VNTB – “Thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo”?

Hải Nguyễn (VNTB) Đề thi môn ngữ văn THPT vừa kết thúc, theo đó thì trên diễn đàn facebook cũng có những tranh luận, phản biện lại cách ra đề văn năm nay dường như có một chút gì đó sai sai ở môn ngữ văn năm nay?. 

Đề thi: Phần đọc hiểu ( 3.0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

” Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta vui buồn với nhân vật trong truyện.

Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc đễ dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với hình ảnh đẹp : một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.”

( Trích Thiện, Ác và Smartphone- Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn,2017,tr 275 ).

Nhận thấy điểm chung của hai tác giả đều hướng tới sự quan trọng của đề thi THPT, nên tôi trích lại nguyên văn những lời phản biện của hai tác giả để rộng đường dư luận, để có thể góp thêm những hiểu biết của những người khác nữa, hầu nhìn lại cách ra đề môn Ngữ Văn năm nay liệu đã chuẩn văn hay chưa?.

Phản biện của ông Chu Mộng Long như sau : 

Thấu cảm là cách nói khác của trực giác, chỉ sự tương giao cảm xúc giữa ta và đối tượng (người hoặc thậm chí vạn vật). Trực giác gắn liền với một sự kiện, hoàn cảnh riêng lẻ, tức thời, không thuộc phạm trù “hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn” hay “hiểu được suy nghĩ” của người khác. So sánh “giống như cái lạnh thấu vào tủy hay cái đau thấu xương” là định xếp “thấu cảm” vào loại bệnh “cảm lạnh” à? Cảm khác biệt với hiểu. Cảm diễn ra khoảnh khắc. Hiểu là cả một quá trình. Làm gì có chuyện “khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm”, vì trực giác thuộc bản năng vô tư, phi lí tính. Nói “đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác” là bốc phét, đồng bóng của mấy gã “ngoại cảm” chứ không phải trực giác! Trẻ em, người nguyên sơ, người khuyết tật luôn có khả năng trực giác cao hơn người lớn và người hiểu biết lí tính chứ “khả năng phát triển” cái gì? Định giáo dục cho học sinh khả năng trực giác à?

Nghe nhà trực giác luận Bergson định nghĩa nè:

“Trực giác là bản năng vô tư, tinh thần tự nó có khả năng thâm nhập vào đối tượng của nó và mở ra vô tận”. “Giữa chúng ta và bản thân ý thức chúng ta có một bức màn xen vào, bức màn dày đặc đối với đại đa số con người, nhưng nó sẽ là bức màn mỏng, gần như trong suốt đối với nghệ sỹ”. (H.Bergson, Sức mạnh tinh thần, tr.192,193).

Theo Chu Quang Tiềm, Trực giác thuộc về Ngã, còn hình tướng thuộc về Vật. Khả năng trực giác đi đến “Vật Ngã đồng nhất” – Ta và Vật là một. (Chu Quang Tiềm, Tâm lý văn nghệ, tr.30)

Các ví dụ Đặng Hoàng Giang đưa ra minh họa không mang nghĩa nào là “hiểu thấu đáo” cả, nó chỉ có phần đúng với nghĩa đơn giản và hời hợt nhất của trực giác hay thấu cảm. Nhưng cách giải nghĩa, định nghĩa của anh ta thật ngô nghê, buồn cười, lẫn lộn giữa trực giác và tư duy lí tính.

Nó ngô nghê cũng giống như anh ta từng ngô nghê khi cùng với Tạ Bích Loan cho rằng không nên làm việc từ thiện cho người dân vùng cao, vì cái quần cái áo người Kinh đã đánh mất “bản sắc dân tộc” của họ. Anh ta không “thấu cảm” được cái rét buốt của những em bé nghèo khổ không quần không áo mà lại cao đàm khoát luận về “thấu cảm”. Đúng là thời đại kẻ đạo đức giả lên giọng dạy đạo đức!

Một văn bản thiểu hiểu biết thì bắt học sinh đọc hiểu kiểu gì? Nói tầm phào thì được, còn đưa vào đề thi phải chuẩn.

Thôi thì không trách Đặng Hoàng Giang dốt. Đứa ra đề thi cũng dốt. Trách cho một đứa dốt kéo theo dốt cả làng. Đạo đức giả là thứ vi trùng lây lan rất mạnh, nhất là trong học đường, ở chính cái môn Ngữ văn!

