Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tổng bí thư là người xứng tầm: ‘rút hay không là do Đại hội, không nằm ở quyết định cá nhân’?

Thạch Lam Trần (VNTB) “Muốn rút mà Đại hội không cho thì cũng không được,” ông Lê Quang Vĩnh,Phó văn phòng Trung ương Đảng nhấn mạnh.

Đấu đá nội bộ
Truyền thông phương Tây tiếp tục khai thác nhiều khía cảnh về ĐH ĐCSVN theo hướng đấu đá nội bộ. Vào ngày 18.01, Bloomberg đưa tin về cách thức mà Việt Nam lựa chọn lãnh đạo tương lai của mình, trong đó, trang tin này cho biết, lựa chọn người là cuộc đấu đá giữa các phe phái muốn gần Trung hay gần Mỹ.

Bloomberg nhắc lại bối cảnh của Việt Nam, một đất nước thâm hụt thương mại với Trung Quốc và đang đối phó với người láng giềng ngày càng quyết đoán về chủ quyền Biển Đông. Có vẻ điều này khiến cho Việt Nam đi gần về phía Mỹ thông qua sự chấp thuận ký kết TPP và sự ấm lên của mối quan hệ quân sự hai nước. 

Trở lại với sự đấu đá giữa các phe phái trong nội bộ ĐCS, được đặc tả bằng những bài viết đả phá nhau thông qua các trăng web nặc danh.

VNTB – Tổng bí thư là người xứng tầm: rút hay không là do Đại hội, không nằm ở quyết định cá nhân. Ảnh : Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images
Dẫn lời ông Zachary Abuza, một giáo sư của trường đại học về chiến tranh ở Washington cho biết.

“Đây là một cuộc đấu đá chính trị thực sự giữa phe bảo thủ và những nhà cải cách.”

“Đã có rất nhiều tin đồn trên internet, trong đó cho thấy có chi tiết đấu đá nội bộ,” Tuong Vu, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Oregon cho biết. “Nhưng thật khó để nhận biết được kết quả của nó.”

Dù thế, chính sách đối ngoại của Việt Nam đang được định hình bởi “sự quyết đoán của Trung Quốc”, ông Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế và cựu cố vấn chính phủ cho biết. 

“Áp lực từ Trung Quốc rất lớn.“

Quan hệ Việt – Trung từng rơi vào tình trạng căng thẳng với cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngày năm 1979, và vài thập kỷ sau, một giàn khoan dầu của Trung Quốc đi sâu vào thềm đặc quyền kinh tế của Việt Nam (2014) đã tiếp tục làm căng dây mối quan hệ hai nước. Riêng trong tháng này, Trung Quốc tiếp tục chọc giận Hà Nội bằng việc thử nghiệm hạ đáp máy bay trên đường băng trên một hòn đảo tranh chấp.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và các nhà lãnh đạo giữa hai quốc gia đã có một cam kết chung trên nền tảng hệ tư tưởng cộng sản, trong khi một số quan chức Việt Nam vẫn còn nghi ngờ về những ý định của Mỹ – cựu thù trong chiến tranh Việt Nam.

Thủ tướng Dũng, một y tá từng bị thương trong cuộc chiến Việt Nam là một nhân tố thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ.

“Chúng tôi có mối quan hệ công việc khá tốt,” Bloomberg dẫn lời cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Burghardt đề cập về Thủ tướng đương nhiệm Việt Nam. “Ông ấy dường như hiểu được tầm quan trọng của quan hệ kinh tế và an ninh với chúng tôi.

Trang tin The Diplomat dự báo 8 sự kiện Đông Nam Á, có cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người nắm cương vị Tổng Bí thư trong kỳ ĐH lần này.

Trong tranh chấp liên quan đến giàn khoan dầu HD-981, Thủ tướng Dũng là người đã ra lệnh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và và cho phép tàu biển Việt Nam “quấy rối” đội tàu của Trung Quốc. Ông David Brown, một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu, người từng phục vụ trong Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1965 – 1969 cho biết. Nhiều đảng viên bị lôi cuốn bởi ông Thủ tướng, và họ đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc.

“Hà Nội đã xê dịch xa hơn Bắc Kinh và gần gũi hơn với Washington “, Brown nói. 
Vấn đề then chốt là liệu TBT Nguyễn Phú Trọng có được ở tiếp 2 năm trong nhiệm kỳ 5 năm sắp tới? 

Gs Abuza cho hay, Trung Quốc sẽ hài lòng nếu ông Trọng vẫn giữ được vai trò của mình. Tuy nhiên, ông Trọng đã có nhiều sự cởi mở, một phần vì ông ủng hộ TPP và có chuyến thăm Mỹ, cũng như mời Obama đến thăm Việt Nam.

Bloomberg cho biết, Tổng bí thư đương nhiệm khi thăm tòa Bạch Ốc đã đánh giá cao sự quan tâm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông.

Năm 2014 Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang thận trọng, Đại sứ Burghardt nói. “Việt Nam đang tìm cách định vị trong vùng tam giác quan hệ: Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam”. 

Tổng bí thư là người “xứng tầm”

Liên quan đến chức vụ Tổng bí thư, trong một bài phỏng vấn được đăng tải bởi báo Tuổi Trẻ ngày 16.01, ông Vũ Ngọc Hoàng – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã cho biết, sẽ bỏ phiếu 2 lần đối với tứ trụ. Lần đầu là do Trung ương giới thiệu, quyết định bằng phiếu kín để chốt danh sách. Vòng hai là bỏ phiếu chính thức đối với nhân sự cụ thể của từng chức danh.

Trong một diễn biến đáng chú ý, trả lời trang tin Zing, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, chức vụ Tổng bí thư hướng tới “người xứng tầm”, và do đó sẽ không có giới hạn tuổi với chức danh này. Ngoài ra, ông khẳng định, việc rút hay không do Đại hội quyết định, chứ không phải là nguyện vọng của cá nhân. 

“Muốn rút mà Đại hội không cho thì cũng không được,” ông Lê Quang Vĩnh nhấn mạnh.

Tại cuộc họp báo ngày 18.01, ông Vĩnh cũng chia sẻ: Đóng góp ý kiến ĐH XII nổi lên có các ý kiến về bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong tình hình mới, trong đó có vấn đề biển Đông. 

Trước đó, trong một lá thư được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị, có nhắc đến quan điểm không tiếp tục ứng cử chức vụ mới trong nhiệm kỳ mới.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Thế Kỷ trong buổi lễ khai trương Trung tâm báo chí Đại hội (ĐH) Đảng 12 và họp báo sáng 18.01 cho biết, sẽ có họp báo ngay sau khi ĐH kết thúc, trong đó Tổng bí thư khóa 12 được bầu tại ĐH và một số lãnh đạo sẽ trả lời báo chí ngay tại trung tâm báo chí.

Tin bài liên quan:

VNTB – Biếm họa Chủ nhật: ĐH XII, ODA, nợ công number one

Phan Thanh Hung

VNTB – Lãnh đạo tương lai của Việt Nam không đơn thuần là ‘thân Tây, thân Tàu’

Phan Thanh Hung

Việt Nam sẽ tham dự cuộc tập trận quân sự lớn nhất của Mỹ

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo