VNTB – Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo: công cụ của Đảng Cộng Sản ( bài 1)

VNTB – Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo: công cụ của Đảng Cộng Sản ( bài 1)

 

Phan Nhân Quyền

 

(VNTB) – Chia để trị

 

Bài 1: Lý do và mục đích sự hình thành tổ chức bán chính trị và kế hoạch của ĐCSVN

Qua loạt bài viết này về Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, UBĐKCG, một tổ chức được ĐCSVN thành lập để xâm nhập, kiểm soát, tha hóa và đàn áp Công Giáo, tôi sẽ nói về những hoạt động trực tiếp hay gián tiếp, vô tình hay cố ý, uỷ ban này tiếp tay ĐCSVN phá hoại giáo hội Công Giáo Việt Nam (GHCGVN).

Tôn giáo là một hệ thống các quan điểm, giá trị, và thực hành liên quan đến mối quan hệ giữa con người và các thực thể thần linh, thiên nhiên, v.v., mà tín đồ tin rằng tồn tại. Tôn giáo thường bao gồm tín ngưỡng, lễ nghi, cầu nguyện, kinh thánh, và các điều răn dạy. Nó có thể được thực hành như một cách để tìm kiếm một hiện hữu cho đời sau, after-life, tìm ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống, để nâng tâm hồn lên với Thiên Chúa, Đấng Tối Cao hoặc để tạo ra một nền tảng giá trị đạo đức, tư duy để hướng dẫn các hành động của con người.

Tôn giáo đối nghịch với cộng sản duy vật, vô thần tự bản chất. Tôn giáo và chủ nghĩa vô thần là hai quan niệm đối lập nhau về mối quan hệ giữa con người và thực thể tôn giáo, cách tiếp cận cuộc sống và ý nghĩa của nó.

Cộng sản luôn coi Tôn giáo cạnh tranh quyền lực với nó nhiều lĩnh vực nhất là phương diện tập hợp dân chúng, giáo dân. Ở các địa phương nhà cầm quyền CS cũng  cạnh tranh với tôn giáo, “ tại sao ông cha nhà thờ nói gì dân cũng nghe. Cần bao nhiêu tiền cũng có giáo dân vui vẻ đóng góp.” Đảng và nhà nước thì rất khó mà vận động được như thế….” Như thế tôn giáo nhân rộng sự đoàn kết trong giáo hội và lan rộng (và có thể trở thành một lực lượng đối kháng với Đảng) trong lúc cộng sản thực hành kiểu “ chia để trị “, chia rẽ cá nhân với cá nhân, giữa các bộ phận trong một tôn giáo và các tôn giáo với nhau.

Chủ nghĩa cộng sản thường tập trung vào các giá trị và lý tưởng chủ nghĩa nhân văn và xã hội chủ nghĩa, trong đó con người được đặt ở trung tâm của mọi hoạt động và quyết định xã hội. Các nhà lãnh đạo cộng sản cũng có thể sử dụng các lý thuyết vô thần để bác bỏ các tôn giáo và truyền bá các giá trị vô thần như là một phần của quyền lực và kiểm soát xã hội.

Cũng như tất cả tất cả các đảng cs quốc tế khi cướp được chính quyền, việc đầu tiên là kiểm soát, đàn áp và tiêu diệt tôn giáo, kẻ thù số một của chủ nghĩa vô thần CS. Tôn giáo hướng thiện, tôn trọng nhân quyền, bảo vệ nhân phẩm của tín đồ nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Tôn giáo thực chất có tính phổ quát toàn cầu, dậy tín đồ kính trọng và gìn giữ lịch sử dân tộc, yêu Nước và đùm bọc, tương trợ lẫn nhau giữa con người và con người. Hơn thế nữa, tôn giáo luôn đề cao phẩm giá con người, xiến dương công lý và kêu gọi hòa bình. Cộng sản luôn đề cao hận thù và đấu tranh giai cấp

Sau khi cướp được chính quyền 19/08/1945, tuy tự che dấu là cộng sản, chư hầu của Cộng sản Tàu (TC), nhưng CSVN đã bắt đầu thanh trừng các tôn giáo. Nói riêng về đối với đạo công giáo, họ trắng trợn tịch thu, phá nhà thờ, bắt bớ, giết hại LM và giáo dân (GD) hoặc ép bỏ đạo.