Phản hồi lại phản biện của ông Chu Mộng Long là phản biện của cô Nguyễn Thúy Hồng sau đây : 

Cá nhân tôi và rất nhiều bạn đồng nghiệp đánh giá cao ý tứ và cách hành văn của Đặng Hoàng Giang trong đoạn trích đưa vào đề thi; dù rằng, một vài chữ cần bàn thêm (không phải lỗi của tác giả). Nếu tách riêng từ “thấu cảm” ra thì có thể khó đối với học sinh; vì đây là từ ghép phiên âm Hán Việt, gồm thấu và cảm, nghĩa là thấu hiểu và cảm nhận (hay xúc cảm, đồng cảm). Nhưng tác giả đã đặt nó trong một chỉnh thể văn bản, có những dẫn giải khá rõ ràng (xin hãy đọc kỹ ở đề trích dẫn kèm theo. Việc tác giả đưa ra các ví dụ minh họa cho “thấu cảm” cũng rất tiêu biểu và đậm chất nhân văn: “Đứa bé ba tuổi sẵn sàng chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh để dỗ em bé đang khóc; Cô gái nhăn mặt cảm nhận được cái đắng ngắt của vị thuốc mà bạn mình đang phải uống. Cậu bé Bồ Đào Nha an ủi một cổ động viên người Pháp sau trận chung kết EURO 2016”.

Mọi người đều thấy được, đây là những hành động đẹp, thể hiện sự thấu cảm và lòng trắc ẩn. Các hành động ấy, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều nền văn hoá khác nhau, trong những hoàn cảnh không giống nhau nhưng đều thể hiện sự cảm thông, sẻ chia với những buồn đau, mất mát, những khó khăn của người khác Những hành động đẹp làm nên vẻ đẹp nhân cách của con người, vẻ đẹp văn hoá của xã hội. Thế nhưng, Blogger Chu Mộng Long lại cho rằng: “đó là đạo đức giả, là thứ vi trùng lây lan rất mạnh, nhất là trong học đường, ở chính cái môn Ngữ văn”.

Người ta chọn một đoạn trích hết sức nhân văn để đưa vào đề thi lại bảo là đạo đức giả. Vậy ra đề thi như thế nào mới là đạo đức thật ? Chọn đoạn văn mang ngôn ngữ chợ bưa, chửi bới dung tục thói xấu trong học đường để học sinh luận bàn thì mới là đạo đức thật hay sao?

Tôi không quan tâm đến việc ‘múa chữ” khi đưa ra khái niệm về “thấu cảm” của CML cũng như việc Blogger này dẫn phát ngôn của vị này, vị kia. Tôi chỉ xin nói rõ hơn, “thấu cảm” (empathy) không phải là phát minh riêng của Đặng Hoàng Giang, mà nó đã rất quen thuộc với những chuyên gia giáo dục, những nhà hoạt động chính trị và các nhà khoa học. Sự thấu cảm là gì? Đó là khả năng bạn nhập vai vào người khác nhằm hiểu được cảm xúc và quan điểm của họ và sử dụng sự thấu hiểu đó để định hướng hành động của họ. Sự thấu cảm khác với lòng tốt hay sự thương hại. Theo các nghiên cứu mới nhất, Sự thấu hiểu là một thói quen mà chúng ta có thể phát triển được không chỉ là cách giúp bồi dưỡng nhân cách mà còn nâng cao cuộc sống.

Thiết nghĩ, phản biện là một việc làm hữu ích cần thiết để thúc đẩy sự phát triển, nhưng hãy trên tinh thần vì cái chung, nhất là với một vấn đề liên quan đến lợi ích của cộng đồng; đừng chỉ vì đề cao cái tôi, đánh bóng cá nhân mình mà mạt sát người khác như bài viết của Chu Mộng Long.

Thú thật, riêng cá nhân tôi khi đọc đề văn này tôi không chắc mình sẽ làm được theo ý của tác giả, bởi cách ra đề có thể đã vượt tầm hiểu biết của tôi. Nhưng, dù sao cũng cố gắng phân tích từng đoạn văn trên.

