VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 35) 

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 35) 

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi bắt đầu viết bài này vào sớm ngày 4 tháng 5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ dài 4 ngày kỷ niệm 47 năm ‚giải phóng Miền Nam’.  

Nửa đêm dậy, tình cờ VTV đang chiếu chương trình dài một tiếng đồng hồ „Talk Vietnam“, xem lại chương trình về Philip Rössler mà hình như tôi đã xem và có giới thiệu ở bài trước rồi, nhưng lần này xem rất kỹ, thấy hay quá nên tự thấy nhất  thiết phải nhắc lại. Coi như phần bổ sung cho bài trước. 

Nói điều này chẳng phải muốn ‚ăn theo’ người nổi tiếng, thế nhưng hóa ra các Moritzburger chúng tôi có rất nhiều điểm tương đồng với Philip. Anh chàng người Đức gốc Việt này, nghĩa là lai, nửa Đức nửa Việt, tuy không phải dòng máu, nghĩa là sinh học, mà là văn hóa, sinh ra sau chúng tôi non 30 năm ở tư cách là con mồ côi ở Việt Nam, vào viện cô nhi Thiên Chúa giáo Sóc Trăng 6 năm rồi sang Đức. Tương tự, CHDC Đức coi chúng tôi là trẻ em mồ côi Việt Nam, cho vào học 6 năm ở trường nội trú cộng sản. Anh lớn lên thành người Thiên Chúa giáo nửa Đức nửa Việt, chúng tôi thành người cộng sản nửa Việt nửa Đức.

Bây giờ dẫu cho tuổi tác và quan điểm chính trị có thể khác nhau, thế nhưng chúng tôi đều yêu quí Việt Nam, với những trải nghiệm và kinh nghiệm Đức (và cả Quốc tế nữa) của mình, chúng tôi đều muốn đóng góp cho Việt Nam, nơi chôn nhau cắt rốn của mình và đang tràn đầy tiềm năng phát triển, với những năng lực vốn đã tích lũy được của mình. Cho dù thời gian và mức độ sự đóng góp đó có thể khá khác nhau, nhưng điều rất cơ bản là ở anh và chúng tôi đều chứa đầy tình yêu quê hương xứ xở và ham muốn đóng góp cho sự phát triển của nó, dẫu cho việc này chắc chắn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn. 

Ngày 07.05 kỷ niệm giải phóng Điện Biên, nhớ những ngày này năm 2014 trước đây  thế, mà nay cũng đã là 8 năm rồi. 

Thời gian cứ như con thoi trôi đi khi tuổi già ập đến…

Khi ấy chúng tôi ra cuốn sách „Việt Nam tình yêu của tôi“ của tác giả người Áo Ernst Frey. 

Số là đại sứ Áo mới sang nhậm chức ở Việt Nam mang theo cuốn sách này để ta dịch và đăng, có lợi cho đôi bên, cũng vừa là tình cảm lẫn trách nhiệm của ông. Bạn tôi là Quang Chiến vốn quen với Áo nhiều, dịch nhiều cuốn sách Đức và Áo, rất được nước này tín nhiệm, nên ông giao cho việc này, nhưng anh đã mệt vì quá nhiều việc, nên „đẩy“ cho tôi. Tôi vốn đang ‚đói’ nên nhận ngay. Vì cần gấp nên tôi chuyển 1/3 cuốn sách cho anh TVinh (phần cuối)  bạn tôi, dịch. Gửi NXB Tri thức in, có đại sứ quán Áo tài trợ.

Dịch gấp, in và phát hành trước kỷ niệm giải phóng Điện Biên. Đại sứ Áo tổ chức lễ ra mắt cuốn sách ngay tại nhà riêng của ông ở một villa phố Đặng Thái Mai ven Hồ Tây, rất sang trọng, đông quan khách, phóng viên, đại diện đài báo,…dự. Ngay sau đó tôi được VTV 6 mời đến nhà đài phỏng vấn và phát ngay. Đáng tiếc sách không được ai mua, đến nay vẫn đang ỷ eo nằm ở NXB. 

Do nữ đại sứ Việt Nam tại Vienna và báo Quân đội Nhân dân gợi ý, cháu ngoại tác giả Frey sang thăm nước ta, trong đó có gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Đáng tiếc gia đình Đại tướng không ủng hộ, cho  nên tôi phải đến đó nhiều lần mới được tiếp và việc chuẩn bị vô cùng khó khăn. 

Khi sau rất nhiều vất vả, cuối cùng cũng đã hẹn được với con út ông ngày giờ đến nhà riêng gia đình Đại tướng ở phố Hoàng Diệu, tôi đưa khách đến tận nhà.

Thế mà Võ Điện Biên từ trong nhà gọi DD ra, kêu đang bận họp.

Hẹn… một giờ sau trở lại. Tôi đành đưa khách ra thăm ,lăng Bác’ ngay gần đó, dù trong thâm tâm không hề muốn thế, bởi lẽ trong cuốn sách Frey rất quý ông Giáp, người vốn có học, chứ ông Hồ thì hoàn toàn không. Frey, vốn dĩ xuất thân giới quyền quý, quý tộc Do Thái mà, chê ông là ‚nông dân’ ít học.

Mà đoạn này chúng tôi cùng ban biên tập phải bỏ để cuốn sách được in, tránh sau này bị kiểm duyệt gạt. Ở Việt Nam nếu không tự kiểm duyệt trước, thì sách sao in được? 

Là người làm sách, tôi biết quá rõ điều ấy…

Trở lại cuộc viếng thăm nhà Đại tướng… 

Sau khi thăm lăng xong, vào đến nhà mới thấy gia chủ tiếp khách kiểu gì? 

Chỉ có một mình Điện Biên tiếp.

Trước hết, theo lệ thường, chúng tôi làm thủ tục thắp hương bàn thờ Đại tướng. 

Sau ngồi nói chuyện. Tôi cứ tưởng có nước chè. Thì ra chỉ có duy nhất một chai nước lọc 300ml… cho 3 người!

Sao lại có kiểu tiếp khách kỳ cục đến thế. Họ được thế giới trọng vọng quá nên mới kiêu ngạo đến thế. Chuyện cuốn sách không bán được có nguyên nhân của nó. Số phận cuốn  „Việt Nam tình yêu của tôi“ của Frey hay đến thế, nói hay cho ông Giáp nhiều đến thế mà bây giờ hẩm hiu đến thế.

Âu cũng là theo quy luật nhân quả…   

Trở lại những ngày này năm 1976 thì tôi chuẩn bị được về thăm nhà. Đây là ưu ái cho những ai đi NCS theo con đường VHLKH CHDC Đức. 3 tháng ở nhà, bay với Interflug chỉ mất có hơn mười giờ, coi như mất có 2 ngày đi về.

Về đến nhà, sau khi vui mừng với cha mẹ và vợ con, tôi còn tổ chức được chuyến đi thăm cậu em đang đóng quân trong sân bay Trà Nóc. Mua 3 vé (mẹ, vợ và tôi, con trai mới 4 tuổi chưa mất vé). Có anh bạn Moritzburger TTH đang làm trưởng diện Interflug tại Hà Nội thì chuyện đó dễ như trở bàn tay.

Trong chuyến đi đó chúng tôi còn ghé thăm được nhiều họ hàng trong Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt. Ai ngờ đó là lần cuối cùng, ở Việt Nam. Sau đó họ di tản hết, gặp nhau ở… nước ngoài. Số phận dân tộc Việt Nam thật sự bi ai quá đỗi. 

Sắp tới đây, liệu Ucraina có như vậy chăng?

Ai nói trước được?  

Xin phép dừng nhấn con chuột để bài sau kể tiếp.     

*****       

Nhân đây như thường lệ, xin giới thiệu sách, báo Đức. 

Có 4 tờ Spiegel số từ đến 9. đến 12. tháng  02.2022 về, tương ứng với các tiêu đề „Cuộc chiến tranh của Putin-Cuộc tấn công làm suy tàn thế giới“, „Kann er noch zurück-Hắn có thể lui được chăng? >Tầm nhìn hung hãn của Putin >Thất bại quân sự đầy bí ẩn >Cuộc kháng cự ở Kiev > Nước Nga: cuộc sống y như dưới thời Stalin >Cuộc tọa đàm với  Krasev, Pamuk, Krugman“, „Kampf um Kiew-Cuộc chiến giành Kiev >Phóng viên tại chỗ tờ Spiegel ở khu vực chiến sự >Selenskyj vs. Putin: Anh hùng dân tộc chống lại tên bạo chúa >Nhật ký chiến sự: „Nếu hôm nay tôi chết, hãy nhớ đến tôi“ >Cuộc vũ trang: nước Đức mới của Scholz >Bắt đầu cục diện mới: cái giá của sự răn đe >Tư bản đỏ: kết thúc cuộc sống xa hoa, „Die Unbeugsamen-Những người bất khuất: người dân Ucraina chống lại kẻ mạnh hơn mình như thế nào“ với chân dung Tổng thống Selenskyj, đằng sau ông là những chiến binh Ucraina hừng hực khí thế chiến đấu. 

Từ đó bạn đọc có thể thấy ngay, các sô này hầu như hoàn toàn chỉ dành cho cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ucraina, nên có quá nhiều bài hay, xin chỉ giới thiệu một cách tượng trưng một ít: 

  • Cuộc tấn công của Putin không chỉ nhằm vào Ucraina mà vào cả  thế giới dân chủ
  • „Ai muốn gặp Putin phải tính đúng cái hình phạt phải trả“
  • „Nước Nga: Vladimir Putin đi xa đến đâu“
  • „Tổng thống Volodymyr Selenskyj lãnh đạo cuộc kháng chiến như thế nào“  

Xin được giới thiệu cuốn sách vừa mới phát hành rất đáng đọc là cuốn „Goethe und Carl August-Goethe và Công tước bang Xắcxông-Weimar-Eisenach Carl August“ của tác giả Sigrid Damm. Xin được trích dẫn…

Lời giới thiệu:

„…người ấy.. đã tháp tùng tôi ở tất cả những trường hợp thay đổi của cuộc đời, mà tôi phải chịu ơn ông bởi lời khuyên cẩn trọng, sự tham dự sống động và những dịch vụ luôn dễ chịu của ông cho thành công của những hoạt động quan trọng nhất của mình…“ (Carl August về Goethe)

„Đối với tôi thì ông là August (ở tiếng Đức, khi gọi tên chứ không phải là họ là thân mật, chẳng phân biệt thứ bậc) và bạn. Tôi chẳng cần phải cám ơn ai trừ ông…“ (Goethe về Carl August) 

Lần đầu tiên tác giả Sigrid Damm kể về câu chuyện cảm động, đầy mâu thuẫn và các bước thăng trầm về mặt  cá nhân và chính trị của tình bạn trên 50 năm giữa Goethe và Công tước bang Weimar Carl August.

Cuốn sách này đặc biệt là không hề có đề mục. Nó bắt đầu ngay, chứ không hề có mục lục như thường lệ. Tuy có các chương và có đánh số, nhưng không hề có tên gọi cho chúng. 

Cho nên tôi đành phải mạn phép hành xử như sau, là chỉ dịch 2, 3 câu đầu tiên để biết qua nội dung phần đó:

  1. Năm 1828. Ngày 15 tháng 6. Weimar. Thüringen. Ngôi nhà tại Frauenplan. Johann Wolfgang von Goethe đang ở tuổi 79. Ông, hầu như hàng ngày, mời khách đến ăn bữa trưa. Ngày hôm nay là thủ thư Weller từ Jena đến với vợ ông, vị ủy viên hội đồng thành phố Töpfer và anh chàng trai trẻ Eckermann…
  2. Vốn bị chìm đắm trong những ý tưởng của chính mình, Carl August có đánh giá quá cao ảnh hưởng của ông đến triều đình nước Phổ, tin cậy vào những mối liên hệ họ hàng, tin vào việc chiếm giữ được hoàn toàn lỗ tai của ông thông gia thuộc hoàng tộc của ông ta hay không?..
  3. Nhận xét của Goethe vào những Oeltonnen-thùng dầu phải dùng đến còn có một ý nghĩa thứ hai và sâu sắc hơn. Nó đưa các quá trình vào mối liên hệ với một cuộc chuyển đổi thời đại mới đang chỉ báo hiệu….  
  4. Sau những trải nghiệm đối với ông là hạ nhục của những năm tháng bị ngoại bang cai trị bởi Napoleon thì Carl August hối thúc một cách đầy nhiệt tình và rất sốt ruột cho những thay đổi ở đất nước nhỏ bé của ông. Việc mở rộng lãnh thổ và gia tăng dân số tạo cho ông cú hích để xây dựng nhà nước mới…
  5. Việc Carl August nuối tiếc rằng Goethe đã từ chối, cũng như ông thất vọng về bước phát triển chính trị nói chung là dễ tưởng tượng. Ở cuộc hội nghị lớn thành phố Vienna, cái được gọi là Văn kiện Vienna cuối cùng vào ngày 14.05.1820, thì các nghị quyết Karsbad được chuẩn y và nhấn mạnh một lần nữa, thời săn đuổi những kẻ mị dân đã bắt đầu…
  6. Vào 5 năm cuối đời, đáng ngạc nhiên là Carl August lại hăng hái hoạt động chính trị một lần nữa. Ông đặc biệt quan tâm đến nền chính trị châu Âu. Người đã từng đi thăm nước Anh hết sức thích thú chế độ đại nghị, ông theo dõi các cuộc tranh luận ở nghị viện London, cởi mở trước các tiền đề phát triển tự do ở nước Anh…  
  7. Đến Dornburg lúc 6 giờ. Trời nắng, và rất nóng. Goethe được giám thị lâu đài kiêm thanh tra vườn hoa 27 tuổi Carl August Christian Schell đón. Theo lệnh của Cục quân chính bang Weimar, ông này đã chuẩn bị cái phòng tạm trú trong tòa lâu đài kiểu Phục Hưng cho Goethe…

Tài liệu tham khảo

 

Cuối cùng cũng xin liệt ra những bài báo mạng mà thời gian mấy ngày qua, tôi theo dõi được, tham quá nên hơi dài, xin những bạn đọc đang bị bấn thời gian bỏ qua cho nhé:

Ngày 30/4 và một số ký ức vụn về ngôn từ còn rớt lại sau 47 năm chiến tranh kết thúc

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng “khí thế cách mạng và tinh thần cách mạng tiến công” vẫn hừng hực tỏa sáng như ngày 30 tháng Tư 1975, ít nhất cũng trên hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam.

Theo BBC News Tiếng Việt hôm 01/05 vừa qua thì “cụm từ ‘ngụy quyền Sài Gòn’ vẫn được báo chí chính thống Việt Nam sử dụng, trong các bài đánh dấu sự kiện 30/4/1975 năm nay…” Thông Tấn Xã Việt Nam, Tạp chí Tuyên Giáo, báo Quân Đội Nhân Dân, báo Tuổi Trẻ Thủ Đô đều dùng ngôn từ đó, dù xã hội đã thay đổi nhiều.

Ký ức vụn của tôi về bộ đội ‘cách mạng’ và ‘ngụy quân, ngụy quyền’

Bản thân tôi được trực tiếp nghe chữ “ngụy quân, ngụy quyền” là khi lần đầu tiên tiếp xúc với những người bộ đội miền Bắc ở cổng phi trường Biên Hòa ngay sau ngày 30/4/1975. Cảm nhận ban đầu của tôi, một người trẻ mới qua tuổi 20, khi lần đầu gặp bộ đội thì đây là những người nông dân khoác áo lính với nét hiền hòa, chân chất của những người dân quê chân lấm tay bùn, đến từ các thôn làng xa xôi hẻo lánh nào đó ở miền Bắc. Những nét này khác với vẻ lém lỉnh nói chung nơi những người lính mà tôi biết hoặc thấy trong suốt hơn hai mươi năm dưới chế độ Cộng Hòa của miền Nam

Sự thật là sự thật, lịch sử là lịch sử, không thể chối cãi nổi

Một trong những lý do rất buồn cười của nhiều người là: “Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít, phải mang ơn họ”, hoặc là các bạn hoàn toàn không tìm hiểu lịch sử, hoặc cố tình không hiểu, nhưng:

  1. Nếu không có hiệp ước bí mật của Liên Xô ký cùng với Đức Quốc xãchia đôi châu Âu, thì có thể sẽ không có thế chiến thứ 2 xảy ra. Hiệp ước Molotov – Ribbentrop được ký kết dưới sự làm chứng của Stalin tại Moscow ngày 23-08-1939, là cú bắt tay liên minh lịch sử giữa Stalin và Hittler. Một tuần sau đó, Đức tấn công Ba Lan, mở màn cho chiến tranh thế giới thứ 2.

Thế nên, “Liên Xô chống phát xít” á? Không hề.

  1. Ngày 17-09-1939, Liên Xô, khi đó đang có hiệp ước không xâm phạm với Ba Lan, đã bất ngờ tấn công Ba Lan từ phía đông, trong khi toàn bộ quân Ba Lan đang tập trung ở phía tây để chiến đấu với Đức. Bất ngờ tới mức nhiều đơn vị Ba Lan ở biên giới còn tưởng Liên Xô mang quân sang giúp nên hoàn toàn không chống cự. 11 ngày sau, bị đánh từ 2 phía, Ba Lan thất thủ. 22.000 sỹ quan Ba Lan bị Stalin bắt làm tù binh, rồi đem giết ở rừng Katyn, chủ yếu là chôn sống.

Thế nên “Liên Xô hy sinh xương máu chống phát xít” á? Không hề.

  1. Sau khi ăn chia không đàng hoàng, nhất là yêu cầu đòi Nhật Bản, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ là những đồng minh của Đức, phải nhường quyền lợi cho Liên Xô, cơm không lành, canh không ngọt, Đức quốc xã và Liên Xô đánh nhau, Liên Xô mới hiệp ước cùng Anh, Mỹ, và đã nhận rất nhiều viện trợ từ 2 nước này

Hồ sơ: Vụ án Mười Vân bán bãi cho người vượt biên

Thuyền nhân, dịch từ chữ “boat people” trong tiếng Anh. Thuật ngữ này ra đời từ sau tháng 4-1975, khi một số lượng lớn người ở miền Nam Việt Nam rời khỏi đất nước.

Vụ án Mười Vân có phần liên quan đến vấn nạn thuyền nhân trong hai năm 1978-1979, khi tổ chức hàng chục chuyến tàu vượt biên mua bãi, chung chi đầy đủ tại Hồ Cốc, Bình Châu, Lộc An… thu cả nửa tấn vàng.

Tại khu vực bờ biển Hồ Cốc, Bình Châu, Long Hải – Bà Rịa, đã một thời dân vượt biên từ Sài Gòn và các nơi tìm đến mỗi ngày, để “mua bãi” vượt biên an toàn mà không hề có bất cứ cuộc kiểm tra, truy đuổi nào.

Hồ sơ vụ án cho biết, Mười Vân có tên cúng cơm là Nguyễn Hữu Giộc – còn gọi là Mười Giộc, người quê miệt Cần Đước, tỉnh Long An, tham gia cách mạng thời chống Pháp.

Năm 1948, Mười Giộc gia nhập vào công an xã Long Định thuộc tỉnh Chợ Lớn lúc bấy giờ. Thời kỳ 1948-1949 huyện Cần Đước tình hình khó khăn, phức tạp. Các cơ quan lãnh đạo của huyện phải chia thành hai khu: khu A đóng tại kinh Bo Bo huyện Thủ Thừa – Tân An. Khu B đóng tại Lý Nhơn – rừng Sác, Nhà Bè. Trưởng công an huyện Trương Văn Tư phụ trách khu A, còn Mười Giộc làm phó phụ trách khu B

Việt Nam: ‘Luật Đất đai là vấn đề căn cơ của nạn tham nhũng’

TBT Nguyễn Phú Trọng nói trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai.

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc ngày 10/5 sau 6 ngày nhóm họp tại Hà Nội. 

Luật Đất đai mà một trong những chủ đề được bàn thảo tại Hội nghị này.

Tại phiên khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong diễn văn khai mạc rằng nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất.

“Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai. Vì vậy, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết.” 

SEA Games 31 ‘xuất hiện sai sót, tranh cãi’

SEA Games 31 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 23/5 tại Hà Nội và 11 tỉnh, thành lân cận, với góp mặt của 11 đoàn thể thao khu vực Đông Nam Á, tổ chức 40 môn thi với 526 nội dung.

Tuy chưa khai mạc, nhưng ban tổ chức SEA Games 31 lại khiến dư luận Việt Nam lo lắng, khi mắc phải sai sót không đáng có trong những ngày thi đấu không chính thức đầu tiên của SEA Games.

Ở ngày thi đấu 8/5 của môn nhảy cầu, màn hình lớn của nhà thi đấu tổ chức bộ môn này đã hiển thị sai quốc kỳ Malaysia. Cụ thể, quốc kỳ của Malaysia có biểu tượng ngôi sao 14 cánh nhưng trên quốc kỳ được ban tổ chức chiếu, ngôi sao chỉ có 5 cánh.

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á xuất hiện lỗi như vậy. Tại kỳ SEA Games 29, nước chủ nhà Malaysia từng nhầm quốc kỳ của Việt Nam với Singapore, hay tại SEA Games 30, ban tổ chức cũng treo ngược quốc kỳ Indonesia.

Tuy nhiên, sau những sự cố ấy, cả Malaysia lẫn Philippines đều nhanh chóng lên tiếng xin lỗi, còn tại SEA Games 31 này, ban tổ chức đến nay vẫn chưa có phản hồi. Bản thân sự cố hiển thị nhầm quốc kỳ Malaysia hôm 8/5 cũng không được các kênh truyền thông chính thống phản ánh.

Không cử hành hát quốc ca

Trung Quốc ‘sốc’ vì Mỹ xóa câu ‘Đài Loan là một phần của Trung Quốc’

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thay đổi từ ngữ trên tờ thông tin nêu quan hệ của Hoa Kỳ với Đài Loan, một động thái gây ra sự chỉ trích giận dữ từ Bắc Kinh.

Diễn biến mới nhất làm dấy lên suy đoán rằng chính phủ Joe Biden có thể thay đổi lập trường về Đài Loan để gây khó cho Trung Quốc.

Trong bản cập nhật của tờ thông tin về mối quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan được đăng trên trang web của họ hôm thứ Năm tuần rồi, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã loại bỏ một phần của đoạn đầu tiên nói rằng trong Thông cáo chung ký với Bắc Kinh năm 1979, Hoa Kỳ “thừa nhận lập trường của Trung Quốc là chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc.”

Câu trên đã bị xóa đi trên tờ thông tin ở trang web Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Và tuyên bố Hoa Kỳ “không ủng hộ Đài Loan độc lập” cũng đã biến mất trong văn bản.

Có nhiều người Việt Nam quan tâm đến nhân quyền không 

(VNTB) – Có thể những người đang cổ xúy cho nhân quyền đang ở vào hoàn cảnh là họ quảng bá hay rao bán một sản phẩm mà có thể không ai muốn mua. 

Với nhiều người Miền Nam, 30 Tháng Tư là ngày đánh dấu cái chết của tự do, của nhân quyền, là ngày khởi đầu của hơn 10 năm đói ăn. Tuy vậy, một điều mà nhiều người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam muốn biết là liệu có nhiều người dân quan tâm đến tự do của chính họ hay không. Và hình như cho đến nay, chưa có ai có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này.

Câu hỏi về tỷ lệ dân chúng quan tâm đến nhân quyền quan trọng đối với những người muốn đấu tranh cho tự do, dân chủ, và nhân quyền ở nhiều khía cạnh. Nếu đa số dân chúng không quan tâm đến nhân quyền, liệu cuộc đấu tranh của những nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền có thành công được không hay là đấu tranh để rồi tránh đâu? Nếu người ta không quan tâm, họ đang đấu tranh cho ai? Nếu đa số dân không quan tâm đến nhân quyền, ai sẽ ủng hộ họ trong cuộc đấu tranh này, nhất là lúc mà họ bị đưa ra tòa? Nếu người ta không quan tâm đến nhân quyền, có phải việc họ lên tiếng trên Facebook, Youtube cũng chẳng có mấy người buồn nghe không? Nếu đa số dân chúng không quan tâm đến nhân quyền, ai sẽ giúp gia đình họ khi họ bị tù đày?

Tổng thống Macron nói quy trình gia nhập EU của Ukraine ‘có thể mất hàng thập niên’

Sẽ mất hàng thập niên để Ukraine được chấp thuận trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu (EU), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói.

Trong một bài phát biểu tại Nghị viện Châu Âu ở Strasbourg (Pháp), ông Macron thay vào đó đề xuất Ukraine có thể tham gia một “cộng đồng Châu Âu song song” trong khi chờ quyết định phê chuẩn.

Điều này cho phép các quốc gia không có tư cách thành viên EU cùng tham gia vào kiến trúc an ninh Châu Âu theo những cách khác nhau, Tổng thống Pháp nói.

Phát biểu của ông Macron được đưa ra trong bối cảnh giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ở vùng Donbas miền đông Ukraine, nơi Nga đang muốn giành thêm quyền kiểm soát.

Ukraine: Kiểm chứng phát biểu của Putin trong ngày Chiến Thắng 09/05

Tổng thống Putin đã có bài phát biểu trong lễ duyệt binh tại Moscow nhân dịp kỷ niệm chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước Đức Quốc xã năm 1945, đồng thời đưa ra một số tuyên bố về Ukraine và Nato.

BBC đã kiểm chứng một số phát biểu của Putin. 

“Kyiv tuyên bố có thể sở hữu vũ khí hạt nhân”

Tổng thống Putin đã nhiều lần nói rằng Ukraine có kế hoạch sở hữu vũ khí hạt nhân như một cách biện minh cho cuộc xâm lược của Nga, mặc dù không có bằng chứng về việc này.

Khi còn thuộc Liên Xô, Ukraine từng sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đã từ bỏ vào những năm 1990 để đổi lấy các đảm bảo an ninh từ Mỹ, Anh và Nga.

Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine

Sự hung hăng của Putin đã khiến một quốc gia tự chống lại chính mình.

Đầu tháng 4, quan tài chứa thi thể của Vladimir Zhirinovsky, 75 tuổi – một nhà dân túy cực đoan, người từng là trụ cột quan trọng của nhà nước Nga suốt hai thập niên – đã được đưa đến Sảnh Cột (Hall of Columns) ở trung tâm Moscow để mọi người có thể đến viếng. Cách đây 69 năm, thi hài Stalin cũng được quàn tại đây, và vì thế dẫn đến cái chết của hàng loạt người Nga, những người đã bị giẫm đạp đến chết trong đám đông khổng lồ tụ tập để tiễn biệt nhà độc tài Liên Xô.

Đã không có đợt giẫm đạp nào ở đám tang Zhirinovsky, nhưng nó gợi lại một khoảnh khắc khác trong thời kỳ Liên Xô. Thi thể của ông đã được đưa đến Sảnh Cột trong một chiếc Aurus Lafet – dòng xe tang đen phiên bản siêu giới hạn, được sản xuất bởi Aurus Motors, nhà sản xuất xe hơi hạng sang mới nổi của Nga. Trong tiếng Nga, lafet có nghĩa là “xe tang”, và đối với những người Nga như tôi, những người đủ lớn tuổi để nhớ được giai đoạn đầu thập niên 1980, tên của chiếc xe gợi lên một câu chuyện đùa tăm tối: khi các nhà lãnh đạo cao tuổi của Liên Xô, Leonid Brezhnev, Yuri Andropov, và Konstantin Chernenko liên tiếp qua đời, sự kiện đó đã được gọi là Cuộc đua của những chiếc xe tang (Race of the Lafets).

Đại sứ Nga tại Ba Lan bị tạt sơn đỏ và bị các nhà hoạt động ủng hộ Ukraine gắn nhãn hiệu ‘phát xít’ khi đặt hoa tại đài tưởng niệm chiến tranh của Liên Xô

+ Sergei Andreev, đại sứ Nga tại Ukraine, đã cố gắng đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm chiến tranh của Liên Xô ở Warsaw

+ Nhưng ông ta đã đụng phải một đám đông người biểu tình ủng hộ Ukraine, họ đã ném những túi sơn đỏ vào ông và nhân viên an ninh của ông

+ Cảnh sát đưa Andreev trở lại xe để ông có thể rời đi, sau đó đại sứ cho biết ông không bị thương

+ Lễ đặt vòng hoa được tổ chức để đánh dấu Ngày Chiến thắng, khi người Nga tưởng niệm sự đầu hàng của Đức Quốc xã

Đại sứ Nga tại Ba Lan, Sergei Andreev, đã phải đối mặt với những người biểu tình, rồi bị ném sơn đỏ và các đồ vật lên người khi ông cố gắng đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các binh sĩ Liên Xô ở Warsaw hôm nay, Ngày Chiến thắng – ngày Đức Quốc xã đầu hàng năm 1945 – tại buổi lễ Quân đội Liên Xô ở thủ đô Ba Lan..

Quốc hội Hoa Kỳ phải điều tra những thông tin về phòng thí nghiệm Vũ Hán liên quan nguồn gốc Covid

Các thí nghiệm nguy hiểm về  “tăng chức năng” (gain of function) trên động vật, với những khoản tài trợ lấy từ tiền đóng thuế của người Mỹ, là trung tâm của cuộc tranh luận về nguồn gốc của COVID. Các thành viên của Quốc hội đang kêu gọi một cuộc điều tra mới về cái mà họ gọi là “sự che đậy cái chết từ chuột” của EcoHealth Alliance (Liên minh Sức khỏe Sinh thái) đầy mờ ám và Viện Virus học Vũ Hán (WIV).

Các tài liệu mà tổ chức White Coat Waste Project thu được, thông qua Đạo luật Tự do Thông tin Hoa Kỳ (FOIA), đã tiết lộ vào năm ngoái rằng năm 2016, các nhân viên tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID) đã bày tỏ những mối lo ngại về các thí nghiệm kỹ thuật với coronavirus do EcoHealth Alliance đề xuất trên chuột nhân hóa tại WIV. NIAID, bộ phận của Tiến sĩ Anthony Fauci thuộc Viện Y tế Quốc gia (NIH), lo lắng rằng các thí nghiệm trên động vật của EcoHealth đã vi phạm lệnh cấm của chính phủ về nghiên cứu tăng chức năng – hoạt động điều khiển vi rút để khiến chúng dễ lây lan hơn, gây chết người hơn và nguy hiểm hơn.

Ông Hữu Thỉnh có giúp tổ chức Đảng vững mạnh?

 (VNTB) – Nhà thơ Hữu Thỉnh đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì. 

Những tán tụng trên sàn diễn chính trị

Báo chí đưa tin, tối 8-5-2022, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho nhà thơ Hữu Thỉnh và chương trình nghệ thuật “Nhà thơ Hữu Thỉnh – Sức bền của đất”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì cho nhà thơ Hữu Thỉnh.

Theo tường thuật thì phát biểu tại buổi lễ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, khẳng định Hữu Thỉnh mang hồn thơ nồng đượm trữ tình, đậm nhạc tính, nhịp điệu.

Còn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhận xét nhà thơ Hữu Thỉnh đã “mang tới thi ca Việt Nam một giọng thơ riêng biệt, làm nên con đường thi ca mang tên của chính mình”.

Trong phát biểu đáp tạ, ông Hữu Thỉnh đại khái nói rằng phần thưởng cao quý được nhận lần này sẽ tiếp thêm động lực, quyết tâm để nhà thơ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho nền văn học nước nhà.

“Siêu chó anh hùng” của Ukraine

Một con chó đánh hơi bom hai tuổi tên Patron vừa nhận được danh hiệu cao quí nhà nước từ chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky… 

Tổng thống Zelensky có thói quen kết thúc các bài phát biểu đêm khuya bằng việc công bố các giải thưởng và huy chương cho các binh sĩ Ukraine lập chiến công đặc biệt. Vào Chủ Nhật 8 Tháng Năm, ông đã làm hơi khác khi vinh danh một “chiến binh”: Chú chó Patron. 

Việt Nam và những trí thức “vỗ bụng” nghe tiếng nói của dạ dày

Vào một buổi sáng cuối tuần rảnh rỗi tôi có thời gian tranh luận với một người bạn, quen biết đã lâu, và anh cũng đã từng là quan chức, có học hàm – học vị đã đạt đến cực phẩm theo tiêu chuẩn nội địa Việt Nam hiện hành, tức là Giáo sư – Tiến sĩ – Viện sĩ, đủ hết.

Anh có uy tín trong lĩnh vực “khuyên bảo kinh tế”, gọi cách khác là “tư vấn kinh tế”, dành cho khu vực công, và xuất hiện với tần suất cao trên truyền thông hàng tuần.

Tôi nói với anh: “Anh về hưu rồi, nhưng có bao giờ nhìn lại những gì anh đã làm không?”.

Làm sao để lãnh đạo các tỉnh, thành không đi tù vì đất?

Trong lời khai mạc Hội nghị Trung ương 5, TBT Nguyễn Phú Trọng nói một câu mang tính ta thán hơn là tự hào như mọi khi: “Nhiều người giàu lên nhờ đất, nghèo đi vì đất, thậm chí đi tù cũng vì đất”. Hệ quả này ai cũng thấy, cũng biết trong 30 năm qua, đến giờ ông mới thừa nhận là rất muộn. 

Giống như “Định luật Bảo toàn Năng lượng”, đất không không tự mất đi mà chỉ chuyển từ mục đích sử dụng này sang mục đích khác. Đặc biệt, đất thuộc sở hữu toàn dân do chính quyền làm đại diện. Nên chỉ có chính quyền lấy đất của dân giao cho đại gia BĐS. Đất của dân giao, trả theo khung giá nhà nước, đại gia BĐS rao bán đất theo giá thị trường ngay khi chưa đầu tư hạ tầng. Vì vậy, đại gia giàu và dân nghèo đều do đất.

Bàn về ngoại giao cây tre và lựa chọn của VN trước chuyến thăm của Thủ tướng Chính tới Mỹ

Vào giữa tháng này, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ lần đầu sang thăm Hoa Kỳ để tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tổ chức lần đầu tại Nhà Trắng sau nhiều lần trì hoãn. Đây có thể là dấu mốc lớn cho đường lối ngoại giao của Việt Nam, đặc biệt đặt trong bối cảnh hai chuyển biến lớn về địa chính trị toàn cầu gần đây. 

Về ngắn hạn, đối tác truyền thống của Việt Nam – Liên bang Nga – xâm lược Ukraine và rơi vào thế đối đầu trực diện với phương Tây. Nga không chỉ là người “bạn cũ”, mà còn là nhà cung cấp vũ khí số một cho Hà Nội, cũng như tham gia một số dự án khai thác dầu khí chiến lược trên biển Đông. 

Về dài hạn, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chuyển sang giai đoạn cạnh tranh chiến lược, với kết quả sẽ định hình bức tranh chính trị quốc tế trong thế kỷ này. Viễn cảnh “trỗi dậy hòa bình” sẽ khó trở thành hiện thực giữa một siêu cường mới nổi và siêu cường thống trị sẽ chỉ có một bên thắng cuộc. Cùng với Ấn Độ, Việt Nam được Kurt Campbell, Điều phối viên của Nhà Trắng về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, coi là hai quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc định hình tương lai Châu Á. Nói cách khác, Hoa Kỳ coi Việt Nam là một “bang chiến trường” (swing state) trong nỗ lực kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc. 

Tổng thống Putin nói quân đội Nga ‘đang chiến đấu vì an ninh và tương lai Tổ quốc’

“Ngày hôm nay các bạn đang chiến đấu cho những trẻ em ở vùng Donbas, cho nền an ninh của Đất mẹ Nga”, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong lễ duyệt binh kỷ niệm 77 năm ngày Chiến thắng Phát xít Đức.

Trong bài phát biểu 11 phút, ông Putin cũng nói thêm “Mọi thứ cho thấy rằng cuộc xung đột với phe tân phát xít, phe dân tộc chủ nghĩa, thành phần mà Mỹ và những đàn em của họ đã liều lĩnh đặt cược vào, sẽ không thể tránh được.”

Ông Putin cũng cho rằng Nato đang có ý định “xâm lược Nga”.

Ngày 30/4 và một số ký ức vụn về ngôn từ còn rớt lại sau 47 năm chiến tranh kết thúc

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng “khí thế cách mạng và tinh thần cách mạng tiến công” vẫn hừng hực tỏa sáng như ngày 30 tháng Tư 1975, ít nhất cũng trên hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam. 

Theo BBC News Tiếng Việt hôm 01/05 vừa qua thì “cụm từ ‘ngụy quyền Sài Gòn’ vẫn được báo chí chính thống Việt Nam sử dụng, trong các bài đánh dấu sự kiện 30/4/1975 năm nay…” Thông Tấn Xã Việt Nam, Tạp chí Tuyên Giáo, báo Quân Đội Nhân Dân, báo Tuổi Trẻ Thủ Đô đều dùng ngôn từ đó, dù xã hội đã thay đổi nhiều.

Ký ức vụn của tôi về bộ đội ‘cách mạng’ và ‘ngụy quân, ngụy quyền’

Bản thân tôi được trực tiếp nghe chữ “ngụy quân, ngụy quyền” là khi lần đầu tiên tiếp xúc với những người bộ đội miền Bắc ở cổng phi trường Biên Hòa ngay sau ngày 30/4/1975. Cảm nhận ban đầu của tôi, một người trẻ mới qua tuổi 20, khi lần đầu gặp bộ đội thì đây là những người nông dân khoác áo lính với nét hiền hòa, chân chất của những người dân quê chân lấm tay bùn, đến từ các thôn làng xa xôi hẻo lánh nào đó ở miền Bắc. Những nét này khác với vẻ lém lỉnh nói chung nơi những người lính mà tôi biết hoặc thấy trong suốt hơn hai mươi năm dưới chế độ Cộng Hòa của miền Nam.

Đệ nhất phu nhân Jill Biden thăm Ukraine cùng lúc Mỹ tung ra lệnh trừng phạt mới với Nga

Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Jill Biden đã gặp Đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska tại Uzhhorod, thị trấn biên giới phía Tây Nam của Ukraine hôm Chủ Nhật, khi Washington thông báo thêm các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Đây là lần đầu tiên bà Zelenska xuất hiện trước công chúng từ khi Nga xâm lược Ukraine, 24/2.

Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới – bao gồm hạn chế thị thực đối với 2.600 cá nhân Nga và Belarus – để đáp trả cuộc xâm lược của Nga.

Ba đài truyền hình Nga và giám đốc điều hành ngân hàng Gazprombank cũng bị Washington trừng phạt.

Chỉ huy xe tăng át chủ bài của Nga, 25 tuổi, đăng quang ngôi vị xuất sắc nhất thế giới trong cuộc thi chiến tranh quốc tế, bị giết ở Ukraine

Bato Basanov, 25 tuổi, đến từ Buryatia, là thành viên của một đội đua xe tăng đã lập kỷ lục biểu diễn năm ngoái trong các trò chơi chiến tranh trước Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov.

Bato Basanov, 25 tuổi, người chiến thắng trong cuộc thi xe tăng thế giới năm 2021, qua đời vào tháng 3 năm 2022

Nhưng cuộc đời binh nghiệp của anh ta đã kết thúc bằng cái chết khi chiếc xe tăng của anh ta bị trúng hoả tiễn ở Ukraine.

Anh ta là người mới nhất trong số hàng chục thanh niên từ khu vực nghèo khó ở phía đông Moscow bị giết trong cuộc chiến của Vladimir Putin.

Gặp lại nàng sau 13 tháng

Hôm qua ngày 7/5/2022, tròn 13 tháng Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt, bị cô lập khỏi xã hội và gia đình.

Quá thời hạn tạm giam sau hai lần gia hạn, cơ quan điều tra không kết thúc điều tra để đưa ra tòa xét xử lại đưa Nguyễn Thúy Hạnh vào viện pháp y tâm thần.

Tại viện pháp y, Hạnh được hưởng theo quy chế bệnh nhân nên tui và em trai Hạnh được vào thăm nàng cùng lúc.

Tập Cận Bình mắc quá nhiều sai lầm

Người đứng đầu nhà nước và lãnh đạo đảng, Tập Cận Bình, phải chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề mà Trung Quốc hiện đang phải đối phó. Tạm thời vị trí của ông ta vững vàng. Nhưng trong thời điểm sáu tháng trước kỳ đại hội đảng quan trọng, những tiếng xì xầm đã trở nên ồn ào hơn.

Năm quan trọng nhất trong nhiệm kỳ gần 10 năm của Tập Cận Bình cũng là năm khó khăn nhất. Nguyên thủ quốc gia và bí thư đảng của Trung Quốc phải tự chịu trách nhiệm về chuyện này, bởi vì ông ta phạm sai lầm – trong chính sách kinh tế, chính sách đối ngoại và cuộc chiến chống đại dịch.

Thủ tướng Đức nói Putin sẽ không thắng trong cuộc chiến tranh tại Ukraine

“Putin sẽ không thắng cuộc chiến này. Ukraine sẽ vẫn hiên ngang,” Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trên truyền hình ngày 08/05, nhân dịp kỷ niệm ngày Thế chiến lần 2 chấm dứt.

Ông Olaf Scholz nói rằng ngày này có ý nghĩa đặc biệt trong năm nay khi mà Ukraine lẫn Nga – từng là nạn nhân của Đức Quốc xã – hiện đang giao chiến và Nga là quốc gia khởi xướng.

Ông Olaf Scholz cũng cam đoan về tình đoàn kết với Ukraine trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga, Đức sẽ hỗ trợ Ukraine về nhân đạo, tài chính và quân sự.

Chuyến hành hương đến Washington của thủ tướng Việt Nam

 (VNTB) – Thử nghiệm đối ngoại lớn nhất của Phạm Minh Chính 

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao Việt Nam tới Washington vào tuần tới. Trước khi tham gia “Hội nghị thượng đỉnh Á Châu đặc biệt ” vào ngày 12-13/5 của Tổng thống Joe Biden, hậu quả của việc Nga xâm lược Ukraine sẽ rất có thể chi phối các cuộc tham vấn song phương với các đối tác Mỹ.

Chiến tranh của Putin đã làm lung lay một giả định cơ bản về tư thế phòng thủ của Việt Nam: rằng Nga sẽ vẫn là một nhà cung cấp đáng vũ khí cần thiết đáng tin cậy cho Việt Nam để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc. Cuộc chiến đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho mối quan hệ đôi bên cùng có lợi của Nga với Việt Nam.

Ukraine: ‘Putin chỉ đang đối diện với các dạng thức thất bại khác nhau’

Lễ duyệt binh ngày Chiến thắng 09/05 tại Nga sẽ không đại diện cho bất kỳ hình thức chiến thắng nào tại Ukraine, bất chấp sự tô hồng từ Tổng thống Nga Putin và Điện Kremlin, nhà phân tích quốc phòng Michael Clarke nhận định.

Đây là một cuộc chiến mà Nga không thể chiến thắng theo bất kỳ ý nghĩa thông thường nào.

Nhà thơ Hoàng Cầm và vụ án ‘Về Kinh Bắc’

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoàng Cầm, một trong những nhà thơ hàng đầu Việt Nam bị tù đày dưới chế độ cộng sản, đầu tháng 2/2022 tác phẩm Về Kinh Bắc được tái bản và phát hành tại Việt Nam. 