Sau hiệp định Geneva chia đôi đất nước Việt Nam, ĐCSVN cai trị hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, họ bắt đầu kế hoạch cụ thể đối phó với GHCGVN. Họ tập hợp một số LM, tu sĩ đã bị tha hóa cầm đầu là LM Vũ Xuân Kỷ lập nên tổ chức Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo (UBLLCG tiền thân của UBĐKCG)

Linh Mục Vũ Xuân Kỷ sinh ngày 25-12-1886 tại Khánh Thôn, Mỹ Thuận, Mỹ Lộc, tỉnh Nam Hà, thụ phong linh mục ngày 19-12-1921.

Tháng 8-1945, ông trực tiếp tham gia phong trào cứu quốc. Năm 1946, vào Ban Chấp Ủy tỉnh hội Liên Việt, Nam Định. Năm 1949, là Phó Hội Trưởng Hội Liên Việt Liên Khu 3. Năm 1950, ông đứng ra triệu tập Hội Nghị Công Giáo Kháng Chiến Liên Khu 3. Hội nghị này thành lập Ủy Ban Liên Lạc Kháng Chiến Liên Khu 3, ông làm cố vấn và là chủ nhiệm báo Sáng Danh Chúa. Sau đó ông lần lượt làm ủy viên Ủy Ban Liên Việt, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới của Việt Nam. Năm 1955, trong Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc, ông được bầu Chủ Tịch Ủy Ban Liên Lạc Toàn Quốc những người công giáo Việt Nam yêu tổ quốc, yêu hòa bình. Tháng 9-1955 làm Ủy Viên Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Sau đó làm đại biểu quốc hội. Ông được trao huân chương Độc Lập hạng Ba, huân chương Kháng Chiến hạng Nhất. (1)

Trong thư đề ngày 12/3/1955, một ngày sau khi ủy ban này được thành lập, ký chung với các Giám mục khác, cố Giám Mục Phaolo Lê Đắc Trọng, nguyên GM phụ tá TGP Hà Nội đã lên tiếng cảnh giác các Kitô hữu về mối nguy hại mà Ủy ban Liên Lạc những người Công Giáo Yêu Tổ quốc, yêu Hòa bình ( UBLLCG)  sẽ gây ra rằng,“Phong trào Những người Công giáo Kính Chúa Yêu Tổ Quốc Và Hòa Bình, được một số linh mục hoàn toàn bên ngoài hàng giáo phẩm phát động tại Hà Nội, là một mối nguy hiểm cho sự thống nhất của Giáo hội tại Việt Nam. Hàng giáo phẩm không nhìn nhận phong trào này có liên quan đến các linh mục và tín hữu”(2) Trong thực tế, cố Giám Mục Phaolo Lê Đắc Trọng đã nhiều lần lên tiếng ngăn cấm các linh mục tham gia ủy ban này bằng việc rút phép thông công (3) những linh mục theo Ủy ban Liên lạc Công giáo. Có lẽ vì thế mà cho tới tận hôm nay, giáo phận Hà Nội luôn tự hào là giáo phận không có bất cứ linh mục hay tu sĩ nào tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo, một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản.

Giáo Hội Miền Bắc bị đày ải, cực nhọc nhất với UBLLCG.  Nhóm này trong nhiều năm là công cụ để phá đạo, bách hại đạo, giống kiểu Julien Apostats (4): lấy đạo chống đạo, lấy người có đạo đập người có đạo, lấy con cái chống lại cha mẹ.

Người ta bảo, Nhà nước tôn trọng tôn giáo, những xích mích là do nội bộ các anh. Thế nhưng họ lại áp đặt rằng ai không theo UBLLCG là không theo chế độ, chống lại nhóm đó là chống lại nhà nước, bị chụp mũ là đội lốt tôn giáo, phản quốc, chống lại những người yêu nước. Người Công giáo chịu bao khốn khó, tù đầy cũng là do nhóm này. Cũng may, cộng sản chỉ chọn được những tu sĩ, giáo dân kém đạo đức, ham quyền và lợi lãnh đạo UBLLCG, nên ít người công giáo chân chính theo; nhưng họ lại được đảng cho chút quyền, mà họ dốt nát, nên càng dữ tợn, người ta vừa sợ, vừa xa lánh bộ mặt của họ.(5)

Tại miền nam Việt Nam (MNVN) dưới thời Việt Nam Cộng Hoà (VNCH)  một chính phủ tự do dân cử. Dù  chưa chiếm và cai trị Miền Nam, nhưng để hỗ trợ cái “chính phủ ma “được gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam( MTGPMNVN) trong kế hoạch nhuộm đỏ Đông Nam Á hay tiến chiếm MNVN, tháng 4 /1961 một tổ chức tương tự Ủy ban Liên lạc Công và sau đó gia nhập MTGPMNVN,  với mưu đồ lâu dài với GHCGVN tại miền nam 

