Diễm Mi dịch
(VNTB) – Với sự tập trung của thế giới vào virus corona, Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của mình.
Trong những tháng gần đây, với sự lây lan của virus corona từ Vũ Hán, Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu đã cố gắng củng cố vị thế của mình trên thế giới, trong khi cố gắng đẩy Hoa Kỳ khỏi vị thế siêu cường.
Ông ta đã làm điều này bằng cách củng cố chủ quyền trên Biển Đông, bằng cách đàn áp người biểu tình (Hồng Kông) năm ngoái để duy trì quyền kiểm soát Hồng Kông và đe dọa Đài Loan bằng cách bổ sung các biện pháp quân sự.
Trung Quốc cũng đang sử dụng sự giàu có của mình để thúc đẩy chương trình nghị sự. Sau khi chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố đóng băng quỹ dành cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tập Cận Bình đã quyên góp hàng chục triệu Mỹ kim cho tổ chức này. Và đáp ứng đề nghị vay của các nước châu Phi để đổi lấy các cam kết thế chấp tài sản nhà nước, chẳng hạn như mỏ đồng, theo Vox.
Bonnie Glaser, người đứng đầu Dự án Quyền lực Trung Quốc, Washington nói với Vaux: “Khi chúng tôi nhìn thấy cơ hội, Trung Quốc quyết định sử dụng chúng. Và chúng tôi đang ở thời điểm mà người dân Trung Quốc hoàn toàn nhìn thấy cơ hội.”
Vào ngày 18 tháng 4, Trung Quốc đã trả đũa người biểu tình Hồng Kông. Từ tháng 8 đến tháng 10, hơn một chục nhân vật chính đã bị bắt vì vai trò của họ trong các cuộc biểu tình chống lại sự “chiếm đóng” thành phố. Theo tờ “New York Times”, “Những vụ bắt giữ này đánh dấu một cuộc đàn áp rộng lớn hơn đối với phong trào chống chính phủ”.
Cùng ngày, Trung Quốc củng cố vị thế của mình ở Biển Đông. Theo phản ánh của trang tin “The Diplomat”, Trung Quốc đã tạo ra hai đơn vị hành chính mới trên đảo Phú Lâm. Ngoài việc đặt tên hàng chục đảo và thực thể ở Biển Đông, việc xác lập đơn vị hành chính này đảm nhận vai trò tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Khi chỉ có 12 dặm vuông đất, một hòn đảo ở Biển Đông có vẻ không to lớn, nhưng khi hòn đảo đó trở thành “thành phố Tam Sa” (cách Trung Quốc ngang nhiên đặt đơn vị hành chính nằm ngay trong chủ quyền Việt Nam) đã bao phủ 1,2 triệu dặm vuông đại dương, và đẩy căng thẳng chủ quyền với các quốc gia trong khu vực, bao gồm Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines.
Đối với Đài Loan, vào ngày 23 tháng 4, trang tin Al Jazeera phản ánh rằng Trung Quốc đang đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự quanh quốc đảo này, điều này cho thấy sự không hài lòng với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người được bầu lại vào đầu năm nay.
Trong suốt tháng 4, Trung Quốc đã đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự, bao gồm cho phép năm tàu chiến đi thuyền bất thường gần eo biển Đài Loan, thực hiện các cuộc tập trận kéo dài 36 giờ và Không quân Trung Quốc đã tiến hành nhiệm vụ đêm đầu tiên trong khu vực.
Ở Châu Phi, Trung Quốc sử dụng nợ từ các nước nghèo khó để chiếm đoạt tài sản nhóm nước này. Trung Quốc là quốc gia chủ nợ lớn nhất đối với lục địa châu Phi. Theo dữ liệu từ Trường Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến thuộc Đại học Johns Hopkins, nhóm chính phủ châu Phi nợ Trung Quốc khoảng 143 tỷ Mỹ kim.
Theo “Wall Street Journal”, khi nợ tiếp tục gia tăng, một số chính phủ đang xem xét chuyển tài sản sang Trung Quốc để đổi lấy sự cứu trợ. Ví dụ, Zambia đang xem xét chuyển nhượng mỏ đồng lớn thứ ba của mình.
Sự kiện rõ ràng nhất gần đây là khi Trung Quốc tận dụng sự đóng băng tài trợ của Hoa Kỳ dành cho WHO. Sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố vào đầu tháng 4 rằng Hoa Kỳ sẽ đóng băng khoản tài trợ 400 triệu Mỹ kim – khoản đóng góp lớn nhất đến từ một quốc gia, Rosie Perper từ trang tin “Business Insider” đã dẫn nguồn tin cho biết, Trung Quốc tuyên bố cam kết quyên góp 30 triệu Mỹ kim cho WHO.
John Lee, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Bộ trưởng Ngoại giao Úc, Julie Bishop, nói với “Business Insider” rằng đóng góp mới không đến từ thiện chí, mà là “tạo lớp màu bên ngoài” – sơn phếch Trung Quốc như là một quốc gia “đóng góp toàn cầu” nhằm chống lại coronavirus.
Nguồn: https://www.businessinsider.com/china-harnessing-coronavirus-pushing-its-foreign-agenda-2020-4