Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 6)  

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi viết bài này vào kỳ nghỉ của người Trung Quốc nên dành vài bài cho nước này. 

Đọc báo mạng, thấy những bài sau đáng chú ý xin giới thiệu cùng bạn đọc:   

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương triệu tập vào năm 1954 chẳng những có các nước lớn như Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, mà cũng có các nước Á Phi như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia. Qua đàm phán, các bên dự họp đã thành công giải quyết được một vấn đề quan trọng liên quan chiến tranh và hoà bình trong quan hệ quốc tế của châu Á. Đây là sự việc chưa từng có trong lịch sử thế giới. Đồng thời đây cũng là hội nghị ngoại giao đa phương có ý nghĩa quan trọng mà nước CHND Trung Hoa sau khi lập quốc lần đầu tiên tham dự. Trước ngày hội nghị họp, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thực hiện một khối lượng lớn công tác chuẩn bị. Sau khi đến Geneva, ông đã triển khai hoạt động ngoại giao nhộn nhịp, có đóng góp lớn vào thành công của hội nghị. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đợt hoạt động ngoại giao này là điển hình thành công của chính sách ngoại gia đa phương do Trung Quốc tiến hành…

Chính là vì thế mà Chu Ân Lai đã có thể cứu vãn được những tình thế nguy cấp, giải quyết được những vấn đề nan giải mà hai chủ tịch hội nghị là Eden và Molotov không thể ứng phó…

Họ Chu có công hay tội nhỉ, chỉ riêng với Việt Nam thôi, chứ với dân Trung Quốc chắc chắn là có tội, nếu thua thì chỉ thua họ Mao thôi nhỉ?

Xét nghiệm COVID-19, thật và giả, dại hay gian?

Tuần này, những thông tin liên quan đến… thần tốc xét nghiệm trên diện rộng tại Việt Nam khiến rất nhiều người nổi giận. Quả là đáng giận khi càng ngày càng có thêm nhiều dữ liệu cho thấy, những đồn đoán trước đây về việc sử dụng các chủ trương, biện pháp ngăn ngừa đại dịch COVID-19 ở Việt Nam để… làm giàu, bất chấp quốc gia đang trong tình trạng dầu sôi, lửa bỏng, bất kể đồng bào đã oằn lưng vì gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần – đúng là… sự thật!

Ông Đam chỉ là… Phó Thủ tướng, ông Hiếu chỉ là một… chuyên gia y tế! Thực tế cho thấy, ngay cả ưu tư mà ông Huệ – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội – nêu ra cách nay nửa tháng về việc tổ chức xét nghiệm COVID-19 cũng không ngăn được… thần tốc xét nghiệm trên diện rộng bành trướng… thần tốc hơn, trên… diện rộng hơn. Quyết đoán dẫn dắt quốc gia, dân tộc vượt qua thảm họa là thật hay giả? Những sai lầm mà diện mạo giờ càng ngày càng rõ chỉ là dại hay nhằm hỗ trợ gian ý – kiếm bẫm nhân đại dịch?…

Úi cha, với cộng sản thì trí thức chỉ là cục phân thôi mà!  

Nỗi đau văn hoá

Ngày 18/5/2021, Đài Truyền hình Trung ương của nước Việt Nam, trong một buổi phát chương trình giải trí trí tuệ ‘Ai là triệu phú’ thuộc VTV3, một người tham gia chương trình nhân danh là giáo viên ngoại ngữ, với độ tuổi trên dưới 30, khi gặp câu hỏi số 7 để có thêm 4 triệu đồng vào số tiền thưởng đang có, cô đã đành phải chịu thua sau khi dùng tới hai quyền trợ giúp, trong sự ngạc nhiên của người dẫn chương trình và những người chứng kiến, vì đáp án không phải quá khó, hay xa lạ với nhiều người Việt Nam bình thường….

Đây không phải chỉ là một sự gào thét của một nhà văn hóa được những thế hệ làm cách mạng tôn vinh, mà đây còn là một sự cảnh cáo trước những đe dọa có thật, về một nền giáo dục mang quá nhiều hiểm họa đến mức: “Người Việt không thể loay hoay với các vấn đề giáo dục mãi thế này”

Thế giới hôm nay: 01/10/2021

Quốc hội Mỹ đã thông qua một biện pháp khẩn cấp để giúp chính phủ Mỹ mở cửa cho đến tháng 12. Song các nhà lập pháp vẫn chưa nâng “trần nợ”, nếu không nước này sẽ có thể vỡ nợ vào ngày 18 tháng 10. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Joe Manchin của Tây Virginia, người đảng Dân chủ cần để thông qua gói mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, cho biết ông chỉ ủng hộ chi tiêu không quá 1,5 nghìn tỷ đô la – tức thu hẹp đi tới một nửa.

Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc xuống mức âm trong tháng 9, lần đầu tiên kể từ đầu đại dịch. Chỉ số nhà quản lý mua hàng của nước này cũng giảm xuống 49,6, trùng khớp với nhận định của các nhà phân tích là nó sẽ không thể vượt 50, mức phân biệt giữa tăng trưởng và suy thoái. Tình trạng thiếu điện và các đợt bùng phát covid-19 lẻ tẻ đang đe dọa triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc, bên cạnh cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande. Hãng bất động sản này tiếp tục khất nợ vào thứ Tư.

Trung Quốc kỷ niệm Quốc khánh, mở đầu “Tuần lễ Vàng”

Ngoài du lịch, ngành phim ảnh cũng được hưởng lợi. Trong Tuần lễ Vàng 2020 các rạp chiếu phim đã bán được gần 100 triệu vé, thu về 580 triệu đô la. Dịp lễ năm nay ta sẽ thấy “Trận chiến ở Hồ Changjin”, bộ phim về một trận chiến giữa Trung Quốc và Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên, tận dụng tâm lý yêu nước hiện tại của người dân….

Công an, nỗi kinh hoàng của người dân Việt Nam

Khi còn mồ ma Liên Xô, người dân nước này có cách phản kháng chế độ Soviet tàn ác, bằng những mẩu chuyện tiếu lâm. Một một trong những mẩu chuyện được bình chọn nằm trong nhóm top 10 truyện tiếu lâm hay nhất Liên Xô kể như sau:

Một cụ già đang nằm hấp hối trong căn lều thì bỗng nghe thấy tiếng đập cửa.

Cụ cất giọng yếu ớt hỏi: “Ai đấy?”

“Ta là thần Chết đến đón nhà ngươi đi đây.”

Cụ già thở phào: “Thế mà tôi cứ tưởng là KGB.” Rồi cụ trút hơi thở cuối cùng.

KGB còn đáng sợ hơn thần Chết.

Nói một cách vắn tắt, KGB là cơ quan công an, mật vụ, sinh ra để bảo đảm an ninh cho xã hội, nhưng nhiệm vụ chủ yếu thực tế của nó là theo dõi, đàn áp người dân Liên Xô.

Nay ở Việt Nam có một siêu bộ mà hành vi của nó không thể không khiến người ta liên tưởng đến câu chuyện tiếu lâm nói trên. Đó là Bộ Công an.

Đài Loan lược sử – Kỳ 1: Thân phận thuộc địa

Người Việt Nam ngày nay biết tới Đài Loan như là mảnh đất lành cho lao động phổ thông và cho cả những cô dâu Việt Nam. Nhiều người cũng biết Đài Loan có một mối quan hệ căng thẳng và phức tạp với Trung Quốc, và rằng Đài Loan là một nước dân chủ thịnh vượng.

Chiến hạm HMS Richmond thăm Cam Ranh, Anh-Việt thêm gắn bó

Tàu HMS Richmond của Hải quân Hoàng gia Anh đã cập cảng Quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa, Thứ Sáu, ngày 1 tháng 10 năm 2021, bắt đầu chuyến thăm với chuỗi các hoạt động hợp tác song phương kéo dài bốn ngày tại Việt Nam.

Nước ngoài nói về việc Việt Nam ‘sống chung với Covid’

GDP quý 3 năm nay giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước

Giới quan sát nước ngoài cho biết nhận định mới nhất trong lúc Việt Nam bắt đầu ra các biện pháp nhằm kiểm soát hiệu quả Covid-19 và phục hồi kinh tế – xã hội.

Vào ngày 29/9, Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố GDP quý 3 năm nay giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng âm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý từ năm 2000.

Financial Times, báo tài chính có tiếng tại Anh, vào ngày 1/10 có bài với tựa ‘Việt Nam từ bỏ chiến lược zero-Covid sau mức sụt giảm GDP kỷ lục’.

‘Thanh lọc’ Cảnh sát biển Việt Nam, khai trừ Đảng 2 Tư lệnh

Ban Bí thư, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, ngày 1/10 quyết định kỷ luật 9 tướng lĩnh Cảnh sát biển, trong đó khai trừ ra khỏi Đảng đối với Thiếu tướng Lê Xuân Thanh và Thiếu tướng Lê Văn Minh; cách chức trong Đảng 7 tướng lĩnh còn lại.

Mặt thật Tàu cộng 中国的真面目 – Trung Quốc đau hơn “vạn tiễn xuyên tim”: Xưng bá cả đời người, huynh đệ tốt chẳng có ai! 

Ông Tần Cương đã có thông điệp rõ ràng rằng, Trung Quốc mong muốn tạo ra đột phá trong mối quan hệ vốn căng thẳng sâu sắc với Mỹ. Vốn được xem là một trong những nhà ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc, nhưng trong tuyên bố hôm đó, ông Tần Cương được cho là khá mềm mỏng.

“Trung, Mỹ không nên hiểu lầm, đánh giá sai, xung đột hoặc đối đầu. Một số người tin rằng Bắc Kinh đang muốn chống lại Washington nhằm thách thức và thay thế vị trí của Mỹ. Đây là một đánh giá sai lầm nghiêm trọng về chính sách chiến lược của Trung Quốc”, ông nói.

“Chiến Lang thều thào”: Trung Quốc bỗng gục ngã trước đối thủ – Điều gì đang xảy ra? 

Theo hãng tin Bloomberg, việc Mỹ và đồng minh dần siết chặt thế vây quanh TQ ở AĐD – TBD trên mọi mặt trận đang đẩy TQ vào thế bất lợi hơn bao giờ hết. Quyết định của Mỹ, Anh hỗ trợ trang bị cho đồng minh Úc các tàu ngầm hạt nhân theo khuôn khổ thỏa thuận AUKUS đã nêu bật thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt. Với động thái chiến lược này, Mỹ đang thách thức TQ nhảy vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, với mức chi phí phải bỏ ra lớn gấp nhiều lần những gì TQ đang đầu tư để đuổi kịp Mỹ.

Trung Quốc phát tín hiệu muốn hòa hoãn với Mỹ

Khi cả thế giới thành lập liên minh để chống Trung Quốc, bản thân nước này lại không thể tìm được một quốc gia nào đó cùng vào sinh ra tử.

Nhật ký Bắc Kinh (15/03/21): Tập Cận Bình chặn đường Hồ Xuân Hoa?

Hôm 5 tháng 3, ngày khai mạc kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân Đại) kéo dài một tuần, Chủ tịch Tập Cận Bình đã họp với các đại biểu của Khu tự trị Nội Mông miền bắc Trung Quốc. Ông yêu cầu họ nghiêm túc phổ biến “ngôn ngữ và tính cách chung của quốc gia”, đồng thời nhấn mạnh các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc phải nói cả tiếng phổ thông lẫn ngôn ngữ của họ.

Vào ngày này năm 2011, Steve Jobs, nhà đồng sáng lập với tầm nhìn xa của Apple Inc. – tập đoàn đã cách mạng hóa ngành công nghiệp máy tính, âm nhạc và truyền thông di động với các thiết bị như Macintosh, iPod, iPhone và iPad – đã qua đời ở tuổi 56 do biến chứng của ung thư tuyến tụy.   

05/10/2011: Steve Jobs qua đời

Bất chấp một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm cuộc phẫu thuật vào năm 2004 nhằm loại bỏ khối u tuyến tụy và ca ghép gan năm 2009, Jobs vẫn tiếp tục lãnh đạo Apple cho đến ngày 24/08/2011, khi ông từ chức CEO. Sáu tuần sau, ông qua đời tại nhà riêng ở Palo Alto, California. Tính đến lúc đó, Jobs, ông bố 4 con, có tài sản ròng ước tính hơn 7 tỷ USD. Theo nhà viết tiểu sử Walter Isaacson, Jobs “là nhà kinh doanh vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta, người chắc chắn sẽ được ghi nhớ nhiều nhất trong vòng một thế kỷ kể từ bây giờ. Lịch sử sẽ đưa ông lên đền thờ ngay bên cạnh Thomas Edison và Henry Ford.” 

Còn Albert Einstein nữa chứ.

Đại sứ ‘đồng tính’

Trong hồi ký, Ted Osius cho hay: “Khi tôi gia nhập Bộ Ngoại giao năm 1989, thật không thể tưởng tượng được một nhân viên ngoại giao công khai đồng tính có thể lên vị trí đại sứ.”…

“Một số nhà quan sát đã ngụ ý rằng chuyến thăm Washington giúp củng cố ưu thế chính trị đang tụt giảm của ông Trọng, còn có người lại nói chuyến thăm cho ông Trọng sự chính danh lãnh đạo mà ông không thể có tại một quốc gia với hệ thống nghị viện. Dù sao thì ít nhất, chuyến đi của ông Trọng đã giúp có các cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Việt thành công năm 2016 và 2017 vì mỗi chuyến đi cấp cao lại xây dựng từ chuyến đi trước đó.”

Ít ai còn nhớ rằng ông Vũ Đức Đam từng được Đảng và Nhà nước phân công làm thư ký cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt…

Lý lịch trích ngang của Vũ Đức Đam viết: “Chuyên môn nghiệp vụ: Điện cơ, Luật, Kinh tế/ Học hàm, học vị: Phó Tiến sỹ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế”…

Nếu không làm cho “ra ngô ra khoai”, xem ra, quá bất công đối với doanh nghiệp cũng như lao động tại miền Nam. Nhất là Việt Nam lại là đất nước của dân, do dân, vì dân…

Chính quyền bắt Đoan Trang, chúng tôi cùng cô xuất bản mục Đọc sách

Đêm ngày 6 rạng sáng ngày 7/10/2020, nhà báo Phạm Đoan Trang bị công an bắt giữ.

Nó là minh chứng khẳng định nhà nước độc tài Việt Nam đang làm một việc không chỉ phi đạo đức, trái pháp luật mà còn vô nghĩa và phản tác dụng.

Họ càng ra sức bịt miệng một người, tiếng nói của người đó sẽ càng vang xa.

Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang vẫn sẽ tiếp tục ra bài hàng tuần, vẫn sẽ tiếp tục làm cái gai trong mắt những kẻ bắt nạt luôn sợ hãi sự thật.

Và chúng tôi luôn chào đón sự tham gia của các bạn, những người bình dân luôn khao khát sự thật.

CPTPP và mối tình tay ba Việt – Đài – Trung

Chỉ một tuần sau khi Trung Quốc nộp đơn chính thức để được xem xét trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), Đài Loan cũng đề nghị tham gia vào hiệp định thương mại tự do quan trọng này. [1] Theo giới chức Đài Loan, họ đã chuẩn bị, tham vấn, nghiên cứu vấn đề này từ lâu, dường như muốn lý giải rằng việc họ đệ đơn ngay sau Trung Quốc chỉ là sự trùng hợp….

“Đi hai hàng” trong quan hệ quốc tế đã trở thành thói quen khó bỏ của các chính khách Việt Nam, và thật sự thì nó cũng giúp mang lại nhiều lợi ích ngắn hạn cho các đời chính phủ. Trong bối cảnh đó, Đài Loan vẫn là một người bạn “còn dùng được”. Đứng ra thay mặt Trung Quốc để trực tiếp chống lại khả năng gia nhập CPTPP của đảo quốc Đài Loan chắc chắn không phải một hành vi sáng suốt trong tư duy về quan hệ quốc tế của nhà nước Việt Nam.

 Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?

Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các so sánh trong lịch sử để giải thích cho sự đối đầu ngày càng sâu sắc này. Nhưng trong khi nhiều người nhắc tới sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một so sánh lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong đợi một cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra, họ như bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người…

Nếu quan hệ Trung – Mỹ là một ván bài, người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được chia những quân bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hoặc niềm tin vào sự xuống dốc của nước Mỹ. Nhưng ngay cả khi có những quân bài tốt, người ta vẫn có thể thua nếu cách chơi không khôn khéo.

Đài Loan nói Trung Quốc phô diễn thế mạnh vượt trội phòng không bằng cách điều hàng loạt máy bay tới vùng phòng không Đài Loan gần đây.

Căng thẳng với Trung Quốc tồi tệ nhất trong 40 năm, 

Căng thẳng Trung-Đài đang ở mức tồi tệ nhất trong 40 năm, bộ trưởng Đài Loan cho biết. Ông cũng cảnh báo nguy cơ có không kích không chủ ý giữa hai nước. 

Ông Chiu Kuo-cheng có bình luận này sau khi Trung Quốc điều số máy bay quân sự “kỷ lục” vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan trong bốn ngày liên tiếp. 

Đài Loan coi mình là một quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai. 

Trung Quốc không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất đất nước. 

Đồng bào trong cơn nguy khốn, Đảng vẫn bận họp

Có họp bàn kỷ luật được một trăm thằng cán bộ hư hỏng cũng không ý nghĩa bằng cứu giúp được một người dân tội nghiệp…

Chính sách ‘Thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình có thể tác động đến thế giới như thế nào?

Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Trung Quốc đã thúc đẩy chi tiêu cho hàng xa xỉ

Trung Quốc cho biết các chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng chính xác là những gì họ cần trong thời điểm này cho quỹ đạo kinh tế của mình. Nhưng giới phê bình cho rằng chính sách này đi kèm với việc chính phủ kiểm soát hơn cách thức vận hành của nền kinh tế và xã hội.

Và dù chính sách “thịnh vượng chung” này tập trung vào người dân trong nước, nó có khả năng gây ra những hậu quả to lớn đối với phần còn lại của thế giới.

Một trong những hệ quả dễ thấy nhất của sự thịnh vượng chung là sự tái tập trung các ưu tiên của công ty Trung Quốc vào thị trường nội địa…

Mỹ-Trung lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh trước cuối năm nay

Cạnh tranh hay hợp tác: Chính sách TQ của Biden ra sao?

Mỹ và Trung Quốc đã đồng tình về mặt nguyên tắc để các lãnh đạo của hai nước tổ chức một cuộc họp qua mạng trước cuối năm nay, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết hôm thứ Tư, sau các cuộc đàm phán cấp cao nhằm cải thiện đối thoại giữa hai nước, theo Reuters.

Cuộc gặp kín tại một khách sạn sân bay ở thành phố Zurich của Thụy Sĩ giữa cố vấn an ninh quốc gia Mỹ – Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc – Dương Khiết Trì là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của hai nước, kể từ một cuộc gặp bất thường và có chiều hướng gay gắt ở Alaska hồi tháng Ba…

Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ

Câu chuyện về Đài Loan là một câu chuyện về sự kiên cường — của một quốc gia đề cao các giá trị dân chủ, tiến bộ trong khi luôn đối mặt với thách thức đối với sự tồn tại của mình. Thành công của chúng tôi là minh chứng cho những gì mà một chế độ thực hành dân chủ kiên định, với đặc trưng là quản trị tốt và minh bạch, có thể đạt được.

Tuy nhiên, câu chuyện của Đài Loan không chỉ là việc duy trì lối sống dân chủ của chúng tôi. Đó cũng là câu chuyện của sức mạnh và tinh thần trách nhiệm mà Đài Loan mang lại trong nỗ lực bảo vệ sự ổn định của khu vực và thế giới. Nhờ làm việc chăm chỉ và lòng dũng cảm, 23,5 triệu người Đài Loan đã thành công trong việc tạo dựng chỗ đứng cho mình trong cộng đồng quốc tế…

Nhà báo Hoàng Thế Dũng: Một chân thành, một son sắc vững bền

Từ một cán bộ quân sự – Chính ủy Trung đoàn Thủ đô Hoàng Thế Dũng, chuyển sang làm báo – Phó Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng, rồi ông thành nhà nghiên cứu lịch sử quân sự với bút danh Lê Chung. 

Cuộc đời ông, đầy những nỗi niềm, chỉ biết tỏ cùng hai vầng nhật nguyệt, song ông vẫn giữ nguyên vẹn tấm lòng son sắt như chính bí danh đầu đời ông đã chọn đặt.

 Chiến sĩ vô danh- Hoàng Thế Dũng

Năm 1967 chiến tranh nhích dần từ phía Nam ra phía Bắc. Nó được đặt tên là chiến tranh leo thang.

Ở báo ảnh Việt Nam, nơi tôi làm việc, sự bận rộn tăng lên từng ngày. Tờ báo một tháng mới ra một số, trong thời bình chúng tôi làm nhẩn nha, làm túc tắc, nay phải làm cật lực mới xong. Bài vở đã được duyệt đi duyệt lại, sắp đưa cho nhà in đành vứt bỏ trước những biến chuyển của tình hình.

‘Xác nhận khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer nhanh chóng tụt giảm’

Hai nghiên cứu công bố hôm 6/10 xác nhận rằng khả năng bảo vệ miễn dịch được cung cấp bởi hai liều vaccine Covid-19 của Pfizer sẽ bị giảm chỉ sau vài tháng…

Chính sách ‘Thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình có thể tác động đến thế giới như thế nào?

Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Trung Quốc đã thúc đẩy chi tiêu cho hàng xa xỉ

Trung Quốc cho biết các chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng chính xác là những gì họ cần trong thời điểm này cho quỹ đạo kinh tế của mình. Nhưng giới phê bình cho rằng chính sách này đi kèm với việc chính phủ kiểm soát hơn cách thức vận hành của nền kinh tế và xã hội…

Và dù chính sách “thịnh vượng chung” này tập trung vào người dân trong nước, nó có khả năng gây ra những hậu quả to lớn đối với phần còn lại của thế giới.

Một trong những hệ quả dễ thấy nhất của sự thịnh vượng chung là sự tái tập trung các ưu tiên của công ty Trung Quốc vào thị trường nội địa.

Người đứng đầu Đảng đã dũng cảm nhận sai?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng “Đảng cần được chỉnh đốn”

Do hậu quả nặng nề bởi đợt bùng phát dịch lần thứ 4 gây ra, kinh tế quý III tăng trưởng âm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020, làm cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm chỉ đạt 1,42%, là mức thấp nhất từ năm 2000 đến nay.

Dự báo cả năm chỉ đạt khoảng 3%, thấp xa so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 6%.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong phát biểu ở phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 4, đã nhìn nhận như sau (trích):

“Do hậu quả nặng nề bởi đợt bùng phát dịch lần thứ 4 gây ra, kinh tế quý III tăng trưởng âm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020, làm cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm chỉ đạt 1,42%, là mức thấp nhất từ năm 2000 đến nay; dự báo cả năm chỉ đạt khoảng 3%, thấp xa so với mục tiêu Quốc hội đề ra (6%).   

Có thật là họ sợ mất ghế?

Với một thể chế ‘trách nhiệm tập thể’, thì chuyện sợ mất ghế chỉ là câu đùa cửa miệng thôi… 

Một nhà báo chua chát nhận xét rằng, với thể chế nhân sự luôn là kết quả của công tác quy hoạch cán bộ chiến lược, thì chuyện họ sợ mất ghế khi làm sai, thật ra chỉ là một bề mặt của hình thức dân chủ thôi – kiểu như ‘rớt’ Chủ tịch để ‘lên’ Bí thư vậy thôi mà.

Việt Nam: Người phản biện muốn nhà nước và xã hội vinh danh?

Dịch bệnh Covid-19 phơi bày những hình ảnh thông tin nhức nhối khiến nhiều người như bị thôi thúc phải lên tiếng về các biện pháp chống dịch và rộng hơn nữa là các chính sách phát triển kinh tế xã hội.

Nhiều ý kiến phản biện có chiều sâu kiến thức và lòng tâm huyết đã đưa đến sự tiếp thu điều chỉnh nhất định trong các chính sách nhưng lại hầu như không được ghi nhận vinh danh.

Về vấn đề này, tôi là người dịch 2 cuốn sách Lý thuyết xã hội học hiện đại và Từ điển xã hội học của G. Endruweit, xin nêu nhận xét như sau: Năm 2001 khi sang làm việc với GS lúc ông đang làm chủ nhiệm Khoa XHH trường ĐH Christian-Albrechts-University zu Kiel CAU, ông cho ý kiến như sau: ở các xã hội văn minh như Đức thì chính phủ luôn mới các chuyên gia tới phản biện cho các quyết sách. Ở VN đã manh nha chuyện đó (Viện IDS, cơ quan think tank) từ thời Nguyễn Tấn Dũng nhưng tên lưu manh đó cho dẹp ngay lập tức vì nó động chạm tới sự độc quyền của ĐCSVN, nhà nước độc tài đảng trị và công an trị.

Phạm Đoan Trang là một nhà báo. Và làm báo không phải là tội

Khi tôi viết ra những dòng này, tâm trí tôi tràn ngập ký ức về Phạm Đoan Trang. Tôi cũng nhận ra là đã gần bảy năm kể từ ngày tôi từ biệt Trang để cô ấy rời Mỹ về Việt Nam. Chúng tôi đã trở thành bạn của nhau, cùng nhau trải qua bảy tháng ở Mỹ, và không gặp lại nhau kể từ tháng 12/2014. Tôi cũng đã không thể liên lạc hay nói chuyện điện thoại với Trang kể từ ngày 6/10/2020. Gần nửa đêm hôm đó, ở Sài Gòn, cô bị bắt. Tin nhắn cuối cùng tôi gửi cho cô cũng là vào buổi tối hôm đó.

“Trang ơi, trả lời Vi.”

Đoan Trang có thể được gọi bằng nhiều danh xưng, tùy vào người mà bạn đang nói chuyện. Cô là một nhà báo, một nhà hoạt động, một người thầy, một nhân vật chính trị chống Đảng Cộng sản Việt Nam, một gương mặt nổi bật của phong trào dân chủ ở Việt Nam, và nhiều hơn nữa. Nhưng với tôi, Đoan Trang là một người bạn, một người bạn rất thân thiết, chỉ vậy thôi. Tôi chỉ hy vọng có thể giúp bạn mình được tự do vì cô ấy đã chẳng làm gì sai cả. Đoan Trang xứng đáng được tự do để cô có thể tiếp tục viết.

***

Xin được trở lại với hồi ký…       

Vẫn chưa được thoải mái hoạt động, chủ yếu phải nằm nhà nên tôi giở tờ báo giấy Spiegel ra đọc (xem hình 1), 10 trang chỉ nói về dịch cúm Vũ Hán, với tiêu đề Bí mật của Vũ Hán, dù muộn một chút vì ảnh hưởng của dịch tới ngành bưu điện, nhưng vẫn hoàn toàn có giá trị lịch sử, mới thấy hết tất cả những khó khăn để kết tội ĐCSTQ ở vụ này, mà cho dù hiện nay vẫn chưa có kết luận cụ thể, nhưng riêng cái tội che dấu thông tin suốt 2 tuần trước một đại dịch mang tính toàn cầu là đủ lớn thế nào rồi…  

Tốt nghiệp trường dạy nghề của nhà máy VEB Kamera- und Kinowerke Dresden, tháng 6 năm 1962 với tấm bằng công nhân kỹ thuật 3/7, 20 đứa chúng tôi cùng 200 Moritzburger khác, sau chuyến tàu Zabaikal 2 tuần, nghỉ 1 tháng có học chính trị  được phân công ngay về những cơ quan, nhà máy, xí nghiệp… vừa mới từ cuộc chiến tranh Pháp-Việt tám năm đằng đẵng hồi sinh, với mức lương 60 ngàn đồng/tháng, ngang kỹ sư mới ra trường, nên cuộc sống khá thoải mái ở lứa tuổi 18, 20. 

Chúng tôi học về nghị quyết V của ĐCSVN mà tôi có ghi chép (xem hình), nay xin trích ra, nó na ná như tất cả các nghị quyết khác, đổi vài câu chữ là xong ngay ấy mà: 

  1. Tình hình và nhiệm vụ của ngành nông nghiệp (hợp tác hóa) năm qua.
  2. Nhiệm vụ  và phương hướng chung.
  3. Nhiệm vụ cụ thể, chủ trương, biện pháp.
  4. Tổ chức và hoạt động của HTX và nông trường.
  5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong nông nghiệp.

Về Phong trào HT hóa nói chung tiến nhanh, lành mạnh và tốt nhưng chưa thật sự vững chắc…. 

Nói lúc nào cũng đúng, như con robot, hay con vẹt ….   

Ở trang nhật ký này còn ghi lại cả bài nói của anh hùng nông nghiệp Đỗ Tiến Hảo và và anh hùng thủ công nghiệp Đỗ Văn Tiết mà ngày nay đố ai biết! Nhưng vì ngồi chán quá, vốn có chút năng khiếu hội họa, tôi còn nắn nót vẽ chân dung diễn giả hoạt ngôn: Đ/c Quang Tế, trông giống ra phết, bây giờ mà có thời gian và dũng khí mang lên Ban Văn hóa Tư tưởng chỗ nguyên trưởng ban, Đ/c Võ Văn Thưởng, chắc còn khối người nhận ra ông.  

Tôi cùng các bạn Dương (học nghề cơ khí chế tạo máy, cùng ở Dresden, có nhắc ở bài trước) và ba bạn nữ Bích Vân, học nghề ở VEB Kamera- und Kinowerke Dresden, có trong những ảnh các bài trước, Kim Khánh, Mộng Hà vốn học thợ quang học ở thành phố quang học nổi tiếng  Jena, được phân công về UBKHNN vừa thành lập 2 năm trước do đích thân TBT Trường Chinh làm Chủ tịch, và có các Cụ Bùi Công Trừng và Trần Đại Nghĩa làm phó, mà thi thoảng chúng tôi vẫn gặp ở tòa nhà to đẹp, màu đỏ số 39 Trần Hưng Đạo, mà cho đến tận ngày hôm nay vẫn thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, chưa chịu trả lại cho nhà nước dù đã có trụ sở mới to đùng ngay cạnh cái Tòa Nhà Văn Phòng Charmvit Tower đường Trần Duy Hưng từng nổi tiếng về „khu phố đèn đỏ“ Hà Nội thời kỳ đổi mới. Cụ Nghĩa thì sau này làm sếp cho chúng tôi ở VKHVN mãi nên sau này chúng tôi vẫn thấy, chứ Cụ Trừng thì biệt tăm vì Cụ dính vào phái „chống Đảng“ mà rất nhiều anh tài đất nước bị loại trừ nhờ „Đảng ta“ đã được „Mao hóa“. 

Kim Khánh sau này lấy anh Long tốt nghiệp Lý ĐHTHHN trước tôi bốn khóa nhưng về làm ở Viện Đo lường, sau  này còn lên chức đến Phó Tổng cục trưởng cho anh Thiện mà bài trước có nói, anh Long sau này lại đi làm nghiên cứu sinh cùng thời với tôi, nhưng anh làm ở VHLKH CHDC Đức, phân viện Potsdam, cũng gần Berlin nên rất quen thân, con trai anh chị sau này lại là cán bộ VVL nên khỏi phải nói. 

Trần Bích Vân, vốn lớp 8A, con gái cụ Trần Ngọc Hậu, nguyên Cục trưởng Cục Thủy lợi, Hà Nội gốc có nhà to đùng ở Ngõ 14 Thi Sách, nhưng người lại người nhỏ nhắn, dịu dàng, chăm chỉ, con nhà gia thế nên nhiều người trong bọn tôi mê, sau này lấy anh Tuấn vốn học nghề cùng Lê Đức Dương, sau 1975 vào SG, chị làm chỗ anh Thiện, còn anh Tuấn làm cho một cơ quan đại diện của CHDC Đức, hình như Interflug thì phải, nên rất khá giải, có villa ở gần sân bay Tân Sơn Nhất, anh chị có hai cháu gái đều lấy chồng rồi định cư nước ngoài hết. Có dịp vào SG hồi nào, tôi có ghé thăm.   

Mộng Hà là một trong những người nổi tiếng nhất bọn Moritzburger chúng tôi: hết sức xinh đẹp, yểu điệu vì vốn là nữ văn công múa Miền Nam tập kết, cháu yêu của Anh Việt Phương và Bác Phạm Văn Đồng. Sau này chị vào SG lấy một anh cũng vốn dân tập kết, sau này làm đến Hiệu phó Sư phạm Công nghiệp Thủ Đức nhưng đáng tiếc tôi hoàn toàn không có dịp tiếp xúc. Chị Hà và tôi được phân về nhóm quang học do anh Tống Công Nhị tốt nghiệp khóa một ĐHBK phụ trách. Chưa có việc, chị và tôi được đi thực tập 3 tháng tại Nhà máy Cơ khí Hà Nội do Liên Xô giúp vừa mới xây xong, nên tôi vẫn giữ ấn tượng hết sức tốt đẹp về thời gian này. 

