Khánh Hiền (VNTB) Tổng thống Barack Obama có một mục tiêu kép trong thỏa thuận thương mại Thái Bình Dương (TPP): mở rộng thương mại với các đồng minh và củng cố ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực trước một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế và quân sự.
Các quan chức thương mại từ 12 quốc gia liên quan đến TPP sẽ tụ họp ở Hawaii vào tuần tới để đưa ra những chi tiết cuối cùng của hiệp định thương mại này, trong đó xóa rào cản đối với thương mại giữa các quốc gia, thu hẹp bất đồng về những vấn đề, như quyền sở hữu tri thức và vấn đề ưu đãi cho các công ty quốc doanh.
Các quan chức thương mại từ 12 nước sẽ tụ họp ở Hawaii vào tuần tới. Ảnh: Reuters |
“Lần đầu tiên và trước hết là một thỏa thuận thương mại đã được chứng minh trên cơ sở kinh tế,” Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman nói trong một cuộc phỏng vấn. “Nếu nó mang ý nghĩa chiến lược rộng lớn hơn thì càng tốt.”
Trung Quốc không được mời đến các cuộc đàm phán Hawaii.
Với các đồng minh châu Á của mình, Froman và Obama ai sẽ thấy hiệp ước như là một yếu tố quan trọng trong đối sách “trục châu Á”?
“TPP có thể là một khối thương mại chống Trung Quốc, hoặc buộc Trung Quốc hành xử tốt hơn,” Edward Alden, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nói. “Trong khi đó, Mỹ sẽ thắng một trong hai cách.”
Nếu đàm phán tại Hawaii có kết quả, thì xuất khẩu nông nghiệp Mỹ như thịt lợn và thịt bò sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp cận nhiều hơn thị trường Nhật Bản. Ở phía bên kia, Mỹ sẽ giảm thuế nhập khẩu xe ô tô và xe tải nhẹ, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất ô tô Nhật Bản như Toyota Motor Corp.
Các nhà sản xuất dược phẩm như Pfizer Inc đang tìm kiếm sự bảo vệ bằng sáng chế mạnh hơn.
Tuy nhiên, các nước châu Á tìm đến TPP không hằn vì họ sẽ đặt cược hoàn toàn vào Mỹ hay Trung Quốc.
“Tất cả các nước ở châu Á muốn có một sự cân bằng trong quan hệ đối tác và sự đa dạng hóa của thị trường,” Froman nói. “TPP mang lại cho họ điều đó.”
Không buộc phải chọn
Các cuộc đàm phán hiện nay liên quan đến Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Hiệp định cũng sẽ cho phép Trung Quốc gia nhập sau đó, một bước ngoặt với các quốc gia có đối tác thương mại quan trọng nhất là Trung Quốc.
Ví như thương mại hằng năm giữa Malaysia – Trung Quốc là 91 tỉ USD, gấp hai lần tổng thương mại của Mỹ, Việt – Trung đạt 63.7 tỉ USD trong năm 2014, vượt 73% thương mại với Hoa Kỳ; giữa Singapore với Trung Quốc là 75 tỉ USD, vượt xa 46.5 tỉ USD với Mỹ.
Robert Zoellick, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ 2001-2005, cho biết các quốc gia châu Á có giá trị liên kết ngày càng chặt chẽ hơn với Mỹ, ngay cả khi Trung Quốc vẫn là trung tâm giao thương của khu vực.
“Kinh tế học không chỉ là thương mại – đó là sự đổi mới và công nghệ”, ông Zoellick, nay là Chủ tịch của các nhà tư vấn quốc tế Goldman Sachs Group Inc., cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Mặc dù vậy, các quốc gia châu Á có thể tìm cách đánh đổi với một thỏa thuận thương mại, John Blaxland, một thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra cho biết. Việt Nam được bù đắp sự nghi ngờ về tham vọng của Trung Quốc bằng cách gia nhập vào một liên minh kinh tế với Mỹ.
Do đó, Mỹ cần phải cẩn thận tránh rơi vào trường hợp buộc các nước phải chọn theo một bên nào đó, theo Pradumna Bickram Rana, một giáo sư tại trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore.
“Các nước châu Á muốn cân bằng mối quan hệ của họ với cả hai nước để họ có thể được hưởng lợi từ cả hai,” ông nói. Với Trung Quốc, đó là sáng kiến “một vành đai và một con đường” (OBOR – One Belt, One Road) ” sáng kiến về tuyến đường thương mại, cung cấp triển vọng về phát triển cơ sở hạ tầng.