– “Thấu cảm” là cụm từ lần đầu tôi được nghe, theo đó ” lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm ” cũng là lần đầu tôi được biết. 

Lòng trắc ẩn, nghĩa là có tấm lòng thương hại ai đó, động lòng trước hoàn cảnh đau thương nào đó, để rồi mình chia sẻ với những hoàn cảnh đó bằng những động thái chia sẻ khác nhau. Ví dụ : trên đương đi gặp người tàn tật băng bó đủ chổ, mình động lòng cho người đó ít tiền. Nhưng, sau đó mình lại nghe rằng người đó giả tàn tật băng bó để kiếm tiền. Vậy, lòng trắc ản ở đây có thuộc nguồn gốc ” thấu cảm ” hay không ?.” Bởi, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo.”.

– ” Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ…”. Tôi bắt đầu hơi rối vì khả năng của mình có hạn, tôi nhìn thế giới bằng cặp mắt của mình còn chưa thấu hiểu được gì nhiều thì làm sao tôi dám nhìn thế giới bằng con mắt của người khác. Chỉ nếu, tin vào những người lên đồng nhập hồn vào người khác thì có lẽ.

– ” Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét.”.

Tới đây, tôi lại liên tưởng đến cừu Dolly và chỉ có như vậy thì tôi mới hiểu được thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, và có như vậy tôi mới ” thấu cảm” hết cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương.

Nên nhớ thể trạng và sức đề kháng trong mỗi con người đều khác nhau. Đó là chưa kể đến yếu tố giả bệnh, thì làm sao có thể hiểu được suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ?.

– ” Và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét ” . Phải chăng đây là sự huyền bí trong chuỗi ” thấu cảm”.

– ” Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm “. 

Nếu như tác giả Đặng Hoàng Giang, có thể đã nghĩ và hướng tới ở những người ” mẫn cảm ” là những nhà ” ngoại cảm “( như ông Chu Mộng Long có đề cập) có được khả năng đó, thì liệu rằng đây có phải là đề tài để phổ quát ra một cách rộng rãi hay không?. Nếu đúng như vậy, thì thật sự chẳng bao lâu nữa thế hệ mà hôm nay tiếp cận được đề ngữ văn này sẽ là những người học được cách để trở thành những người ” mẫn cảm “, khiến thế giới phải ” thấu cảm ” mà ngước nhìn thế hệ tương lai của Việt Nam ta. 

– ” Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống “. Nếu như hiểu theo định nghĩa ở trên : ” Thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo ” . Thì tôi nghĩ rằng từng khoảnh khắc của cuộc sống sẽ không còn những mâu thuẫn, sẽ không còn những tranh chấp, sẽ không còn những án oan vô lý…v.v.v., và lúc đó sẽ có được giây phút ngẫu hứng mà bà chủ tịch quốc hội đã nói ” thiên thời địa lợi nhân hòa ” mới may ra trở thành hiện thực.

– ” Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc đễ dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với hình ảnh đẹp : Một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cuối xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.” .

Tới đoạn kết này thì sự bối rối trong tôi lại tăng dần. Tôi cố gắng để ” thấu cảm “, cố gắng đặt mình vào đứa trẻ ba tuổi nhưng thật sự không hiểu nổi em bé sơ sinh kia khóc vì lẽ gì?, nó có cần con gấu bông của mình hay nó đòi sữa, hay nó đang đau bụng?. Cô gái kia tại sao phải nhăn mặt khi theo dõi bạn mình chật vật uống một viên thuốc đắng?. Liệu cô bạn của cô gái kia chẳng qua vì biết cô bạn mình rất sợ thuốc nên thổ lộ ra cử chỉ chật vật để dọa ngược lại hay không?.

-” Một câu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp, liệu rằng cậu bé có thật sự hiểu được người Pháp này khóc vì lẽ gì ?. Vì màu cờ sắc áo hay vì thua cược hay không?. 

Cho nên theo tôi nghĩ, đề văn năm nay quả thật rất trừu tượng không thực tế, mâu thuẫn trong cách ra đề giữa ” thấu cảm ” và ” mẫn cảm “. Nêu định nghĩa dường như chủ quan theo cách hiểu riêng của tác giả.

Điều tôi lo nhất bây giờ là giáo viên sẽ dựa vào chuẩn mực nào để chấm bài thi này đây?.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)