VNTB – Thơ là nịnh hay thì thầm?

VNTB – Thơ là nịnh hay thì thầm?

Hữu Minh

 

 

(VNTB) – Chợt nhớ đến cố nhà văn, nhà thơ, nàh biên kịch Lưu Quang Vũ. Người có những bài thơ mà trong thời kỳ đó chỉ dám ‘thầm thì không dám nói to’. Dù vậy, ông khẳng khái tuyên ngôn cốt lõi thi ca, mà đến nay không có nhiều người theo đuổi được, cả người sáng tác lẫn người nghe.

 

Một bài thơ ca ngợi đảng, chính phủ đã chống dịch quyết liệt, nhưng không kém phần nhân văn.

 

Bài thơ theo vần, và trong niềm hân hoan nên đôi chỗ phản ánh không đúng sự thật.

 

Nếu như bài thơ ra đời trong bối cảnh Việt Nam chưa có internet, thì bài thơ có thể nghiễm nhiên được xưng tụng, hân hoan, thậm chí có thể được nằm trong sách giáo khoa.

 

Thế nhưng ở cái thời đại mà internet giải thiêng thông tin tuyên truyền, thì đó là một vết nhơ.

thơ

Không thể trách cô giáo Chu Ngọc Thanh. Bởi cô giáo có quyền được biểu lộ cảm xúc, đến mức thậm xưng của mình. Trách ở đây là Chính phủ có vẻ ‘dễ dãi’ trong lời khen tặng, và ông Chủ tịch huyện Iagrai ‘nhanh nhảu’ quá đáng trong vấn đề khen tặng.

 

Sự kiện ‘bài thơ’ chống dịch khiến không ít người cảm thấy xu nịnh đặc quánh. Cái thứ dễ dàng khiến cho một môi trường bao phủ bởi sự giả dối và vun trồng lớp người ươn hèn. Ninh nọt, gian dối, bợ đỡ, xưng tụng quá mức đã và đang tiếp tục bào mòn chính danh, minh bạch, ngay thẳng của xã hội.

 

Một xã hội mà xu nịnh trở thành xu thế, còn ngay thẳng thì bị áp tội ‘an ninh quốc gia’.

 

Facebooker Trần Đức Anh Sơn ngao ngán bày tỏ trên trang cá nhân của mình.

 

Chính phủ rất công bằng: ai khen Chính phủ, dù là khen nịnh, thì được khen thưởng ngay; còn ai chê Chính phủ, dù là chê đúng, thì bị trị liền: nhẹ thì bị phê bình, kiểm điểm hay xử phạt hành chính; nặng thì có thể vướng vòng lao lý. Sòng phẳng đến thế là cùng!”

 

Nhiều người như ông Anh Sơn, họ thèm khát được ‘nói thẳng, nhìn thẳng vào sự thật’. Họ đã quá chán ngán đến mức nôn mửa những bài thơ văn đậm chất tuyên truyền, xưng tụng. Họ cảm giác nhân cách của con người đang bị gặm mòn trong một xã hội như thế, và bằng cách đó đã khiến con người trở thành ương hèn hơn. Không ai còn dám nói thật, chỉ có những kẻ mặt dày hoan hỉ tâng bốc nhau. Xu nịnh được bằng khen, còn sự thật bị theo dõi, nghe lén.

 

Trung ngôn nghịch nhĩ”, rường cột cho thịnh vượng quốc gia, hợp với thời đại đa chiều bị bạc đãi không thương tiếc.

 

Lại nhớ, tháng Tư năm 2018, BBC Tiếng Việt đăng tải bài viết rằng, những kẻ độc tài thường thích thơ ca.

 

Có vẻ ngược ngạo khi thơ cũng có thể được dùng để ca ngợi sự tàn bạo và là loại hình nghệ thuật được các nhà độc tài ưa thích.”

 

Stalin, Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông,… không bao giờ vắng mặt trong danh sách ‘yêu thơ’.

 

Chợt nhớ đến cố nhà văn, nhà thơ, nàh biên kịch Lưu Quang Vũ. Người có những bài thơ mà trong thời kỳ đó chỉ dám ‘thầm thì không dám nói to’. Dù vậy, ông khẳng khái tuyên ngôn cốt lõi thi ca, mà đến nay không có nhiều người theo đuổi được, cả người sáng tác lẫn người nghe.

 

Như tình yêu thơ đã sinh ra

Không phải vì tiền nhuận bút

Không sợ ngục tù bạo lực

Dù khổ sở dù phiền hà

Thơ không bao giờ câm lặng

Như nhịp đập của trái tim trung thực”.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)