Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sạt lở đất gây chết người ở miền Trung có nguyên nhân từ ‘nhân tai’

Nguyễn Nam

(VNTB) – Đơn giản: tại rừng tự nhiên đã bị chính phủ khai phá suốt gần nửa thế kỷ rồi còn gì!

Bên cạnh lý do thiên tai rất quen thuộc từ bao đời nay của miền Trung, thì với dồn dập sạt lở như hiện tại, theo nhận định của tiến sĩ Trần Tân Văn, viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản, đó là do rừng tự nhiên bị khai phá quá nhiều.

“Rừng có tác dụng hai chiều, một mặt bộ rễ làm cho sườn dốc khỏe hơn, ổn định hơn. Mặc khác hệ thống thân, lá làm cho sườn dốc gánh sức nặng nhiều hơn. Nên rừng quan trọng nhất là thảm phủ thực vật nguyên sinh nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều chủng loại, khi đó tác dụng thẩm thấu tốt hơn, giúp cho đất đá có thời gian liên kết, hay nói đơn giản là sự kết dính trong lòng đất.

Còn rừng trồng, rừng sản xuất phía dưới không còn thảm thực vật nào khác, tác dụng thẩm thấu từ từ không còn. Mưa xuống, trong lòng đất là túi nước, và còn gánh thêm sức nặng của thân lá, thì rừng sản xuất vô tình trở thành gánh nặng, chứ không giúp giảm sạt lở. Đã đến lúc trả lại cho thiên nhiên. Trong thời gian qua, việc tập trung phát triển kinh tế lấn sân vào tự nhiên quá nhiều” – tiến sĩ Trần Tân Văn giải thích một cách đơn giản nhất.

Sau tháng tư, 1975, với việc hình thành lực lượng thanh niên xung phong ở các tỉnh, thành nhằm ‘đi xây dựng lại đất nước’, người ta đã quen nghe nhạc điệu rộn rả ngợi ca phá rừng mang tên “Khúc hát người đi khai hoang”: Ta đốt lửa cho đồi hoang ấm mãi (..) Ta về đây phá đồi hoang (…) Theo bước ta đất mừng reo xanh mượt/ Cất cao lên ánh lửa yêu đời/ Khúc ca mừng đất vỡ thênh thang (…) Chiến khu xưa nay là miền đất hứa (…) Theo bước ta đất mừng lên xanh mượt/ Mãi reo vang đất mở nông trường/ Những công trình vẫy gọi ta đi

“Chiến khu xưa” của những người hoạt động cách mạng theo như xác nhận của Tố Hữu ở thi phẩm “Việt Bắc”, thì đó là “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”.

Phá rừng và trồng rừng ở đất miền Trung cần có sự hiểu biết về lâm nghiệp, vì đây là địa hình có các sườn đồi luôn đối mặt bão lụt hàng năm với mật độ cao nhất.

Ông Trần Tân Văn giải thích: Đối với các sườn dốc, nước là kẻ thù số 1. Mưa to dài ngày như ở miền Trung tháng 10 vừa rồi làm cho các sườn dốc giữ nước.  Nước khiến cho các sườn dốc nặng hơn rất nhiều. Chính nước làm yếu đi tính chất cơ lý của đất đá. Tính kháng trượt của sườn dốc yếu đi rất nhiều. Hai yếu tố cộng hưởng cùng lúc là nguyên nhân gây ra sạt lở liên tục ở miền Trung.

“Những trận mưa lịch sử trút xuống liên tục. Miền Trung như một túi nước, khu vực miền núi lượng nước cực lớn ứ lại trong kết cấu rỗng của lòng đất. Chỉ cần có trận mưa lớn lập tức xảy ra sạt lở” – ông Trần Tân Văn nhận xét.

Còn vì sao lòng đất lại có kết cấu rỗng, đó là câu chuyện về giá trị khác biệt giữa rừng tự nhiên với rừng trồng đã nêu ở phần đầu bài viết. Điều này góp phần cho biện giải chuyện nhà chức trách yêu cầu các chủ dự án thủy điện phải ‘bù rừng’ đối với phần rừng bị triệt hạ để làm thủy điện, trên thực tế là rừng trồng kiểu này không có giá trị giúp miền Trung trong mùa bão lụt.

“Những vụ việc rất đau lòng do sạt lở núi, nhưng chúng ta cần nhìn thẳng rằng thời tiết cực đoan, khiến kết cấu đất thay đổi, đó là ‘nhân tai’, bởi chúng ta đã khai thác thiên nhiên quá nhiều để phục vụ cho sự phát triển” – ông Trần Tân Văn nhận xét.

Tin bài liên quan:

VNTB – Tháng tư và chuyện tranh chấp của những công thần cách mạng

Phan Thanh Hung

VNTB – Ai được quyền phán xét về ‘tin giả’?

Phan Thanh Hung

VNTB – Vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc: Để nỗi đau không lặp lại!

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo