với thái độ rất “chừng mực”, nhưng không thể có phản ứng nào quyết liệt đến mức làm ảnh hưởng đến cac hoạt động của Trung cộng ở quần đảo Hoàng Sa.
Lê Dung / SBTN
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)