Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tại sao lại khó tự chủ … nuôi gà?

Khánh An dịch 

(VNTB) – Việc nuôi  gia cầm lấy thịt lại khó khăn một cách đáng ngạc nhiên cho Trung Quốc 

Cần phải phải kìm lòng để xem những con gà con Jinghai Pougia một ngày tuổi.  Với tất cả những tiếng kêu thảm thiết và bộ lông mềm, mịn, chúng là những nhà máy sản xuất thịt nhỏ, hiệu suất cao. Sản phẩm của nhiều thập kỷ nghiên cứu di truyền trong các phòng thí nghiệm của Mỹ và châu Âu, chúng nở ra ở Trung Quốc nhờ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm việc chuyên chở trứng và gà con đến các địa điểm chăn nuôi trên khắp năm châu.

Những chuỗi cung ứng đó mong manh hơn người ta tưởng. Dịch bệnh, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và covid-19 đều đã làm gián đoạn hoặc đe dọa làm gián đoạn nguồn cung cấp gà công nghiệp. Điều đó khiến những chú gà con này gợi đến một vấn đề khá thú vị: mối quan hệ ngày càng phức tạp của Trung Quốc với toàn cầu hóa công nghệ cao, điều đã làm cho Trung Quốcthịnh vượng hơn, nhưng cũng phụ thuộc hơn vào thế giới bên ngoài phần nào gây khó khăn cho các ông chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Logic phi cảm tính của việc nuôi gia cầm năng suất cao là rất dễ hiểu. Tuần này, đứng trong khoang chứa hàng của một trang trại ở tỉnh duyên hải Giang Tô, Chaguan đã nghe giám đốc điều hành công ty Jinghai giải thích về việc “gà thịt lông trắng”  tăng lên 2,5kg trong 40 ngày ra sao. Giống “gà lông vàng” , có nguồn gốc từ gà thả vườn, mất thời gian trưởng thành gấp đôi và chỉ nặng bằng một nửa. Khách hàng nhận những khay các tông chứa 102 gà con đang nhìn qua các khe hở ở xung quanh. Bốn khay có thể tạo ra một tấn thịt gà.

Mối quan tâm của Trung Quốc đối với đạm giá rẻ cũng không phải là điều bí ẩn. Nửa thế kỷ trước thịt là thứ xa xỉ hiếm có. Bây giờ, thịt lại là nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Trong khi đó, nguồn cung cấp đất nông nghiệp và nước sạch của Trung Quốc không tăng. Nông nghiệp vẫn bị tàn phá bởi các vụ bê bối an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc thú y giả hoặc thược trái phép tràn lan, và dịch bệnh bùng phát. 

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên có những bài phát biểu về an ninh lương thực. Tuy nhiên, đó là một vấn đề khó giải quyết. Các nhà lãnh đạo cũng kêu gọi tự lực trong các công nghệ then chốt. Và trong trường hợp gà thịt, hai tham vọng – nuôi gà thịt hiệu quả và tránh phụ thuộc vào nhập khẩu – lại mâu thuẫn với nhau.

Những chú gà con ở Chaguan là hậu duệ đời thứ năm của  kết quả của 80 năm chọn lọc các dòng gà với các đặc điểm như chuyển đổi thức ăn thành thịt hiệu quả, tăng trưởng nhanh, xương chân chắc khỏe và kháng bệnh. Sau những làn sóng hợp nhất, ngành này bị chi phối bởi hai công ty, Aviagen (có trụ sở tại Alabama và thuộc sở hữu của Tập đoàn EW của Đức) và Cobb (thuộc sở hữu của Tyson, một đại tập đoàn gia cầm của Mỹ).

Những con gà thuộc các dòng có giá trị nhất không bao giờ rời khỏi các trang trại được canh giữ tối đa ở Mỹ và Anh: một con gà mái này có thể tạo ra 4 triệu hậu duệ trực tiếp. Con cái thế hệ thứ hai của chúng được đưa đến các địa điểm sinh sản rải rác ở Brazil, Anh và New Zealand, một phần để phòng tránh giảm nguồn cung do bệnh cúm gia cầm và các bệnh khác dẫn đến tình trạng đóng cửa biên giới. 

Gà con F3 một ngày tuổi được vận chuyển bằng đường hàng không đến các đối tác địa phương như Jinghai để nuôi trong sáu tháng. Chúng được nuôi trong các trại gia cầm có nhiệt độ, ánh sáng nhân tạo. Tổng cộng, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu 1,6 triệu gà con lông trắng F3.

Jinghai cho ấp nở 8 triệu con gà giống F4 hàng năm. Công ty này bán một số cho các doanh nghiệp nông nghiệp khác. Họ nuôi số gà còn lại để sản xuất  gà thế hệ thứ năm giống như những con gà con mà Chaguan đã thấy. Đây là “gà thịt”, được tiêu thụ trong các cửa hàng thức ăn nhanh, trường học và căng tin nhà máy, hoặc là gà bán trong siêu thị. Gà lông vàng hầu hết là gà nguyên con bán ở chợ được các đầu bếp Trung Quốc cho là ngon hơn.

Trung Quốc từ lâu đã cố tạo ra giống gà nội địa với các giống  có sẵn trong nước. Việc lai tạo từ  gà F3 hoặc F4 nhập khẩu là giải pháp tồi vì gen của chúng kém hơn so với gen của lứa F2 và F1, vì vậy gầy giống gà mới từ gà F3 hay F4 là không tốt.. 

Vào tháng 9, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, đã phát hành báo cáo về chăn nuôi chú trọng đến việc tự cung tự cấp gia cầm, ưu tiên chăn nuôi gà thịt. Các công ty nước ngoài lớn đã phản đối lại yêu cầu gửi gà giống F2 sang Trung Quốc của các quan chức nước này. Một công ty gia cầm với 10% thị trường trong nước, Fujian Sunner, cho biết họ đã nhân được giống gà thịt thuần Trung Quốc nhưng hiệu suất của chúng còn gây tranh cãi.

Việc phụ thuộc vào giống gà ngoại có nhiều rủi ro. Trong vài tháng gần đây, New Zealand là một trong những quốc gia duy nhất có thể gửi gà con F3 đến Trung Quốc, sau khi các nhà xuất khẩu khác bị vướng dịch cúm gia cầm. Li Jinghui, chủ tịch của Liên minh Gà Thịt Trung Quốc, một hiệp hội công nghiệp, tuyên bố rằng các điều kiện để các nhà khoa học “xuất sắc” của Trung Quốc phát triển các giống gà nội địa đã chín muồi. 

Ông Li nói thêm rằng thực khách Trung Quốc không thích món ức gà của phương Tây và cho rằng chân gà là món ngon, vì vậy những con gà thịt Trung Quốc có thể phải có đùi và chân to hơn. Nhưng ông Li gợi ý rằng mục tiêu của chính phủ là đa dạng hóa nguồn cung cấp thịt, thay vì tự cung tự cấp theo nghĩa đen. Để các giống gà Trung Quốc và nước ngoài cạnh tranh như điện thoại Huawei và Apple, ông khuyến nghị: thị trường nên quyết định kết quả.

Đừng hỏi về quyền động vật

Wang Hongsheng, chủ trại gà Jinghai, thừa nhận ông lo lắng về sự gián đoạn nguồn cung gà, thậm chí còn băn khoăn liệu Tổng thống Donald Trump có thể hạn chế xuất khẩu của Mỹ hay không. Nhưng để phát triển một giống gà nội địa từ đầu sẽ mất nhiều năm, và nếu không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, người ta có thể mất cả  gia tài “mà không thu được lợi ích gì”.

Những chú gà công nghệ cao không bóng bẩy như tàu cao tốc hay thông minh như máy tính lượng tử. Tuy nhiên, chúng vẫn là một trường hợp điển hình về việc tại sao khó tự chủ. Thị trường thịt gia cầm của Trung Quốc còn chỗ để phát triển: Người phương Tây ăn thịt gà nhiều hơn người Trung Quốc. 

Nhưng nếu không có một hệ thống sức khỏe động vật và kiểm soát môi trường mạnh mẽ hơn, thì chỉ riêng công nghệ sinh học không thể giúp Trung Quốc phát triển nền nông nghiệp đẳng cấp thế giới. Hơn nữa, một chiến lược lâu đời của Trung Quốc – bắt nạt các công ty nước ngoài nhằm buộc chuyển giao tài sản trí tuệ – hiện đang phản tác dụng. 

Sự tin tưởng của phương Tây đối với Trung Quốc đang giảm sút và việc tuyên bố chính thức về khả năng tự cung tự cấp là một nguyên nhân. Chính trị quá trình toàn cầu hóa trở nên khó khăn khi một bên cảm thấy rằng họ bị đe doạ.

 

Nguồn: https://www.economist.com/china/2020/10/29/high-tech-chickens-are-a-case-study-of-why-self-reliance-is-so-hard

Tin bài liên quan:

VNTB- Vì sao Trung Quốc có thể hỗ trợ Iran trong cuộc chiến với Hoa Kỳ?

Phan Thanh Hung

VNTB – Bắc Kinh gia tăng chiến dịch đồng hóa sắc tộc

Phan Thanh Hung

VNTB – Trung Quốc đang bị phong tỏa

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo