Mai Lan
(VNTB) – Với một số vụ tai tiếng hiện tại, có lẽ ở nhiệm kỳ mới của Đảng, cần có một cuộc ‘thay máu’ về toàn bộ tổ chức có tên Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Theo tự giới thiệu tại website của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, thì phần liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam, như sau (trích):
“Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lănh đạo của Đảng. Đảng lănh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng. Công đoàn Việt Nam với chức năng của mình triển khai đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng thành chương tŕnh công tác của tổ chức ḿnh.
Đảng lãnh đạo Công đoàn thông qua phát huy vai trò của từng đảng viên trong tổ chức Công đoàn các cấp. Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của tổ chức Công đoàn, không can thiệp, không g̣ò ép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn. Đảng chỉ giới thiệu những đảng viên là đoàn viên ưu tú để Công đoàn xem xét, tín nhiệm bầu vào Ban lãnh đạo Công đoàn các cấp thông qua Đại hội.
Tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn có nghĩa là: Công đoàn xây dựng tổ chức và hoạt động phù hợp với điều lệ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp. Cần tránh nhận thức sai lầm về sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn là sự can thiệp trực tiếp của Đảng vào công việc của Công đoàn. Đảng không gán ghép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn, mà Đảng chỉ giới thiệu những Đảng viên tốt để Đại hội Công đoàn lựa chọn và bầu vào các cương vị lãnh đạo Công đoàn. Đồng thời không được đồng nhất tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn với sự “biệt lập”, “trung lập”, “đối lập”, “tách biệt” của Công đoàn với Đảng dẫn đến xa rời sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn; Nếu nhầm lẫn sẽ dẫn đến sự lệch lạc mục tiêu hoạt động và không đúng bản chất của Công đoàn cách mạng.
Đảng kiểm tra Công đoàn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng”.
Như cụm từ được chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xác lập, “Công đoàn cách mạng”, cho thấy trước tiên tổ chức Công đoàn phải tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng một cách tuyệt đối.
Chính ràng buộc pháp lý chính trị này cho thấy các vụ việc được cho là tiêu cực đang xảy ra ở Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cần thiết được xem xét với lăng kính của dấu hiệu “tự chuyển hóa”; vì Đảng Cộng sản Việt Nam chắc chắn không thể có đường lối, chủ trương yêu cầu Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam dùng tiền mà công đoàn cấp dưới thu được từ người lao động và chủ doanh nghiệp, để Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam mang đi gửi ngân hàng kiếm lãi.
Đảng Cộng sản Việt Nam chắc chắn cũng không yêu cầu Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phải tìm mọi cách để bắt chẹt Trường Đại học Tôn Đức Thắng buộc phải trích nộp 30% lợi nhuận, thay vì để lại cho tái đầu tư của mô hình đại học tự chủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam chắc chắn cũng không hề yêu cầu trả đũa những tố cáo từ công dân, đối với các dấu hiệu sai phạm cá nhân từng là lãnh đạo cao nhất ở Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Cụ thể về một trường hợp thời sự liên quan đến Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đó là vụ việc “bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp” mà công an tỉnh Đắc Lắc vừa thực thi, được cho là liên quan trực tiếp đến ông Bùi Văn Cường, nguyên là Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ông Cường hiện là đương kim Bí thư Tỉnh ủy Đắc Lắc, và được đồn đoán là ứng cử viên chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ở nhiệm kỳ mới sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thông báo gửi gia đình ông Phạm Đình Quý (Đại học Tôn Đức Thắng), Công an Đắc Lắc nói rằng lý do ông Quý bị giữ (và sau đó bị bắt) là “đã có hành vi phát tán tài liệu nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, đã phạm vào Điều 156 Bộ luật Hình sự”. Cuối công văn, Công an Đắc Lắc hướng dẫn gia đình nếu cần tìm hiểu thì liên hệ với “Điều tra viên thụ lý vụ án”.
Những dòng thông tin ngắn này nói lên hai điều: Một, đã có vụ án. Có nghĩa là quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự) đã có hiệu lực. Hai, theo Điều 155 Bộ luật Tố Tụng Hình sự 2015, việc khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của người bị hại. Với trả lời của Công an Đắc Lắc, có thể hiểu người bị hại ở đây là cá nhân.
Cũng cần nói cho rõ về pháp lý là yêu cầu của người bị hại trong việc khởi tố, là điều kiện chứ không phải là căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Căn cứ duy nhất khởi tố vụ án hình sự là dấu hiệu tội phạm. Do đó, nếu chỉ có yêu cầu khởi tố mà không có dấu hiệu tội phạm thì không được khởi tố vụ án hình sự. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại, nhưng không có yêu cầu khởi tố của bị hại thì cũng không được khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, ở đây có một người đã tố cáo ông Quý và yêu cầu Cơ quan điều tra Công an Đắk Lắc khởi tố ông này. Vì thông báo trên của công an không nói rõ ai là người bị hại, cũng không nói rõ số và ngày ban hành quyết định khởi tố vụ án nên không biết người bị hại là ai. Chỉ chắc chắn một điều: Nếu nội dung thông báo của Công an Đắk Lắc là chính xác, thì vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của một người nào đó, dẫn đến việc bắt ông Phạm Đình Quý.
Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, chốt hạ: “Xưa nay trên thế giới này, đẻ ra pháp luật đều là người có quyền, chớ người không có quyền thì chỉ đẻ con thôi ạ. Do đó không nên bớt và không thể bớt. Như trong chế độ ta thì tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Còn bớt đi người lạm quyền thì cả nhà nước và nhân dân đều phải cùng nhau đấu tranh. Đúng không ạ?”.
Như vậy, nếu Đảng thật sự muốn không bị tai tiếng vạ lây, Đảng hãy mạnh dạn ‘thay máu’ toàn bộ nhân sự, cơ chế của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.