Hải Nguyễn (VNTB) Tiếng rao, máu đây máu đây, mỗi tháng lại lấy một lần, không cần phải một năm một lần bắt buộc như bộ ý tế đã manh nha đề ra đâu, máu đây máu đây.
Tiếng rao của chị em phụ nữ trên cộng đồng mạng nghe sao như vừa buồn vừa giận quá!, nghe như ai oán một ai đó, và nghe dường như cũng ai oán chính mình sao lại có thể sống trong một thể chế mà quyền con người có thể bị xâm phạm bất cứ lúc nào cũng có thể được hay sao ấy!
Họ to nhỏ với nhau, quyền con người là bất khả xâm phạm, ai có quyền đem họ ra làm tình huống giả định. Ai đó đã xin ý kiến trực tiếp với thân thể họ chưa?. Ai đó, có hỏi hết tất cả mọi người hay chưa?. Và, mọi người đồng ý hết hay chưa mà cho mình cái quyền soạn thảo ra điều luật tào lao vi hiến như vậy ?
Tiếng rao đó, hiện tại như một “scandal” cùng hợp tấu với nhiều scandal khác, tạo thành một làn sóng bực bội cho đến phẫn nộ với tần suất mỗi ngày một cao hơn trên cộng đồng mạng.
Liệu họ có khắt khe quá hay không, có bi quan quá hay không khi nhận định về chính quyền như vậy ?. Xin trích lại bài của ViệtnamNet đã trao đổi với Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang. Ông cho biết như sau :
quan điểm khi xây dựng dự thảo luật Máu và tế bào gốc của Bộ Y tế là dựa trên tinh thần tự nguyện với các bằng chứng xác đáng về mặt khoa học.
“Nhưng làm sao để chứng minh hiến máu tình nguyện là tối ưu thì phải đưa ra tình huống giả định để dư luận cùng bàn thảo, ở đây là phương án hiến máu bắt buộc để đánh giác tác động của chính sách về các mặt kinh tế, đạo đức, quyền con người và thực tiễn”, ông Quang giải thích.
Theo ông Quang, nếu hiến máu bắt buộc thì 1 năm tiêu tốn 4.180 tỉ đồng, trong khi hiến máu tình nguyện như hiện nay với 18,2 triệu người hiến thì chỉ tiêu tốn 2.000 tỉ.
Chưa kể, nếu hiến máu bắt buộc với 46 triệu người sẽ gây dư thừa máu. Bộ Y tế không theo đuổi mục tiêu này.
“Tham khảo các quy định của Hiến pháp, luật pháp quốc tế thì không có nước nào quy định bắt buộc cả, kể cả Trung Quốc. Nếu bắt buộc sẽ liên quan đến quyền con người”, ông Quang nói rõ.
Ông Quang cho biết, việc đưa ra tình huống giả định là để chứng minh phương án hiến máu tự nguyện tối ưu hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, hệ thống pháp luật, hội nhập quốc tế.
“Khi soạn thảo, chúng tôi đã nghiên cứu rất rõ những tác động về mọi mặt trong trường hợp áp dụng 2 phương án trên”, ông Quang nói thêm.
Tại Việt Nam, hiện máu tình nguyện hiện trong 2-3 năm gần đây đã đáp ứng tốt nhu cầu điều trị của người bệnh.
Ông Quang cung cấp số liệu mới nhất từ Viện Huyết học và Truyền máu TƯ cho biết, tính đến 2016 đã có 1,52% dân số tham gia hiến máu tình nguyện, tiếp nhận gần 1,4 triệu đơn vị máu, đáp ứng đủ nhu cầu điều trị bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Chỉ một số ít địa phương vùng sâu, vùng xa thiếu khoảng 20-30%.
Sáng mai, Bộ Y tế sẽ có cuộc họp với hội đồng thẩm định của Bộ Tư pháp và các chuyên gia độc lập về dự án luật này. ( hết trích).
Qua cách trao đổi của ông với nhà báo, xuyên suốt từ đầu cho đến cuối thật sự có cái gì đó sai sai ở cách lập luận và trả lời của ông.
– Một khi đã tham khảo các qui định của Hiến Pháp, luật pháp quốc tế thì không có nước nào qui định bắc buộc cả. Vậy, việc đưa ra tình huống giả định rồi đi đến soạn thảo, nghiên cứu rất rõ để làm gì?. Ông tách Trung Quốc ra khỏi nhóm Quốc Tế, phải chăng ông muốn nói Trung Quốc là một nước mọi rợ về pháp luật ? hay Trung Quốc là một nước mà bấy lâu nay ta phải làm theo cho giống họ?. Nếu vậy, thì cũng không cần đưa ra soạn thảo để làm gì.
– Đưa ra để dư luận bàn thảo, vậy dư luận đã bàn thảo được tý nào hay chưa mà ông đã soạn thảo dự án luật này?
-Nếu hiến máu bắt buộc với 46 triệu người sẽ gây dư thừa máu. Bộ Y tế không theo đuổi mục tiêu này. Vậy, soạn thảo dự án luật này để làm gì?. Chưa kể người dân có đồng ý dự luật này hay không mà ông lại nói Bộ Y tế không theo đuổi mục tiêu này?
– Hiện máu tình nguyện 2-3 năm gần đây đã đáp ứng tốt, chỉ một số ít vùng sâu, vùng xa thiếu khoảng 20-30 %, mà phải soạn thảo hiến máu bắt buộc toàn dân hay sao?. Ở khoảng này, ông đã thật sự rà soát lại kỷ chính sách sử dụng máu do người hiến tặng có đi sai địa chỉ hay không mà vùng sâu vùng xa lại thiếu ?.
Qua cách làm việc của quan chức thời nay đã thấy rõ. Họ, thật sự coi dân chúng không ra gì.
Khi họ lấy quyền lực ra để soạn thảo, nghĩa là họ đã phơi bày sự yếu kém về mặt kiến thức một cách trầm trọng. Không phải đây là vấn đề duy nhất, mà hầu như tất cả những gì họ làm đều gây ra sự bức xúc và phản cảm từ người dân.
Thật sự, nếu họ chỉ cần biết suy nghĩ một chút trước khi làm một việc gì đó thì có lẽ người dân sẽ bớt đi sự phẫn nộ, xã hội sẽ bớt đi những chướng tai, gai mắt, cứ lượng lờ mỗi ngày trong cuộc sống.
Lăng kính của xã hội, trong thế giới phẳng ngày nay không thể chấp nhận cho sự lừa lọc dối trá, không thể chấp nhận cho những con người thiếu học hành, thiếu kiến thức mà lại thích làm quan để rồi đè đầu cưỡi cổ những người dân hiền lành và yếu thế mãi được đâu quý vị ạ!.