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn nhà thơ Hoàng Hưng và ông Thái Kế Toại, nguyên là Đại tá công an văn hóa, ông còn được biết đến là nhà thơ Lê Hoài Nguyên, về con người và tác phẩm của nhà thơ lớn Hoàng Cầm. 

Câu chuyện chỉ vì lưu giữ bản thảo thơ của Hoàng Cầm chính nhà thơ Hoàng Hưng đã bị bỏ tù cũng được đề cập. 

Dừng triển lãm tranh Điện Biên Phủ ‘vì cờ rách quá và bộ đội hốc hác’?

Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng một triển lãm “hội họa Điện Biên Phủ” của họa sĩ Mai Duy Minh dự định khai mạc chiều thứ Bảy 7/5 nhằm ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, truyền thông Việt Nam đưa tin.

Báo Tuổi Trẻ tối ngày 7/5 mô tả lý do tạm hoãn triển lãm này tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội vì có thông tin cho rằng một số bức tranh “dễ gây hiểu nhầm” và đợi sở thành lập hội đồng thẩm định lại “trong một thời gian gần nhất có thể”.

Trả lời BBC Tiếng Việt qua điện thoại từ Hà Nội ngày 8/5, họa sỹ Mai Duy Minh cho biết những gì xảy ra vào ngày khai mạc triển lãm.

Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên

Nhà lãnh đạo Trung Quốc có nguy cơ bị đổ lỗi cho thất bại của chính sách zero Covid từng có vẻ thành công.

Chính phủ Trung Quốc không có tính chính danh đến từ chiến thắng trong bầu cử. Nhưng các quan chức của nước này thường tuyên bố rằng Đảng Cộng sản có một nguồn chính danh thậm chí còn tốt hơn: “tính chính danh nhờ hiệu quả.”

 

Ông trùm cơ quan vũ trụ Nga cảnh báo chiến tranh hạt nhân: các nước khối NATO sẽ ‘bị tiêu diệt chỉ trong nửa giờ’

Người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) của Nga tuyên bố rằng, Moscow có khả năng loại bỏ các nước NATO chỉ trong 30 phút trong một cuộc chiến tranh hạt nhân…

Cuộc thăm dò dư luận gây sốc cho thấy người Mỹ “OK với việc Ukraine thua” trong cuộc chiến với nước Nga của Putin

Cuộc thăm dò hàng tháng, của Viện Dân chủ cùng báo Express.co.uk, với 1.500 người Mỹ “có khả năng là cử tri” đã chỉ ra rằng 43% “OK” với việc Ukraine thua cuộc so với 41% “không OK” trong khi 16% không có ý kiến…

Bono và The Edge có buổi hòa nhạc bất ngờ trong hầm trú bom ở Kyiv: các rocker của U2 hát cho đám đông nhỏ trong ga tàu điện ngầm, sau khi được đích thân TT Zelensky mời

+ Các ngôi sao của ban nhạc U2, cùng Bono và The Edge đã tổ chức một buổi hòa nhạc bất ngờ trong một hầm trú bom ở Kyiv

+ Các thành viên U2 đã được đích thân TT Zelensky mời biểu diễn

+ Họ cùng lên sân khấu với Tomos Topelia, thủ lĩnh của ban nhạc Ukraine, Antytila   

+ “Bạn đang chiến đấu cho tất cả chúng tôi, những người yêu tự do,” Bono nói trong phút giải lao

Các ngôi sao của ban nhạc nổi tiếng U2,cùng hai nam danh ca Bono và The Edge đã biểu diễn trong một màn tứ tấu gây bất ngờ tại thủ đô Kyiv hôm nay, sau lời mời từ cá nhân Tổng thống Zelensky.

Tổ chức Ân xá Quốc tế: đã tìm thấy bằng chứng về tội ác chiến tranh của lực lượng Nga ở Ukraine

Tổ chức Ân xá Quốc tế thông báo hôm nay thứ Sáu rằng, họ có bằng chứng về những tội ác chiến tranh được cho là của các lực lượng Nga trong khu vực của thủ đô Kyiv hồi đầu năm nay trong cuộc xâm lược Ukraine.

Cái giá châu Âu phải trả khi nhận tiền đầu tư khủng từ Trung Quốc

Hàng tỷ đôla Mỹ, là tiền từ Trung Quốc, đang thúc đẩy một số nền kinh tế châu Âu – thế nhưng một số thương vụ không phải là diễn ra mà không có điều kiện kèm theo. Những người chỉ trích cho rằng chúng là “bẫy nợ”, là thứ khiến Trung Quốc có thể có quyền chọn xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như các khoản vay không được hoàn trả.

Trung Quốc khẳng định mình là đối tác đầu tư đáng tin cậy – nhưng nước này cũng đang phải đối mặt với các cáo buộc bóc lột công nhân và hủy hoại môi trường.

Đó là một trong những khoảnh khắc được camera an ninh (CCTV) ghi được về một thảm họa sắp xảy ra. Người ta thấy hình ảnh một công nhân bến tàu tại cảng Piraeus rộng lớn của Hy Lạp, gần Athens, đang đi dọc theo bờ sông bên cạnh một đống container khổng lồ…

Kế hoạch Tên lửa Hành trình Hạt nhân của Trump khiến Biden chống lại các vị tướng của mình

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã gây ra một điều hiếm thấy trong lịch sử Hoa Kỳ gần đây, vì cả Cánh tả và Cánh hữu phần lớn cùng tham gia ủng hộ việc tăng chi tiêu quân sự để tăng cường khả năng của quốc gia trong khi cung cấp hỗ trợ cho Ukraine.Tuy nhiên, bất chấp chuỗi hợp tác dựa trên quốc phòng gần đây, một vấn đề đã phát triển thành cuộc tranh cãi giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện, và cũng trở thành điểm mấu chốt khiến chính quyền Biden đối đầu với các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu – Tên lửa hành trình phóng từ biển có vũ trang hạt nhân (SLCM-N)…

Ông Nguyễn Bắc Truyển liên quan gì đến hoạt động của Hội Anh em dân chủ?

(VNTB) – Ông Nguyễn Bắc Truyển đã rời ngay từ khi vừa gia nhập Hội Anh em dân chủ, do đó các hoạt động của Hội này không liên quan đến ông Nguyễn Bắc Truyển. 

“Như một Phật tử tốt, tôi có thể thực hành tôn giáo của tôi. Trong ý nghĩa đó, tôi mong muốn mọi công dân của cộng đồng ASEAN ở khu vực Đông Nam Á cũng đều được hưởng đặc quyền này. Tôi mạnh mẽ hối thúc chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông [Nguyễn Bắc Truyển] ngay lập tức”.

Đó là phần mở đầu trong lời kêu gọi của “Chiến dịch toàn cầu đòi tự do cho Nguyễn Bắc Truyển” của tổ chức Boat People SOS, viết tắt là BPSOS – một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận của những người Mỹ gốc Việt có lĩnh vực hoạt động về dân sự và chính trị, được thành lập vào năm 1980…

Viết về ngày 30 tháng 4 (Phần 1)

  1. Vui mừng khi đất nước hòa bình

Tôi còn nhớ cảm giác vui mừng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi dân chúng Sài Gòn được an lành, không bị chết chóc, và thành phố Sài Gòn được nguyên vẹn, không bị tàn phá. Nếu Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền chứ không phải Đại tướng Dương Văn Minh thì trận chiến ác liệt đã xảy ra, thành phố Sài Gòn bị tàn phá đổ nát và rất nhiều người chết, cả binh lính hai bên và nhiều dân thường nữa. Vì thế tôi rất biết ơn Đại tướng Dương Văn Minh và những binh sĩ VNCH đã ngừng bắn và buông súng. Tôi vẫn còn nhớ lời Đại tướng Dương Văn Minh và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nói trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 9 giờ sáng 30/4/1975 có câu “…không nổ súng và ở đâu ở đó để bàn giao cho chính quyền cách mạng”.

Chiều 30/4 tôi từ nhà ở Quận 3 đi thăm mẹ tôi ở Thị Nghè. Gia đình tôi có 9 anh em trai, mà 5 người trong Quân đội VNCH: một anh tử thương năm 1964 mà gia đình đã được báo tin tử trận nhưng rồi may mắn được Quân y viện Duy Tân ở Đà Nẵng cứu sống lại và trở thành thương phế binh, một anh tử thương năm 1966 rồi mất ở Quân y viện Gò Vấp, một anh là Trung sĩ, một anh là binh nhì, một em là Thiếu úy. Em tôi là sĩ quan nên phải đi học tập cải tạo năm 1975. Hai người anh khác của tôi đã có số quân, chỉ tôi và đứa em trai nuôi chưa có số quân mà thôi. Sau này mẹ tôi có lúc nói rằng nếu chiến tranh tiếp tục thì không biết mẹ tôi mất thêm mấy đứa con trai nữa.

Sao Tổng thống lại phải xin lỗi thay cho Ngoại trưởng?

  1. Sao Tổng thống lại phải xin lỗi thay cho Ngoại trưởng?

Tổng thống Nga Putin hôm 5/5/2022 đã phải xin lỗi Thủ tướng Israel Naftali Bennett vì phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov nói rằng “Hitler có gốc Do Thái”(https://zingnews.vn/israel-tong-thong-putin-xin-loi-vi…).

Một người thường xuyên “phô trương sức mạnh” như ông Putin, lại đứng đầu cường quốc quân sự thứ 2 thế giới là Nga, mà phải “hạ mình” xin lỗi Thủ tướng một nước nhỏ như Israel – đã nói lên rất nhiều về tình thế của Nga và vị thế của Israel. Nếu Nga ở thế “thượng phong” trong cuộc chiến Nga – Ukraine thì ông Putin đã không “hạ mình” xin lỗi, cho dù Israel là một quốc gia mạnh, vì ông Putin đã coi thường cả NATO lẫn Châu Âu khi ngang ngược tiến đánh Ukraine. Ở mặt khác, nếu Israel là quốc gia “không có trọng lượng” thì dù ở tình thế nào, ông Putin cũng không cất lời xin lỗi. Trên tất cả, nếu Ngoại trưởng Lavrov có sai thì Ngoại trưởng Lavrov xin lỗi là đủ, sao Tổng thống Nga lại phải xin lỗi thay cho Ngoại trưởng Nga?…

Tù không án

Đừng tưởng chỉ có ngày xưa mới có tù không án, bây giờ vẫn có, chỉ là dưới dạng khác.

Chỉ hai tháng nữa là tròn bốn năm kể từ khi Lê Anh Hùng bị bắt giam (Ngày 5/7/2018). Trong gần bốn năm qua, nhiều lần Lê Anh Hùng bị đưa đi giám định tâm thần. Sau đó, gia đình được thông báo bằng miệng, là đã có lệnh tạm đình chỉ điều tra vụ bắt và tạm giam Lê Anh Hùng, nhưng lại chuyển Lê Anh Hùng sang bệnh viện tâm thần, để “chữa bệnh” bắt buộc…

GS gốc Việt Jonathan Van-Tam: ‘Không loại trừ khả năng có biến chủng Covid né được miễn dịch’

Sir Jonathan Van-Tam, giáo sư và là cựu Phó Giám đốc Y tế nước Anh (England), nói lãnh đạo các nước cần có sự chuẩn bị đối phó với những đại dịch vượt xa hơn dịch cúm hoặc dịch do các virus đường hô hấp gây ra. 

