Trần Thế Kỷ
1. Trên Vietnamnet ngày 4/2/2022 có bài tựa là “Siêu vũ khí của vua Quang Trung” , tác giả là kỹ sư Vũ Đình Thanh.
Theo bài này thì “Quân đội Tây Sơn , dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung , sở hữu hai loại vũ khí khủng khiếp . Đó là phốt pho trắng và chất lỏng đặc biệt còn hơn cả napan ngày nay. Hai loại vũ khí này, với sức nóng đến 2.000 độ C, lập tức trấn áp được kẻ địch, đồng thời gây mất ô xy trên diện rộng khiến số lượng lớn quân thù chết ngạt trong vòng 2 phút. Vua Quang Trung là người nghiên cứu sản xuất các loại vũ khí trên đồng thời là người tổ chức Quân đội Tây Sơn. Quân Tây Sơn ít hơn so với kẻ thù nhưng được trang bị những vũ khí hủy diệt vượt thời gian hàng trăm năm để luôn chiến thắng”.
Rồi ông Vũ Đình Thanh kết luận rằng vua Quang Trung đã chết vì phơi nhiễm phốt pho.
Bốn ngày sau trên Dân Làm Báo có bài của tác giả Ngàn Hương, tựa là “Hoàng đếQuang Trung chết vì nhiễm phốt pho?”. Trong bài này, Ngàn Hương mỉa mai rằng:”Dù sao thì cũng đáng khen cho kỹ sư Vũ Đình Thanh dù ở xa tổ quốc nhưng vẫn luôn hướng lòng về đất mẹ và tìm cách chạy tội cho nhà Thanh về cái chết của vua Quang Trung là do nhiễm phốt pho chứ không phải nhiễm độc do mặc tấm áo bào vua Càn Long nhà Thanh trao tặng”.
Thiết nghĩ, ý kiến của kỹ sư Vũ Đình Thanh về cái chết của vua Quang Trung đúng sai thế nào thì xin nhường cho các nhà khoa học đánh giá, nhưng việc Ngàn Hương cho rằng vua Quang Trung chết vì mặc tấm áo bào của Càn Long thì đích thị là tầm bậy. Không hề có sử sách nào viết như thế cả. Có chăng thì chỉ là những lời đồn vu vơ. Nguyên nhân cái chết của vua Quang Trung cho tới nay vẫn còn là điều bí ẩn. Hóa ra Ngàn Hương dựa vào tin đồn vu vơ để chụp mũ ông Vũ Đình Thanh là “tìm cách chạy tội cho nhà Thanh”. Cái gì không biết thì đừng nên nói cứ như là đúng rồi. Đời sao lắm kẻ quái gở, hơi một chút là chụp mũ, hơi một chút là vu khống người khác.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, là tác giả bài “Nuốt không trôi đành phải nhả” đăng trên Dân Làm Báo ngày 26/5/2021, Ngàn Hương chính là người từng viết những dòng đê tiện:
“ Cái Tâm và cái Tầm của Hoài Linh còn cách tầm rốn của Thủy Tiên khoảng 20 phân về phía hạ lưu, nghĩa là chỉ ngang cái ngã ba khu tam giác của Thủy Tiên mà thôi” .
Giờ đây, với những lời vu khống ông Vũ Đình Thanh một cách ngu xuẩn và lố bịch, Ngàn Hương càng tỏ ra là một cây bút thiếu tư cách. Thay vì cười nhạo ông Thanh, Ngàn Hương nên cười nhạo chính mình!
2. Dịp Tết Nhâm Dần vừa qua, cây bút Phạm Thị Hoài đã có bài viết gây tranh cãi về bánh Chưng Hẳn nhiều vị đã đọc bài này rồi nhưng tôi vẫn xin đăng lại phần chính như sau:
“ Trong các món Tết, tôi ngại nhất bánh Chưng. Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng . Bánh Chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút mất hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt , tả tơi trên mâm cỗ”.
Bài viết này của Phạm Thị Hoài đã vấp phải vô số lời phê phán, chỉ trích kịch liệt:
“Bà này từ bé chắc chưa được ăn cái bánh Chưng nào ra hồn nên mới vùi dập bánh Chưng như thế” ( Vu Tue )
“Viết như con mẹ điên” ( Thu Hang )
“Bánh Chưng là quốc hồn quốc túy , gắn liền với Tết” ( Đức Lâm )
“ Tết không có bánh Chưng không phải Tết” ( Tuan Pham )
“Bánh Chưng là truyền thống, là ký ức , là những kỷ niệm đẹp. Tết mà không có bánh Chưng là thiếu vị Tết” ( Họ Nhà Cua )
“Con mụ này viết về bánh Chưng sao mà ghê tởm đến vậy. Không phải bánh Chưng đáng ghê tởm mà là mụ ta đáng ghê tởm ” ( Trọng Kim )
“Thích thì ăn , chê thì xéo!” ( Luan )
“Việt kiều mất gốc” ( Ngọc )
“Còn là người Việt thì còn yêu bánh Chưng” ( Lê Long )
“Cây nêu , tràng pháo , bánh chưng xanh. Ngày Tết có thể thiếu nêu thiếu pháo nhưng không thể thiếu bánh Chưng” ( Vu Thanh )
………….
Theo tôi biết, bà Phạm Thị Hoài là người có học vấn không hề tệ, nếu không nói là hơn nhiều người khác. Không hiểu sao bà ấy lại có thể viết những dòng ngu ngốc như vậy. Bánh Chưng đâu có tội tình gì mà phải hứng những lời cay độc của bà ta. Bà ta là người có học nhưng lại viết như một kẻ vô học. Phải chăng khi viết những dòng ngu ngốc ấy, bà Phạm Thị Hoài đang có vấn đề về tâm thần? Bà ấy phải biết rằng bánh Chưng là món ăn yêu thích của rất nhiều người Việt. Bánh Chưng đâu chỉ xuất hiện trong dịp Tết. Nó còn là món ăn hằng sáng của không ít người.
Bánh Chưng là món quốc hồn quốc túy của dân tộc ta. Đây là điều không có gì phải hồ nghi. Người Việt có quyền tự hào về bánh Chưng. Bà Hoài không thích thì đừng ăn . Chẳng ai ép bà ta phải ăn . Bà viết những lời bôi bác như vậy về bánh Chưng mà không sợ dân ta ghê tởm sao?
Rất có thể ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, nhưng cái cách mà bà Phạm Thị Hoài dùng văn chương để bôi nhọ bánh Chưng thì đến chó cũng không ngửi được.
Tôi chưa từng gặp bà Phạm Thị Hoài nên không biết mặt mũi bà ấy thế nào, nhưng tôi đoán gương mặt của bà Phạm Thị Hoài cũng gớm ghiếc như cách bà ấy viết về bánh Chưng.
Tôi không phải là người thích bánh Chưng cho lắm nhưng tôi luôn tin rằng bánh Chưng là thứ không thể thiếu vào dịp Tết. Vắng bánh Chưng thì Tết thiếu đi một phần hồn của nó. Tết là ngày lễ thiêng liêng của dân tộc. Bánh Chưng chính là một phần không thể thiếu của cái thiêng liêng ấy.
Thật mỉa mai cho bà Phạm Thị Hoài, bà ấy muốn vùi dập bánh Chưng dè đâu lại bị dư luận dập vùi. Với những kẻ như bà ta, chỉ có thể nói rằng: “ Thích thì ăn , chê thì xéo!”
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
1 comment
Cho hỏi nhỏ chút xíu nhe quí vị,bánh chưng xuất xứ ở miền nào của nước ta,trước 75 ở miền nam chỉ có bánh tét thôi à.