Ở đấy đã có ba người bạn Moritzburger là Toàn (đã nói ở bài trước), Đối (định cư ở Đức, từ đó đến nay mất liên lạc) và Chương nên Mộng Hà hoà nhập dễ dàng với phân xưởng cơ khí chính xác mà ở đây xin kể tên để tình cờ có anh nào nhận được thông tin này báo lại thì hay quá, sau 60 năm: Kiên, Việt, Thảo, Thịnh, Chi, Phách, Bửu, Phụng, Chính, Vượng, Thư, Đô, Sợi, Kỳ, Tuấn, Thụ, Thuần, Lương và nhất là anh Thông, tổ trưởng Tổ kiểm tra chất lượng OTK. Ba tháng với việc sản xuất thước cặp, palmer và hơn nữa là các buổi liên hoan „mặn“, tuy hồi ấy, tuy so với nay còn nghèo nàn lắm, nhưng làm sao quên được ở khu tập thể nhà máy bên kia đường, nay ở về tiền thì đã là Trường công nhân kỹ thuật, anh Toàn đã có thời gian làm giám đốc và sang trao đổi với Đức để có thể viết về anh Gôn như tôi có nhắc ở bài trước.                  

Nhân đây cũng phải nhắc tới Phạm Công mà tôi mới gặp hôm rồi, có kể về các cụ lãnh đạo đất nước, anh có có nhắc đến Cụ Bùi Công Trừng khi bọn tôi về UBKHNN, nó được thành lập 2 năm trước đó, 1960, thì Cụ Trừng đang là phó chủ nhiệm. Cụ là bạn cũ với các Cụ Phạm Thiều và Nguyễn Kiệm thời gian hoạt động bí mật trước 1945 ở thành phố SG nên anh P Công, sinh 1938, biết rõ và thân thiết chứ chúng tôi chỉ biết sơ sơ từ xa khi nghe Cụ nói chuyện, rồi ngay sau đó bị dính vụ „chống Đảng“. P Công còn kể, anh biết cả việc NT Kim Ngân sau 1975 sống ở nhà TBT Nguyễn Văn Linh, vì anh ở ngay nhà đối diện, nên Ngân nếu không là con đẻ thì cũng là con nuôi vị này. Chẳng lẽ P Công bịa chuyện đó với tôi, nhằm mục đích gì? Anh lại còn nói chuyện Vũ Huy Hoàng, nay có mua nhà ngay trước mặt nhà tôi, là con trai Cụ Vũ Kỳ, tôi nghe lần đầu tiên, nhưng hóa ra cô em gái tôi và bà vợ tôi đều bảo tiên hạ nói từ lâu rồi. Ở Việt Nam thì „nhất hậu duệ“ mà. Vũ Huy Hoàng bây giờ cùng Đinh La Thăng ngồi bóc lịch và chờ các đồng chí „đối xử cho có tình người“. 

Lại nhớ đoạn Ernst Frey kể trong „Việt Nam tình yêu của tôi“ mà chúng tôi phải „tự kiểm duyệt“ để gạt đi là khi ông thấy những người cộng sản Việt Nam „einander zerfleischen-ăn thịt nhau“, nghĩa là khi xử ác với nhau thì chán quá, để đến đỉnh điểm là ở đại hội Đảng Lao Động Việt Nam 1951 thấy công khai treo ba ảnh lãnh tụ là Xít, Mao và Hồ thì đêm về mơ thấy cờ búa liềm là cờ phát-xít (cũng các đường gấp khúc mà), phát ốm hàng tuần, rồi xin trở về lại thành phố Vienna của Áo…

Phạm Công, TS Luật khoa Đại học Humboldt University Berlin HUB, quan tòa quốc tế (tự phong) của Tòa án Cục Patentamt Bern, còn loan cho tôi một tin mà nghe cứ như tin giả fake-news của ‚thế lực thù địch’ như sau: „Phạm Minh Chính và Phạm Bình Minh là anh em cùng cha khác mẹ“. Nghe có vẻ như vô lý, nhưng xét cho cùng, ở cái thế giới của ĐCSVN này, cái gì là có thể và cái gì là không thể. Khi mà thực hư hỗn độn, cái thiện cái ác đan xen chẳng hề có quy luật thì thì biết tin ai, chẳng lẽ phải tin „Bác, Đảng“ ư, dẫu vốn là nhà khoa học?   

Về ĐCSVN, Công còn ghét hơn cả tôi: „Họ Hồ là thằng Đài Loan, lúc ở tù thì Mao đánh tráo. Người Việt ai lại vợ con chẳng thèm nhận, họ hàng quê  quán suốt 28 năm ở tư cách là Vua mà chỉ về thăm có một lần, đi thờ phụng đôi hài của con điếm Tàu! Khi chết không về với tổ tiên mà về với mấy thằng để ‚râu dê’ hệt như nhau“ ư?“  

Các bạn Moritzburger của tôi còn có một anh yêu ĐCSVN đến mức mọi người trong giới HDVDL tiếng Đức đều biết anh với cái tên „Tú đảng viên“, cho dù anh ghét đảng ra mặt, tức là trong giới này thì anh nổi tiếng hơn tôi nhiều dù tôi tôi cũng nổi tiếng với tên „Tâm cười“. Anh Tú rất hay là đi trước chúng tôi một năm, tức là Moritzburger thứ thiệt chứ không „ăn theo“ như bọn tôi với cái tên này, lại còn là đi theo tiêu chuẩn bản thân, nguyên du kích Đình Bảng như Chu Khước mà tôi vẫn nể phục, chứ không „ăn theo“ cha mẹ như bọn tôi. Thế nên hai vị này tỉnh táo hơn tôi nhiều chứ không như anh bạn Thiều (sẽ nhắc ở những bài sau) luôn mắng tôi là „cầm đèn chạy trước ô-tô“ thì… oan cho tôi quá!            