Với cương vị Chủ tịch Danh dự của Hội trí thức Việt Nam (VIS) tại Vương quốc Anh và CH Ireland, vị giáo sư gốc Việt có bài giảng mở đầu hôm 6/5 tại Đại học London để chia sẻ những kinh nghiệm và bài học về cách lãnh đạo trong đại dịch Covid-19…

Ấn Độ: Đối tác thiếu chắc chắn của phương Tây

Lập trường trung lập của Ấn Độ đối với cuộc chiến ở Ukraine không chỉ khiến nước Đức lo lắng. Phương Tây lo ngại về một trục mới giữa Ấn Độ với Nga và Trung Quốc. Nhưng trò chơi này cũng không phải là không có rủi ro cho chính Ấn Độ.

Hôm thứ Hai, khi tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói Ấn Độ là “đối tác trọng yếu của Đức về kinh tế, an ninh và chính sách khí hậu ở châu Á”. Khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov thăm Ấn Độ vào đầu tháng 4, không khí có vẻ hào hứng hơn nhiều.

“Chúng ta là bạn”, ông Lavrov nói với Thủ tướng Ấn Độ vào thời điểm Nga xâm lược Ukraine đang diễn ra sôi sục, và trong lúc châu Âu và Mỹ đang tung hết gói trừng phạt này đến gói trừng phạt khác nhắm vào Moscow.

Các cuộc gặp của các chính trị gia hàng đầu trong những tuần gần đây là ví dụ nổi bật về mối quan hệ khó khăn của Ấn Độ với phương Tây. Một mặt, mối quan hệ thương mại tốt đẹp với châu Âu và đặc biệt là các kết nối ổn định với Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với New Delhi. Mặt khác, Ấn Độ không muốn rắc rối trong quan hệ đối tác lâu dài với Nga. Để giữ được thế cân bằng thật không hề dễ…

Cuộc chạy loạn của một người Ukraine gốc Việt

Tường trình từ Warsaw, Ba Lan …

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị chuyển từ trại tạm giam tới bệnh viện tâm thần

Cơ quan an ninh điều tra kết luận nhà hoạt động nhân quyền người Hà Nội gặp vấn đề tâm thần nghiêm trọng và cần phải đi điều trị, đây là trường hợp mới nhất về việc một người bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam bị đưa đi viện tâm thần chữa trị không thời hạn… 

Kêu gọi cải cách Luật Đất đai tại Hội nghị Trung ương 5 có thành sự thật? 

Cải cách Luật Đất đai là lời kêu gọi từ trước của ông Nguyễn Phú Trọng, được nhấn mạnh trở lại vào lúc Hội nghị Trung ương 5 được triệu tập từ ngày 4 đến ngày 10/5.

Tổng Bí thư ĐCSVN khẳng định 70% số vụ việc khiếu nại trên toàn quốc liên quan đến đất đai, nhiều người bị bỏ tù vì quản lý đất đai yếu kém và làm sai.

Hôm 5/5 vừa qua, một ngày sau khi Hội nghị Trung ương 5 nhóm họp, sáu tổ chức Xã hội dân sự trong nước đồng ký tên phổ biến một Kiến nghị có tên ‘Tuyên Bố Chống Tham Nhũng và Sửa Đổi Luật Đất Đai’.

Quyền con người – Bạn đang bị giám sát: Điều gì xảy ra với thẻ căn cước gắn chip của bạn trong năm 2022? 

Chính quyền đang âm thầm xây dựng hệ thống kiểm soát toàn dân bằng công nghệ.

Dù cất thẻ căn cước hay mang ra sử dụng, bạn vẫn có thể bị chính quyền kiểm soát một cách toàn diện.

Trong năm 2021, bạn có lẽ là một trong hàng chục triệu người chờ đợi để nhận chiếc thẻ căn cước gắn chip, thứ được quảng cáo là sẽ giúp bạn thuận tiện hơn khi làm các thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, đó chỉ là một nửa sự thật. Một nửa sự thật còn lại là chiếc thẻ căn cước sẽ đưa bạn vào chiếc lưới kiểm soát bao trùm bằng công nghệ của chính quyền.

Ngài Kê và sự nghiệp đào tạo ba vạn chín nghìn tiến sĩ của nước nhà

LGT: Nhân sự kiện “tiến sĩ cầu lông đang ồn ào trên mạng, xin được giới thiệu lại câu chuyện đào tạo tiến sĩ, của nhà văn Trần Thanh Cảnh, trích trong sách “Giáo sư Kê truyện” của ông, do nhà xuất bản Hợp Lưu ấn hành.

  1. Thấm thoắt ngài Giáo sư Tiến sĩ Giang Đình Kê, viện trưởng viện súc sản đã hưu trí được năm năm. Hồi mới nhận quyết định, ngài tuyên bố, “Tao nghỉ là nghỉ, không tơ vương dây dưa gì nữa. Mấy chục năm ròng ra thưa vào bẩm mệt lắm rồi. Chán lắm rồi. Nghỉ hẳn. ..

Việt Nam dùng luật thuế để đàn áp giới bất đồng chính kiến

(VNTB) – Chính quyền Việt Nam đang tiến hành các vụ án trốn thuế nhằm làm dịu việc đàn áp đối với các nhà hoạt động  

Ngày 11 tháng 1, ông Mai Phan Lợi, người sáng lập và giám đốc của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng phi lợi nhuận, bị kết án bốn năm tù vì tội “gian lận thuế”.

Cùng ngày, bà Nguỵ Thị Khanh bị cơ quan chức năng Hà Nội bắt với các cáo buộc tương tự về tội “trốn thuế”, bà Khanh có thể phải chịu án tù bảy năm.

Tuyên bố chống tham nhũng và sửa đổi Luật đất đai

Thời gian gần đây một số vụ tham nhũng đã bị nhà nước tiến hành khởi tố, bắt giữ người:

– Vụ Việt Á là một kế hoạch phối hợp nhịp nhàng giữa Công ty Việt Á, Học viện Quân y, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Y tế với tổ chức phòng chống dịch CDC của hầu hết các tỉnh thành, có sự tiếp tay vô tình hoặc hữu ý của Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Thi đua – Khen thưởng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, nhằm lợi dụng tình trạng dịch bệnh bùng phát trên cả nước để ăn cướp ngân sách nhà nước chia chác nhau.

Loài cướp biển mới

1. Những kẻ cướp biển, từ ngàn năm xa xưa, mai phục rồi tấn công một tàu thuyền, sau đó cướp đi của cải trên tàu thuyền. Đó là bọn cướp biển truyền thống. Nhưng ở thế kỷ 21 này, vào thời đại văn minh rực rỡ của loài người, lại xuất hiện một loài cướp biển “siêu hạng”, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Chúng không cướp của cải trên thuyền, mà cướp cả một đại dương rộng lớn đòi biến thành biển riêng của chúng. Tất cả tài nguyên trong vùng biển chúng tuyên bố cướp – đều bị coi là tài sản riêng của chúng. Chúng không cho ai khai thác tài nguyên trong lòng biển, ngoài chúng. Chúng cấm mọi tàu thuyền của nước khác đánh bắt cá trên vùng biển chúng tuyên bố cướp. Đó là loài cướp biển mới.

Còn khổ bao lâu nữa?

Kính thưa quý vị!

Bài viết này, phát biểu này, tôi xin gửi đến Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập (Văn Việt) cùng những ai quan tâm đến văn học và quyền tự do sáng tạo nghệ thuật của nước nhà.

Không biết trên thế gian này, trong nền văn chương Đông Tây kim cổ, đã có ai phải viết bài phát biểu này như tôi không. Bởi, đây là phát biểu XIN GIỮ GIÙM GIẢI THƯỞNG.

Lý giải một chút về tình trạng của nền kinh tế – tài chính Nga hiện nay

Như có hứa trước đây là tôi sẽ viết một chút về vấn đề kinh tế – tài chính (tiền tệ) của Nga trong bối cảnh bị cấm vận giữa cuộc chiến Ukraine hiện nay. Mục đích để các bạn hiểu rõ hơn về thực trạng vấn đề, không bị lạc lối giữa các diễn ngôn tuyên truyền. 

Như thực tế thống kê cho thấy, giá trị đồng rúp hiện nay về danh nghĩa đang trở lại mức còn mạnh hơn cả trước chiến tranh. Thậm chí còn quá đà tăng mạnh lên tới mức 65 rúp một USD, tức là mạnh như gần 4 năm trước (giữa 2018). Tất nhiên đó là giá danh nghĩa. Giao dịch thực chất không ở mức đó. Vì Chính phủ Nga đã ra quyết định hạn chế người dân đổi ngoại tệ, đồng thời tăng phí giao dịch, ví dụ ở mức 12%. Nghĩa là một cách để hạ giá đồng rúp ít nhất là chừng ấy so với tỷ giá danh nghĩa, nếu giao dịch có thể diễn ra.

Tham nhũng trong mua sắm vũ khí ảnh hưởng tới uy tín của quân đội nếu bị phanh phui

Bộ Công an Việt Nam hôm 29 tháng 4 thông báo về việc cơ quan này ra lệnh bắt đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).

Lý do được đưa ra là công ty của bà Nhàn có liên quan đến những sai phạm trong việc mua sắm thiết bị y tế trong dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng nai, khiến nhà nước bị thiệt hại 152 tỷ đồng.

Mất nhà ở Mariupol: ‘Tất cả đều bị phá hủy, tất cả đều tan tành’

Thành phố cảng Mariupol bị các lực lượng Nga bắn phá ác liệt nhiều tuần, phá hủy nhiều tòa nhà chung cư. 

Như những người dân Mariupol khác, bà Tatyana, 64 tuổi đã mất nhà, và bà nói bà chẳng biết đi đâu. 

Ukraine ‘giết nhiều tướng Nga nhờ tin tình báo Mỹ’

Hoa Kỳ đã “cung cấp thông tin tình báo” giúp các lực lượng Ukraine tiêu diệt nhiều tướng lĩnh Nga, theo phóng sự của tờ báo The New York Times ngày 4/5.

Tờ báo uy tín của Mỹ nói Washington đã cung cấp cho Ukraine thông tin chi tiết về hoạt động chuyển quân dự kiến của Nga, và nhiều thông tin khác.

