Hà Nguyên
(VNTB) – Văn Bút Quốc tế, Văn Bút Mỹ và Văn Bút Người Việt Hải ngoại khuyến nghị Việt Nam cần tôn trọng nhân quyền
Ngày 13-2-2024, các tổ chức phi chính phủ quốc tế trình bày đề xuất và cung cấp các thông tin cần thiết để nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc chuẩn bị cho tiến trình rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam, dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới đây.
Phát biểu tại buổi họp tập hợp kiến nghị kỳ 46 (Pre-session 46) này tại Geneva, Thụy Sĩ, đại diện của tổ chức Văn Bút Mỹ (PEN America), Văn Bút Quốc tế, và Trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải ngoại đề xuất chính quyền Việt Nam nâng cao nhận thức về quyền tự do ngôn luận cho giới nghệ sĩ và nhà văn, đồng thời kêu gọi Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, theo văn bản của tổ chức UPR Info, cơ quan tổng hợp các ý kiến cho Nhóm làm việc UPR.
Tổ chức Văn Bút Mỹ (PEN America), tiếp tục cho rằng, mặc dù Điều 25 Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận và tự do ngôn luận, nhưng việc biểu đạt vẫn bị đàn áp ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục bắt giữ, buộc tội và bỏ tù các nhà văn vì đã phê phán Chính phủ Việt Nam dưới chiêu bài vi phạm Điều 117 và 331 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Phạm vi Điều 117 có nội dung “Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, đồ vật nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có thể được sử dụng để ngăn chặn bất kỳ quan điểm phê phán nào; trong khi Điều 331 cấm “ “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức, công dân” đã được được sử dụng để hình sự hóa các hoạt động và biểu đạt ôn hòa, cho kiểm duyệt trực tiếp và cấm ý kiến đa chiều.
PEN America cũng cho rằng các điều khoản trong Điều 5 Luật An ninh mạng Việt Nam (2018) đáng quan ngại do tiềm năng vi phạm cả quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư vì điều luật này yêu cầu xóa hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật hoặc sai lệch trên mạng khi liên quan đến an ninh quốc gia, hoặc lợi ích của các cá nhân.
Việc chính quyền kiểm soát hoặc đóng cửa các nền tảng và nội dung trực tuyến khi vi phạm Điều 5 sẽ ngăn chặn tiếng nói bất đồng và hạn chế việc phổ biến thông tin, ý tưởng. Hơn nữa, việc nghiêm cấm các hành động như xuyên tạc lịch sử và cấm thông tin sai lệch ở Điều 8 có thể hạn chế quyền tự do biểu đạt vì định nghĩa chủ quan về những hành vi phạm tội này có thể dẫn đến việc kiểm duyệt biểu hiện hợp pháp và trấn áp các quan điểm bất đồng…
Trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải ngoại (Vietnam Committee on Human Rights. VCHR), thì cảnh báo một xu hướng rất đáng lo ngại đang diễn ra là nhà chức trách Việt Nam đã bắt đầu nhắm mục tiêu vào môi trường. Theo đó kể từ tháng 1 năm 2021, ít nhất năm lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ về môi trường đã đăng ký (NGO) bị kết tội “trốn thuế” (Điều 200 Bộ luật hình sự) và bị kết án tù từ hai đến năm năm. Hai trong số các bị cáo đã được trả tự do trước thời hạn trong năm 2023 sau khi nộp tiền thuế bị thiếu và chấp hành một nửa án tù giam…
Phía Việt Nam đã phản đối các khuyến nghị trên với lý do đây là “các chủ trương và chính sách xuyên suốt” của Đảng và Nhà nước theo như khẳng định của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, tại buổi công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.