“Thư chung 1960 của các giám mục miền Nam tiếp tục nói về vấn đề “Cộng sản vô thần” để giúp người tín hữu “thấu hiểu nó nguy hại và nham hiểm đến mức nào trong việc tiêu diệt đức tin của chúng ta”. Sau khi khẳng định giữa học thuyết Công giáo và Cộng sản “không thể đi đôi với nhau”, Thư chung kết luận: “Muốn cho Đạo thánh được nguyên vẹn, người Công giáo phải phủ nhận lý thuyết Cộng sản và những áp dụng của nó đến tận cùng”. Để củng cố cho lập luận ở trên, Thư chung 1960 trích dẫn nhiều khoản của Thư chung 1951(6)

 Từ cái gọi là HNCGYN Xuất hiện “Phong trào Công giáo” chống chiến tranh và kêu gọi hòa bình. Họ không chấp nhận chống Cộng sản bằng bất cứ giá nào. Nổi bật nhất là những người mệnh danh “Công giáo tiến bộ”, gồm cả linh mục lẫn giáo dân, thuộc nhiều phong trào và nhóm khác nhau. Một số sự kiện nổi bật nhất của “Phong trào” này là: Lá thư của “Một số linh mục Việt Nam trước vấn đề hòa bình của dân tộc”( phát hành 01.01.1966); việc thành lập “Phong trào Công giáo xây dựng hòa bình” (24.11.1970); Thỉnh nguyện thư gửi Giáo quyền của 10 linh mục Việt Nam và 2 linh mục người Mỹ (1.10.1971) khởi đầu việc chống lại  chính quyền VNCH và Các GM miền nam VIệt Nam! yêu cầu xét lại tinh thần Thư chung 1951”

Nhìn lại lịch sử đề thấy âm mưu thâm độc của ĐCSVN đã tiến hành kế hoạch tiêu diệt Công giáo từ khi họ cầm quyền như thế nào.

________________

Tham khảo

(1) http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=d&d=Qik19720905.2.26&srpos=&dliv=none&e=——-vi-20–1–img-txIN-

(2) (Vietnamese Studies số 53, tr. 200).

(3) Rút phép thông công là kiểu nói bình dân để nói về những vạ được bàn tới trong Giáo luật. Trong bộ luật này có nhiều vạ dành riêng cho từng giới. Nặng hơn cả là vạ rút phép thông công. Theo từ chuyên môn của Giáo luật thì vạ này là vạ tuyệt thông. Tuyệt thông là hình phạt Hội thánh dành cho tín hữu nào lỗi phạm trầm trọng những điều ghi trong Giáo luật. Người bị vạ tuyệt thông không được hòa nhập cùng Hội thánh, không được xưng tội rước lễ, tham dự các lễ nghi và hưởng nhờ các ơn phúc thiêng liêng Hội thánh dành cho con cái mình và nếu là linh mục thì bị huyền chức và bị thải hồi về bậc giáo dân trong những lỗi phạm quá tai tiếng. 

1 trong 7 vạ theo các chỉ thị của Công đồng Va-ti-ca-nô II bị rút phép thông công là Bỏ đạo, rối đạo, ly khai khỏi Giáo hội Rô-ma.

(4) Julian (sinh năm 332), cháu trai của hoàng đế Kitô giáo đầu tiên, Constantine , được đào tạo như một Cơ đốc nhân, nhưng ông được gọi là tông đồ vì khi ông trở thành hoàng đế (AD 360), ông phản đối Kitô giáo. Trong Demise của Paganism , James J. O’Donnell cho thấy lập trường đặc biệt kịch liệt của hoàng đế chống lại Kitô giáo (và hỗ trợ cho các tôn giáo độc thần khác, Do Thái giáo) bắt nguồn từ giáo dục Kitô giáo của mình.

(5)  Trích hồi ký của  cố GM Phaolo Lê Đắc Trọng chương V * https://saigonecho.org/main/tintuc/binhluan/13163-hi-ky-c-gm-le-c-trng-hin-tinh-ton-giao-sau-nm-1975.html

(6) https://luongtamconggiao.wordpress.com/2010/11/03/th%C6%B0-chung-cac-gm-dong-d%C6%B0%C6%A1ng-1951-va-th%C6%B0-chung-cac-gm-mi%E1%BB%81n-nam-1960/( Các giám mục miền Nam, Thư chung, ngày 2.3.1960.)

Bài 2: những hoạt động và tác hại của UBLLCG tại miền Bắc.

 

(*) Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)