Nổi giận khi sứ quán Nga ở London chia sẻ đoạn phim Goebbels gặp một người lính Ukraine, như một phần của chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ, cố gắng biện minh cho cuộc xâm lược của Moscow

Sứ quán Nga đã đăng một video trên Twitter với phụ đề “BẠN đang ủng hộ ai?”, cho thấy tay trùm tuyên truyền của Đức Quốc xã Joseph Goebbels đang gặp gỡ các tiểu đoàn tình nguyện Ukraine

+ Đại sứ quán Nga ở London tung video tuyên truyền bôi nhọ Ukraine như là Đức quốc xã

+ Putin đã sử dụng sự tồn tại của các tổ chức cực hữu ở Ukraine để biện minh cho cuộc xâm lược của mình

+ Đoạn video mới nhất của Đại sứ quán Nga dường như là một nỗ lực đáng xấu hổ, nhằm bôi nhọ đất nước Ukraine cùng với những người bảo vệ nó như là lũ phát xít

Tòa đại sứ Nga ở London đã gây phẫn nộ sau khi phát hành một đoạn video, tuyên truyền bôi nhọ Ukraine như là phát xít Đức, để biện minh cho cuộc chiến tranh xâm lược của Moscow.

Sứ quán này đã đăng một video trên Twitter với phụ đề “BẠN đang ủng hộ ai?”, trong đó cho thấy tay trùm tuyên truyền của Đức Quốc xã Joseph Goebbels đang gặp gỡ các tiểu đoàn tình nguyện nước ngoài vào tháng 12 năm 1944.

Một trong những người có mặt là một binh sĩ thuộc Quân đội Giải phóng Ukraine (YBB) – đơn vị Ukraine chiến đấu bên cạnh quân Đức – được nhìn thấy bắt tay Goebbels.

Kẻ độc tài Nga Vladimir Putin đã lợi dụng sự tồn tại của các tổ chức cực hữu ở Ukraine, để biện minh cho cuộc xâm lược bất hợp pháp của mình vào đất nước này, khi tuyên bố quân Nga đang thực hiện một cuộc thập tự chinh chính nghĩa để ‘phi phát xít hóa’ khu vực.

Đoạn video mới nhất của Đại sứ quán Nga dường như là một nỗ lực đáng xấu hổ nhằm bôi nhọ đất nước Ukraine – quốc gia có tổng thống là người Do Thái – cùng với những người bảo vệ nó như là những kẻ phát xít.

Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc chịu lệnh trừng phạt giống Nga?

Với những lợi thế quan trọng như vai trò trong chuỗi cung ứng, kho dự trữ ngoại hối khổng lồ hay nền kinh tế rộng mở, kịch bản phương Tây trừng phạt Trung Quốc sẽ khó lòng xảy ra.

Theo SCMP, chưa bao giờ Washington công khai khả năng trừng phạt Trung Quốc bằng các biện pháp nặng tay như trục xuất khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT hay đóng băng dự trữ ngoại hối.

Tuy nhiên, sau khi Nga trở thành mục tiêu trừng phạt của phương Tây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ phải xem xét những nguy cơ tiềm tàng nếu muốn hỗ trợ Moscow.

Thế nào là không giới hạn?

Thủ tướng Nhật Kishida Fumio tuyên bố đưa quan hệ Nhật- Việt lên tầm cao mới và không giới hạn.

Vậy thế nào là “không giới hạn”?

Chỉ có thể hiểu đó là quan hệ một nhà.

“Dốc sức cho một cuộc đảo chính” Các tướng Nga tìm cách lật đổ Putin vì căng thẳng bên trong Điện Kremlin

Vladimir Putin đang phải đối mặt với sự chống đối của các tướng lĩnh đang thất vọng, họ “xa cách” với ông bởi tình trạng thiếu tiến triển trong hoạt động quân sự ở Ukraine, các nguồn tin Nga tuyên bố.

Giữa lúc Nga ngày càng khó giành được lãnh thổ ở Ukraine, thì xuất hiện nhiều đồn đoán rằng những bước tiến chậm chạp của Moscow, và đặc biệt là những tổn thất, có thể dẫn đến sự sụp đổ của Tổng thống Putin, với các nhà phân tích cho rằng ông có thể sớm phải đối mặt với một cuộc đảo chính.

Chuyên gia an ninh Nga Andrei Soldatov nói: “Nó có quan trọng không? Nó quan trọng lắm.

“Đây là lần đầu tiên siloviki [các sĩ quan của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB)] đang tạo ra khoảng cách giữa họ và tổng thống.”

Ông Soldatov lập luận rằng điều này “mở ra mọi khả năng”. “

Đồn đoán hậu trường cung đình 

(VNTB) – Liệu lần này có ‘thay ngựa giữa dòng’?

Sáng 4-5-2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị.

Tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương tập trung thảo luận, cho ý kiến và quyết định về các nội dung:

(1) Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới;

(2) Tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;….

 Thủ tướng VN Phạm Minh Chính ‘sẽ có diễn văn ở Washington DC, thăm San Francisco’

BBC được biết Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ có diễn văn tại một viện nghiên cứu ở Washington DC, và sẽ đến San Francisco, trong chuyến đi dự hội nghị Hoa Kỳ-Asean.

Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ từ ngày 12-13/5 tại Thủ đô Washington DC (Hoa Kỳ).

Trước hôm đó, vào ngày 11/5, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đặt ở Washington DC, sẽ tiếp đón Thủ tướng Việt Nam.

Tại đây, ông Phạm Minh Chính sẽ có diễn văn về quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ

Trước chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Hoa Kỳ nghĩ gì về quan hệ Việt-Nga?

Cuộc xâm lăng của nước Nga vào Ukraine làm dấy lên một liên minh phương Tây chưa từng thấy từ Chiến tranh Lạnh cho đến nay, thì tin “tập trận với Nga” của Việt Nam quả là một cơn chấn động đối với nhiều người quan sát Việt Nam, trong cũng như ngoài nước.

Tin này lại được tung ra ngay sau ba lần bỏ phiếu tại hội đồng Liên hiệp quốc để đưa ra những nghị quyết chống đối cuộc xâm lược của nước Nga, trong đó Việt Nam hai lần bỏ phiếu trắng, một lần bỏ phiếu chống, đi ngược lại với đa số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.

Thế nhưng truyền thông Việt Nam lại hầu như im lặng. 

Nếu những người Việt trong nước chỉ đọc báo chí Việt Nam thì chỉ biết đến tin tập trận này vào ngày 21/4/2022, khi bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam trả lời báo chí. Bà Hằng phải trả lời câu hỏi về tin tập trận nhưng chỉ nêu những quan điểm chung chung về chính sách quốc phòng của Việt Nam, bà không hề đề cập đến hai tên Việt Nam và Nga, cũng như không hề nói đến cuộc tập trận cụ thể này.

Những người Việt đọc báo Việt Nam cũng có thể sẽ bỏ qua tin này vì nó chìm ngập trong hàng hà sa số những tin tức khác, được đưa ra với tần suất cao hơn rất nhiều.

Nhật ký của một binh sĩ Bắc Việt vô danh khi vào chiếm Sài Gòn 

Phần nhật ký không đề rõ tên người viết, xuất hiện trong những ngày nhắc lại biến cố 30 Tháng Tư. Đọc qua có thể thấy đó là một người miền Nam đi theo Cộng sản, tập kết và trở thành cánh quân đầu xâm nhập vào Sài Gòn. Những gì anh kể là phần lịch sử còn đóng kín, mà một ngày nào đó, rồi sẽ mở ra cùng những điều rất khác với sự tuyên truyền của chế độ CSVN hôm nay.

Những trang trống: Nhật ký của tôi bỏ trống ba ngày: 28, 29 và 30 tháng Tư năm 1975.

Sáu giờ chiều ngày 28-4 nhóm tác chiến của chúng tôi tách ra khỏi các đơn vị khác, áp sát quốc lộ 4 rồi thay trang phục của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và bỏ khăn bịt mặt. Tôi nhét khẩu K63 vào ba lô của mình, để vào trong một chiếc ba lô khác của quân đội Sài Gòn, cầm thêm một khẩu AR15. Chúng tôi lao thật nhanh lên quốc lộ 4 rồi từ từ đi về phía Sài Gòn. Tôi ngạc nhiên về bề rộng của quốc lộ 4. Khi nhìn thấy những tòa nhà cao tầng ở phía Sài Gòn, tôi nghĩ ngay “mình đang đánh lại một nền văn minh cao hơn”.

Thật sự thì mấy ngày trước đó tôi không hề nghĩ ngợi hay dự kiến điều gì. Với tôi, mọi suy nghĩ hay dự kiến lúc đó đều không thực tế. Ra trận thì sống chết hoàn toàn chỉ là may rủi. Tôi sống theo kiểu trai thời loạn, đến đâu hay đến đó thôi. Nhưng khi đi ngang xa cảng Phú Lâm, nhìn nhà cửa và nghe những người dân hai bên đường nói chuyện thì tôi bắt đầu suy nghĩ. Thái độ và giọng nói của họ nghe thật hiền lành thân thương. Họ đang vô cùng sợ hãi. Tôi nhớ đến những người miền Bắc XHCN, tính cách và lối sống của họ ở những nơi mà tôi đã sống qua 18 năm. Tôi nghĩ “mình đang là kẻ cõng rắn cắn gà nhà”. 

“Phồn vinh giả tạo”(?)

Cái gọi là “phồn vinh giả tạo” có lẽ phải đặt lại, ngược chiều thì mới đúng.

Càng cận ngày 30 tháng 4, trên báo đài tivi càng nhiều hoạt động “tưởng nhớ” về cuộc đổi thay dữ dội 47 năm trước. Nói đâu xa, trên tivi tối nay, lướt qua các kênh, chí ít cũng có gần chục chương trình “trực tiếp” về sự kiện lịch sử này. Nhà cháu chả có gì, lôi bài cũ ra (viết năm 2017) để hầu chuyện thiên hạ vậy. 

Hôm rồi, dư luận ồn ào quanh chuyện một nhóm nhà sử học viết bộ sử mới đã không dùng những từ “ngụy, ngụy quân, ngụy quyền, chính quyền ngụy” để gọi chính thể Việt Nam Cộng Hòa như lâu nay nhà cầm quyền vẫn kết án. Có người bảo đó là cuộc cách mạng về tư tưởng tư duy, báo hiệu một sự thay đổi căn bản. Có người khác bảo họ chỉ làm màu thế chứ thực tâm chả thay đổi gì đâu. Lại có người nói rằng sự thay đổi chỉ cốt lợi dụng tên gọi chính quyền cũ để sử dụng hợp pháp những tài liệu văn bản của Sài Gòn trước năm 1975 về các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thôi, nhằm mục đích đấu tranh đòi biển đảo thôi. Lại có ông tướng về hưu hung hăng đòi truy tố mấy nhà viết sử bởi theo ông, ngụy muôn đời vẫn là ngụy… Mỗi vị một phách, chả biết thế nào. Cứ sư nói sư phải, vãi nói vãi hay, dân đen ngoảnh qua ngó lại theo ý các ông các bà ấy chắc gãy mẹ nó cổ.

Tôi định không có ý kiến gì, nhưng đọc thử một vài trang, thấy nhóm biên soạn được khen là có “tư duy mới” ấy khi viết về quốc hội của chính thể Việt Nam Cộng Hòa vẫn lặp đi lặp lại cụm từ “quốc hội bù nhìn”, thì lòng thầm nghĩ họ chả thay đổi gì đâu. Ngấm vào máu rồi, dễ chi thay đổi được. Phải mất vài thế hệ nữa may ra mới có thể “xóa vết thương nội chiến”.

USS George Washington và những cái chết ám ảnh

Hải quân Mỹ cho biết hơn 200 thủy thủ sẽ rời hàng không mẫu hạm USS George Washington sau khi, chỉ trong vòng 12 tháng, bảy thủy thủ trên tàu đã thiệt mạng. Năm 2021, hai người chết vì lý do sức khỏe; một người chưa được xác định nguyên nhân; một người được xác định là tự sát; và Tháng Tư năm nay có ba vụ nghi tự tử. Cơ quan Điều tra Hình sự Hải quân (Naval Criminal Investigative Service) và chính quyền địa phương đang điều tra về những cái chết bí ẩn này.

Trong ba vụ nghi tự tử, một thủy thủ được phát hiện nằm bất động trên tàu, vài ngày sau có hai thủy thủ nữa được tìm thấy chết ở các nơi khác nhau bên ngoài căn cứ (ngày 9 và 10 Tháng Tư). Hải quân xác định đó là chuyên gia dịch vụ bán lẻ Mikail Sharp và thợ điện nội thất Natasha Huffman. Đô đốc Reann Mommsen, Phát ngôn viên của Hải quân cho biết: “Trong khi chúng tôi vẫn đang điều tra, chưa có dấu hiệu nào cho thấy ba vụ liên hệ với nhau”. Một đội can thiệp nhanh chuyên về tâm thần đã có mặt trên tàu để hỗ trợ sức khỏe cho các thủy thủ.

Vladimir Putin “không còn đường lui nào ngoài việc tấn công hạt nhân”, phóng viên Điện Kremlin nói

Phóng viên chiến trường của Nga và là ‘tuyên truyền viên’ cho Điện Kremlin, Alexander Sladkov, đã ủng hộ một vụ ném bom nguyên tử để gây ra ‘một miệng núi lửa có kích thước bằng một số khu vực’

Một phóng viên chiến trường Nga đã tuyên bố rằng Vladimir Putin sẽ sớm “không còn đường lui” ngoài việc tung vũ khí hạt nhân vào Ukraine.

Alexander Sladkov, một “nhà tuyên truyền” cho Điện Kremlin, đã vận động cho một vụ ném bom nguyên tử để gây ra “một miệng núi lửa có kích thước bằng một số khu vực”.

Putin nói rằng “hoạt động quân sự đặc biệt” của ông là để “giải phóng” Ukraine khỏi “Tân quốc xã“. Nga đã tự ràng buộc mình khi cố gắng ủng hộ lập luận chiến tranh kiểu này.

Sladkov nói với 730.000 người theo dõi của mình, rằng thời gian có thể là “phương sách cuối cùng” vì khoảng 40 quốc gia đang trang bị cho Ukraine những vũ khí đang được sử dụng để chống lại người Nga.

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? 

Trật tự thế giới đang sụp đổ, và ai cũng có ý kiến riêng về việc giải quyết tình trạng này. Một số người cho rằng Mỹ chỉ cần tái khởi động nỗ lực lãnh đạo trật tự tự do mà nước này đã giúp thiết lập từ 75 năm trước. Số khác nói rằng các cường quốc cần chung tay hướng dẫn cộng đồng quốc tế bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác đa cực. Lại cũng có những người vẫn kêu gọi phân chia thế giới thành những vùng ảnh hưởng nhất định. Điểm chung của tất cả các quan điểm này là giả định rằng quản trị toàn cầu là thứ có thể được thiết kế và áp chế từ trên xuống. Với kỹ năng ngoại giao khôn ngoan và hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh, ‘khu rừng’ thế giới sẽ có thể được chuyển hóa thành đất trồng trọt. Xung đột lợi ích và những thù hằn lịch sử cũng có thể được thương lượng gạt bỏ và thay thế bằng hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Chiến thuật tuyên truyền chiến tranh Ukraine của ĐCS Trung Quốc

Đảng và Nhà nước Trung Quốc đang sử dụng hộp công cụ kiểm soát thông tin phong phú của mình để lan truyền phiên bản quan điểm của họ về cuộc xâm lược của Nga.

Bộ máy kiểm soát thông tin khổng lồ của Trung Quốc thường tập trung vào việc bóp méo thông tin mà các công dân Trung Quốc có thể tiếp cận về đất nước mình, trong khi các thông tin liên quan đến nước ngoài chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Tuy nhiên, trong bảy tuần qua, quyết định rõ ràng của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine đã thúc đẩy một chiến dịch toàn diện nhằm định hình dư luận và các cuộc thảo luận về các sự kiện đang diễn ra cách xa hàng nghìn dặm.

Sâu trong hộp công cụ kiểm soát thông tin của ĐCSTQ, có ba chiến thuật dường như đang đóng vai trò lớn trong chiến dịch này: các phương tiện truyền thông nhà nước lặp lại các tin tức thất thiệt từ phía Nga, thao túng các hashtag và chủ đề thịnh hành trên mạng xã hội, và kiểm duyệt các quan điểm và nguồn thông tin thay thế.

Nhập viện vì Covid khiến não bạn già đi 20 TUỔI – và giảm 10 điểm IQ, nghiên cứu cho thấy

+ Các nhà khoa học Anh đã kiểm tra các chức năng nhận thức của 46 người sống sót sau khi mắc Covid nghiêm trọng

+ Các bệnh nhân đạt điểm kém hơn đáng kể trong các bài kiểm tra so với những người bình thường

+ Tình trạng suy sụp tương tự như già đi 20 tuổi, tương đương với giảm 10 điểm chỉ số thông minh IQ

+ Các nhà khoa học cảnh báo rằng một số bệnh nhân có thể không bao giờ phục hồi được khả năng của mình

+ Họ cũng cho biết ngay cả những người mắc bệnh với phiên bản nhẹ của virus này cũng có thể rơi vào tình trạng như vậy

Một nghiên cứu do Chính phủ Anh quốc tài trợ đã cảnh báo việc mắc bệnh tới mức nhập viện với Covid có thể khiến não bạn già đi tới hai thập kỷ.

Các chuyên gia của Đại học Cambridge cho biết tình trạng bị ảnh hưởng tương đương với việc mất khoảng 10 điểm IQ.

120.000 Euro ra mắt Auto tại Đức – Vinfast tổ chức như ăn mày!

Tự do báo chí: RFS tiếp tục xếp Việt Nam trong 10 nước tệ nhất

Trong báo cáo tự do báo chí năm 2022 ra ngày 3/5, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RFS) nói rằng nội dung trực tuyến không được kiểm soát đã phát tán thông tin và tuyên truyền sai lệch và khuếch đại sự chia rẽ chính trị trên toàn thế giới, làm gia tăng căng thẳng quốc tế và thậm chí góp phần vào việc Nga xâm lược Ukraine.

Tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Paris cho rằng các chế độ toàn trị và chuyên quyền đang kiểm soát chặt chẽ thông tin trong xã hội và đồng thời tiến hành “cuộc chiến tuyên truyền”.

Myanmar với cuộc đảo chính quân sự năm 2021 đã dẫn đến thực trạng đàn áp nhà báo cực kỳ khắc nghiệt và đưa đất nước này xếp hạng thứ 176 trong số 180 và trở thành một trong những nhà tù lớn nhất thế giới với những người làm truyền thông.

Trong khi Bắc Hàn (đứng cuối bảng ở vị trí 180) là quốc gia tồi tệ nhất về tự do báo chí, thì Trung Quốc (thứ 175) tiếp tục mở rộng mô hình kiểm soát thông tin không chỉ trong phạm vi biên giới mà còn vượt ra ngoài biên giới của họ. 

Boris Johnson nói phương Tây ‘sai lầm khi né Nga lúc Putin chiếm Crimea năm 2014’

Phương Tây đã hành động quá chậm trễ trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, ông Boris Johnson nói với các nghị sĩ Ukraine.

Phát biểu trước quốc hội Ukraine qua video, ông nói rằng các đồng minh của Ukraine “không thể lặp lại sai lầm” như họ đã làm với cuộc xâm lược Crimea năm 2014.

Ông nói phương Tây đã “quá chậm trễ nắm bắt những gì đang thực sự xảy ra” và “thất bại” trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt mang tính tập thể chống lại Vladimir Putin.

Ông Johnson cũng công bố chi tiết về khoản hỗ trợ quân sự bổ sung trị giá 300 triệu bảng Anh.

Cái giá châu Âu phải trả khi nhận tiền đầu tư khủng từ Trung Quốc

Hàng tỷ đôla Mỹ, là tiền từ Trung Quốc, đang thúc đẩy một số nền kinh tế châu Âu – thế nhưng một số thương vụ không phải là diễn ra mà không có điều kiện kèm theo. Những người chỉ trích cho rằng chúng là “bẫy nợ”, là thứ khiến Trung Quốc có thể có quyền chọn xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như các khoản vay không được hoàn trả.

Trung Quốc khẳng định mình là đối tác đầu tư đáng tin cậy – nhưng nước này cũng đang phải đối mặt với các cáo buộc bóc lột công nhân và hủy hoại môi trường.

Đó là một trong những khoảnh khắc được camera an ninh (CCTV) ghi được về một thảm họa sắp xảy ra. Người ta thấy hình ảnh một công nhân bến tàu tại cảng Piraeus rộng lớn của Hy Lạp, gần Athens, đang đi dọc theo bờ sông bên cạnh một đống container khổng lồ.

Nga-Ukraine: Lý lẽ của giới ủng hộ Putin và luận điểm ‘Còn Mỹ thì sao?’

So sánh những cuộc chiến tranh khác để cho rằng Mỹ đạo đức giả, không có quyền lên án cuộc xâm lược Ukraine là lập luận chủ đạo mà giới ủng hộ Nga xâm lược Ukraine đang sử dụng.

Các luận điểm chủ yếu như tại sao không ủng hộ Iraq, Afghanistan, Libya khi Mỹ xâm lược mà lại ủng hộ Ukraine. 

Tại Việt Nam, một số người thậm chí so sánh việc Mỹ ném bom ở Hà Nội và Nga bắn tên lửa ở thành phố Kharkiv của Ukraine để nói rằng Phương Tây với Mỹ là cường quốc dẫn đầu là đạo đức giả và có tiêu chuẩn kép.

Công cụ tuyên truyền của Liên Xô

“Whataboutism” là một từ khác cho cụm từ Latin “tu quoque” (“you also” – bạn cũng như vậy] mà trong đó một cáo buộc sẽ bị vấp phải một cáo buộc chống lại nhằm chuyển hướng lời chỉ trích ban đầu.

Trung Quốc: Bệnh nhân cao tuổi ở Thượng Hải ‘bị cho vào túi đựng thi thể khi vẫn còn sống’

Thượng Hải hiện đang trong tuần thứ sáu kể từ khi các hạn chế được áp đặt nhằm kiềm chế số ca nhiễm Covid…

 

 


 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)