Và Trần Thành Công con cụ Trần Huy Liệu. Kể về Công chắc chắn phải mất cả chục trang vì anh là người đa tài, tôi cố gắng nói vắn tắt nhưng đủ ý và gây cảm hứng cho bạn đọc chứ không thì viết ra làm gì, phí công. Hai Công đều là bạn rất thân của tôi và tôi đánh giá họ hết sức cao. Hai ông bố đều có những con phố nổi tiếng ở Hà Nội và SG mang tên vì họ tài năng thật sự, hai ông con cũng vậy, „cha nào con nấy“ mà. Hai Công đều học nghề công nhân hóa ở vùng hóa chất Halle-Bitterfeld nổi tiếng CHDC Đức hồi đó, P Công về làm ở ĐHBKHN, TT Công về Viện Hóa công nghiệp ngay sau Nhà Hát Lớn. TT Công học lớp bổ túc ban đêm của UBKHNN với tôi ở 39 Trần Hưng Đạo nên rất thân thiết với tôi, tính khí những thằng đa tài dễ chơi với nhau, hắn lại ở nhà bố số 16 Phố Hàng Chuối, nhà riêng ông bố là một villa to đùng nên có hai phòng riêng, ngay gần nhà tôi nên hai đứa hay lại nhà nhau chơi, ngoài hai tối/tuần học bổ túc văn hóa không kể. 

TT Công mang gien ông bố, „mê gái“ hơn tôi nhiều vì ông bố chỉ bởi vì mắc chuyện có hai vợ mà không lên được cao hơn, dù là bạn thân TBT Trường Chinh từ thời gian tù Côn Đảo, nên chính thức mà nói, cũng chỉ dừng ở hàm thứ trưởng ngang bố tôi. Công ham thích hội họa nên ngoài 2 đêm học văn hóa với tôi hắn còn học vẽ thêm ở một họa sĩ tên tuổi mà nay tôi quên tên. Nên hắn chỉ đến lớp bổ túc văn hóa cho có mặt thôi, nhưng chẳng hề làm bài tập gì cả, thế mà thi phổ thông đâu dễ, chắc chắn ít ra cũng phải khó như bây giờ. Thế nhưng khi thi thì hắn đỗ, cả văn hóa và thậm chí đỗ cả trường Cao đẳng Mỹ thuật. Quá ghê, không tài và quyết tâm thì sao được? Sau này tôi học ĐHTHHN thì hắn học Cao đẳng Mỹ thuật, tôi ra trường năm 1968 thì hắn cũng ra năm đó, vì học giỏi được tốt nghiệp sớm để vào chiến trường („đi B“), tranh hắn vẽ với lính xe tăng tôi rất mê, đáng tiếc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chẳng có tranh nào của hắn trong khi có mấy bức của Lê Trí Dũng, em trai Văn, mà tôi cũng khá quen thân. Cá nhân tôi cảm nhận tài năng hai họa sĩ  này như nhau! 

Lại nói tiếp, sau ra Bắc, Công đã lấy một cô văn công „giải phóng“, nhưng rồi bỏ nhau ngay. Đang làm họa sĩ quân đội mà Công vẽ tranh, chụp ảnh „nu“ thoải mái vì hắn có tài thật sự, làm cái gì cũng đẹp. Nhưng khổ nỗi ông anh ruột muốn chiếm nhà, thằng con trai y lấy cắp máy ảnh chú ra báo cho Công An khu phố. Tội nghiệp Công bị bắt ngay và bị xử ở Tòa án binh. Vì là bạn thân nên tôi theo dõi vụ này khá kỹ và bây giờ nói thật ra tất cả những gì chính mình biết và tin là đúng, dù chẳng hề có một văn bản gì trên tay. Vụ này khá lớn nên TBT Trường Chinh có biết. Nghe nói ông bảo Công phải nhận tội „phát tán văn hóa đồi trụy“ thì sẽ được tha. Nhưng Công tính khí ngang tàng, nhất định không chịu nên phải chăn bò, rồi ngồi bóc lịch mấy năm trên Ba Vì. Ra tù thì đi chụp ảnh lăng nhăng kiếm cơm, nên mất sớm. Thật là „tài hoa bạc mệnh“, xin cứ lẩy Kiều…  

Về TBT Trường Chinh còn có hai chi tiết mà mọi người kể thành giai thoại, mà nhân đây cũng xin ôn lại, thứ nhất là Cụ sợ có người đánh thuốc độc tới mức mỗi khi ăn gì, bảo vệ phải ăn trước rồi Cụ mới dùng đũa gắp. Sống thế thì „ghê“ quá đi thôi! Sợ dân tộc này mất đi một „đấng tiên tử anh minh“ chăng? 

Thứ hai là chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở lăng Ba Đình, chữ I hoa thì quốc tế đã thống nhất là không có dấu chấm, nhưng Cụ bắt mọi người, kể cả các chuyên gia, phải làm bằng được là có dấu chấm, ý lãnh tụ là pháp luật mà, thật sự hết sức độc tài, đến mức Hít và Xít nếu có sống lại cũng phải vái lạy!                                              

Bài cũng đã dài, xin hẹn lần sau kể tiếp về những công việc đã làm ở Viện  Đo lường và việc chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT rồi thi tuyển vào Khoa Lý ĐHTHHN. 

Các hình minh họa:

1. Trang bìa tờ Spiegel số 27  ra ngày 03.07.2021

2. Trang nhật ký hè 1962 khi đi học Nghị quyết V ĐCSVN


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan

Phan Thanh Hung

VNTB – TS Nguỵ Hữu Tâm: Đi làm chuyên gia ở Algeria ( phần 2)

Phan Thanh Hung

VNTB – Khu tưởng niệm Holocaust Berlin: tôi bước đi – hai vai nặng trĩu…

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo