Anh Khoa dịch
(VNTB) – Tuy nhiên, có lẽ tướng lĩnh quân đội sẽ chiếm ưu thế
10 tháng 7 năm 2021
Gần như ngay sau khi xe tăng lăn bánh vào thủ đô Naypyidaw của Myanmar vào tháng 2, tin đồn bắt đầu lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội về việc Trung Quốc sẽ đáp trả như thế nào. Đó là một dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của họ: Trung Quốc có lẽ là quốc gia duy nhất có thể lôi kéo tướng lĩnh Myanmar vào bàn đàm phán. Đồn đoán chỉ dừng lại vào tháng 6, khi đại sứ quán Trung Quốc gọi thống tướng Min Aung Hlaing là “lãnh đạo” của Myanmar. Ngày hôm sau, Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN với cả đại diện của chính phủ quân sự. Bằng cuộc đảo chính, tướng lĩnh Myanmar đang cố gắng quay ngược kim đồng hồ trở lại năm 2010 khi họ vẫn còn điều hành Myanmar. Trung Quốc dường như cũng đang điều chỉnh lịch của họ.
Giới lãnh đạo Trung Quốc và những người đồng cấp của Myanmar có bản năng độc đoán tương tự nhau, nhưngđể họ có thể đồng thuận không phải dễ . Yun Sun thuộc Trung tâm Stimson, một tổ chức tư vấn ở Washington, cho biết quân đội Miến “bài Trung” đã nghi ngờ Bắc Kinh từ lâu. Trong suốt nhiều thập niên quân đội cai trị, khi lệnh trừng phạt của phương Tây bóp nghẹt nền kinh tế Miến Điện, chế độ quân đội vẫn tồn tại nhờ thương mại và đầu tư của Trung Quốc. Nhưng họ đã cảnh giác với việc phụ thuộc quá nhiều vào nước láng giềng phương bắc. Với ý định cải thiện quan hệ với phương Tây, họ đã tự do hóa nền kinh tế và đưa Myanmar vào con đường dân chủ.
Đổi lại, Trung Quốc đã kết bạn với Aung San Suu Kyi, nhà hoạt động dân chủ đã trở thành lãnh đạo thực tế của Myanmar vào năm 2016. Bà tiếp tục ký các thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la với Trung Quốc trước khi bị quân đội lật đổ. Bà Sun nói rằng Trung Quốc có lẽ muốn đảng của bà Suu Kyi tiếp tục nắm quyền trong chính phủ. Điều đó có lợi cho họ vì bà được công chúng vô cùng yêu thích; việc phê chuẩn vào các khoản đầu tư từ Trung Quốc đã giúp xoa dịu thái độ chống Bắc Kinh.
Tuy nhiên, bà Suu Kyi hiện đang bị quản thúc tại gia, và Trung Quốc lo ngại rằng sự hỗn loạn ở Myanmar sẽ tràn qua biên giới, Jason Tower thuộc Viện Hòa bình Hoa Kỳ, một tổ chức tư vấn của chính phủ Mỹ, cũng ở Washington, cho biết. Các tổ chức tội phạm đang tăng cường hoạt động trong các khu vực vô luật pháp tiếp giáp với Thái Lan và Trung Quốc. Dù biên giới đóng cửa, người tị nạn chạy loạn vẫn tràn sang Trung Quốc. Một số người nhiễm COVID-19. Một thành phố Trung Quốc ở biên giới đã bị đóng cửa vào ngày 7 tháng 7 sau khi phát hiện có Covid.
Vận may của tỉnh nghèo Vân Nam của Trung Quốc tiếp giáp với Myanmar phụ thuộc vào sự ổn định ở bên kia biên giới. Nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô đến Miến Điện vì họ coi đây là cánh cổng dẫn đến các nền kinh tế Đông Nam Á khác. Đường ống dẫn dầu từ Myanmar cung cấp cho một nhà máy lọc dầu đóng góp 8% GDP của tỉnh. Trung Quốc ấp ủ đã lâu hi vọng tìm ra một tuyến đường thương mại đi qua eo biển Malacca, nơi có vùng biển có đầy tàu chiến Mỹ, cũng thuộc về Myanmar. Cuối đường ống trên bờ biển phía Tây Myanmar, Trung Quốc đang đầu tư xây dựng một cảng nước sâu để có thể nhập khẩu dầu và khí đốt qua Vịnh Bengal một khi cảng hoàn thành.
Trung Quốc cho rằng Tatmadaw hay như quân đội sẽ thực hiện lời hứa khôi phục sự ổn định. Đúng như vậy, cuộc đảo chính đã kích động các nhóm nổi dậy trước đây đang im tiếng cầm vũ khí một lần nữa. Nhưng Tatmadaw, đội quân được chính phủ Trung Quốc ưu ái, tuyên bố rằng họ đã ngăn chặn được Myanmar khỏi tan rã. Trung Quốc nghi ngờ rằng phe đối lập – một nhóm nổi dậy đa sắc tộc và những nghị sĩ bị phế truất – không có khả năng đối đầu với quân đội có tổ chức, có kỷ luật. Tướng lĩnh quân đội đang đẩy nhanh một số dự án cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc để thể hiện sự chân thành của họ.
Tuy nhiên, bằng cách công khai ủng hộ Tatmadaw, trên thực tế Trung Quốc có thể kích động các cuộc tấn công vào lợi ích của họ. Việc Trung Quốc từ chối lên án cuộc đảo chính được nhiều người Miến Điện xem là ngầm chấp nhận. Ba mươi hai nhà máy liên quan với Trung Quốc đã bị đốt cháy vào tháng Ba. Vào tháng 5, ba nhân viên bảo vệ tại đường ống dẫn khí đốt tự nhiên đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công.
Trung Quốc lo ngại về sự leo thang của các cuộc tấn công như vậy. Nhưng họ không làm gì để xoa dịu sự tức giận của những kẻ phá hoại tiềm năng để tránh làm quân đội Miến phật lòng. Quan chức Trung Quốc chỉ liên lạc hạn chế với chính phủ ngầm của Myanmar, mà hầu hết người Miến Điện coi là nhà cai trị hợp pháp của họ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đang chống lại sự phản kháng bằng cách cho rằng họ đang bị các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông “thao túng”. Ông Tower nói rằng Trung Quốc cho rằng những ai nóng nảy chống đảo chính sẽ sớm kiệt lực. Nhưng đó là điều mà họ không muốn xảy ra.
Nguồn: The Economist