Ký sự của Phạm Ngọc Quyền
(VNTB) – Chúng tôi chẳng những không được lo đón tết mà lại phải căng mình chống chọi, giao chiến với các cuộc xâm lấn của quân Trung Quốc.
Đôi lời về tác giả Phạm Ngọc Quyền ( D2-E876-F3560)
Phạm Ngọc Quyền sinh năm 1963 tại Hà Nội, nhập ngũ 3/1983, anh là lính của D2, E876, F356; Hiện tại Quyền đang là công nhân của Nhà máy bia Hà Nội…
Ký sự: “ Những trận đánh chí tử 3 ngày giáp Tết Ất Sửu 1985 trên Cao điểm 685 ( Lò vôi thế kỷ)” ghi lại một trong ba trận mà Phạm Ngọc Quyền trực tiếp tham chiến. Ký sự này đã được tập hợp trong Biên khảo:” VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG” của nhà văn Phạm Viết Đào dày 2000 trang chia thành hai tập. Trong cuốn sách này, Phạm Ngọc Quyền đã đóng góp hai bài ký sự. Cùng với ký sự trên là là :” Chúng tôi đã đổ nhiều máu để giành lại từng tấc đất Vị Xuyên”, (phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn) kể về trận 12/7/1984, một trận đánh mang mật danh MB 84” mà Quyền tham gia và thoát chết.
Trong chiến dịch MB 84 này, phía Việt Nam huy động cùng lúc 7 trung đoàn của 4 sư đoàn chủ lực, danh tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam, những sư đoàn từng tham chiến trận Điện Biên Phủ 1954, tham chiến trận mở màn Buôn Ma Thuột 3/1975. Mục tiêu chiến dịch: phản công trên toàn mặt trận Vị Xuyên mong đẩy lùi quân Trung Quốc ra khỏi các vị trí mà chúng lấn chiếm trong tháng 5/1984. Trận này phía Việt Nam đã không hoàn thành nhiệm vụ, hơn 1000 bộ đội đã hy sinh trong ngày 12/7/1984; Riêng Trung đoàn 876, Sư 356 của Phạm Ngọc Quyền hy sinh trên 600 cán bộ chiến sĩ. Phạm Ngọc Quyền đã ghi lại diễn biến trận đánh ở mũi của Tiểu đoàn 2, E 876, F 356:”Chúng tôi đã đổ nhiều máu để giành lại từng tấc đất Vị Xuyên”; Ký sự này đã được tập hợp trong Biên khảo “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”…
Trận thứ 3 mà Phạm Ngọc Quyền tham chiến diễn ra vào tháng 3/1985; đáng tiếc anh không ghi lại được vì đơn vị của anh bị vây hãm; Cả tiểu đội 7 người của anh đã bị hy sinh chỉ còn lại Quyền, nhưng bị ngất trong hang khi giữ chốt trên cao điểm 685. Quyền sau đó được cứu ra, hai ngày sau mới tỉnh, 6 đồng đội còn lại của Quyền đã hy sinh tại chốt E 2; Mãi tới cuối năm 2017, 6 chiến sĩ hy sinh này mới phát hiện được hài cốt để quy tập về Nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên…
Giới thiệu ký sự:” Những trận đánh chí tử trên cao điểm 685 ( Lò vôi thế kỷ) ba ngày giáp tết Ất Sửu 1985” để độc giả biết thêm về sự ác liệt của Chiến trường Vị Xuyên qua ký ức của một người lính còn sống sót. Qua thiên ký sự của Phạm Ngọc Quyền, độc giả phần nào hình dung ra họ, những người lính đã sống và chiến đấu anh hùng, chống Trung Quốc xâm lược, để bảo vệ biên cương Tổ quốc…
Sau khi tôi đưa 2 ký sự của Phạm Ngọc Quyền vào bộ “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT – TRUNG” đã gây tiếng vang và nhiều người tìm đọc. Một hôm Quyền đến tìm tôi, tôi có hỏi: Những gì Quyền kể trong bài viết, Quyền rất xứng đáng được khen thưởng một danh hiệu gì đó, mình tin Quyền không thể bịa thế nguyên nhân vì sao chiến đấu anh hùng là vậy sau đó Quyền lại bỏ ngũ…Theo Quyền kể với tôi, sau khi được cứu ra đi an dưỡng một thời gian thì đến đoạn báo công…Cấp trên cử một anh lính từ đâu đâu đến ( chắc là loại con cha cháu ông gì đó) và yêu cầu Quyền xác nhận là từng tham gia các trận đánh với Quyền, nhưng Quyền không chịu vì biết chắc tay này ở đâu đến. Thế là xảy ra cự cãi, Quyền mang súng ra dọa bắn tay này…Do bướng nên Quyền bị bắt nhốt có khả năng đưa ra tòa án binh vì tay này là loại con cha cháu ông gì đó…Sau sự kiện này, Trung đoàn trưởng Bùi Minh Đệ biết rò Quyền nên đã bảo lãnh xin cho Quyền khỏi bị án…Từ đó chán nản Quyền bỏ ngũ; Vả lại Quyền có em trai cũng đang có mặt tại mặt trận này nên Quyền thấy gia đình đóng góp một người là đủ…
Những trận đánh chí tử trên cao điểm 685 ( Lò vôi thế kỷ) ba ngày trước tết Ất Sửu 1985) (*)
Ngày 26 tết năm Ất Sửu- 1985…
Ngày này cách đây 30 năm, năm 1984… đã là ngày 26 tết. Trong khi nhân dân cả nước đang hối hả, cập rập lo cho những công việc cuối cùng để chuẩn bị đón năm mới thì tại Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang, những người lính biên cương lại hoàn toàn ngược lại. Chúng tôi chẳng những không được lo đón tết mà lại phải căng mình chống chọi, giao chiến với các cuộc xâm lấn của quân Trung Quốc.
Tình hình chiến sự lúc này đã lên tới đỉnh điểm. Thời điểm này, tất cả từ sở chỉ huy xuống tới anh em lính tráng đều rất lo lắng, nguy cơ địch thừa thắng tràn xuống rất cao! Nhưng việc lo vẫn cứ lo, tuy rằng E 153-F 356 sau ba tháng đánh lấn dũi E1 và E4 đến nay sức đã cạn kiệt, nhưng vẫn còn một số anh em bám trụ lại được một bên sườn của E1. Ngay phía sau (khoảng cách trên dưới 30 m) là lực lượng D2-E 876 đang chốt chặn địch. Nối tiếp ngay sau D2-E876 đã có D1 phòng ngự. Và D3 trườn mình vận tải cho tuyến trên. Bên 400 vẫn còn lực lượng của D8 E149 chốt chặn…
(Gọi là D, C chứ thực tế quân số một C lúc này chỉ có hơn 30 an hem).
Như vậy, địch muốn tràn sang hang Làng Lò, thì chúng phải vượt qua được các chốt phòng thủ của chiến sĩ của E 153 còn sót lại, rồi qua các anh em D1…D2…D3 của E 876. Sau đó mới trườn theo vách đá, thang giây, xuống hang cụt, rồi bì bọp lội theo suối cụt mới leo lên đỉnh hang rồi mới xuống được hang Làng Lò. Tuy nhiên vì lúc này địch dồn sức quá mạnh mà ta thì đã quá mệt mỏi sau gần 100 ngày đêm bám đá, chiến đấu kiên cường. Do đó, sở chỉ huy nhận định và nâng mức độ nguy hiểm lên tột cùng cũng là điều dễ hiểu… Có một điểm rất mừng lúc này là: Thay cho chuyển quà tết lên 685 cho chúng tôi, thì hàng ngàn quả lựu đạn các loại, hàng ngàn quả đạn M79, hàng trăm quả đạn B40-B41 cùng nhiều vũ khí đạn dược được chuyển tới tay chúng tôi.
Quân số theo cách đánh thì mỗi mũi tấn công chỉ dùng từ 20-30 đồng chí, còn nằm sát các tuyến nối đuôi nhau phía sau, sẵn sàng chi viện kịp thời, do đó tâm lý anh em yên tâm hơn, không lo bị cô lập.
Mặt khác, trong số tất cả các anh em đang đánh địch phản kích hay đang phòng ngự nếu bị thương, dù chỉ bị thương nhẹ cũng được lệnh cho rút về hang Làng Lò và thay ngay người khác vào vị trí để đảm bảo tinh thần, cũng như sức mạnh chiến đấu. Hiện lúc này chúng tôi có trong tay khá nhiều lợi thế:
– Thứ nhất: Chúng tôi đã nằm phòng ngự trên 685, đã hứng chịu quá nhiều pháo đạn hàng trăm
ngày đêm, nên độ lì rất cao.
– Thứ hai: Do ở đây lâu nên chúng tôi nắm bắt được các đường tấn công của địch rất rõ.
Trời càng về gần sáng, pháo của ta càng dội nhiều xuống các cao điểm E của 685 ( trừ E1 là pháo ta không bắn). Phía trên các mỏm đá, ta đang ém quân, vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Xa xa, bên cao điểm 400 có tiếng lựu đạn và tiếng hỏa lực cùng súng bộ binh nổ, nhưng chưa nhiều. Lúc này tôi nhìn thấy loáng thoáng bóng người phía sau lúc ẩn lúc hiện xuống dần phía chúng tôi, tôi quay khẩu AK và hô: “sao vàng”; lập tức có tiếng nói vọng lại “sao đỏ”, tôi nhận ra là đồng đội.
Tôi gọi, đồng chí đó lao về phía tôi, thì ra là đồng chí truyền đạt, đồng chí nói được cử xuống xem tổ dưới này ra sao. Khi ở trên các đồng chí chỉ huy thấy có tiếng súng giao tranh mà bây giờ lại im, không thấy gì nữa? Tôi bảo đồng chí truyền đạt về báo cáo là ba anh em tôi vẫn an toàn.
Mải nói chuyện không kịp quan sát, một trái lựu đạn nổ ngay sát chân hai anh em tôi, vội vàng tôi dúi đồng chí truyền đạt xuống. Tôi chồm lên phía trên một thân người, thì nhìn thấy hai thằng đang trườn trong giao thông hào. Tôi rút chốt quả lựu đạn cầu, mồm lẩm rẩm đếm: 1 – 2 – 3 rồi mới tung vào chỗ chúng. Tiếng nổ đanh vang lên. Ngay lập tức bọn bên E1 xối xả nhả đạn xuống chỗ tôi. Tôi lăn xuống mép một ụ đá và hô: “Kết! mục tiêu phía sau tiêu diệt đúng chỗ lửa phun ra; Bản bảo vệ đồng chí truyền đạt”…
Ngay lập tức, quả đạn B41 của thằng Kết đã khóa được đường đạn đang xiên chéo quanh tôi, tôi nhoài người xuống chỗ anh em, tiếp tục lệnh cho Kết bắn tiếp một quả nữa về chỗ vừa bắn. Vừa dứt tiếng đạn nổ, cả 4 anh em chồm dậy, lao lùi lại phiến đá dưới chân đường xuống điểm phòng ngự.
Cùng lúc phía E2 địch phát hiện ra chúng tôi, chúng dội ngay hỏa lực xuống hướng của anh em tôi. Lúc này tôi bảo Bản và Kết nằm ép mình vào khe đá quan sát địch. Còn tôi kéo gáy áo đồng chí truyền đạt theo tôi bò dần lên phía trên chỗ điểm xuât phát, để đưa đồng chí về Sở chỉ huy.
Đang lồm cồm bò thì lại thấy hai bóng người từ trên xuống, khi hỏi mật khẩu khớp thì chúng tôi tiến sát vào nhau, hai đồng chí nói :“Anh Cảnh bảo bọn em xuống tăng cường cho bọn anh!”.Tôi nghĩ thế là tốt nhưng còn đồng chí truyền đạt thì cần phải đưa đồng chí ấy trở lại trước khi trời sáng. Tôi cử một đồng chí dẫn đồng chí truyền đạt lên và dặn không cần quay lại nữa, ở đây tôi có ba và thêm một đồng chí là ổn rồi.
Trời đã bắt đầu tang tảng. Pháo vẫn dội nhiều và cả pháo địch cũng dội xuống phía bên ta. Chỗ chúng tôi địch vẫn bắn tới tấp. Trong ánh sáng lờ mờ tôi phát hiện hai rồi ba, bốn toán địch lom khom rút từ E2 ngược về E1. Tôi ra hiệu cho thằng Bản tụt lùi xuống phía dưới và tự nổ súng tiêu diệt địch. Thằng Kết bò thẳng ngang sang cứ nhìn thấy là nổ súng. Thằng Danh (vừa được bổ sung) trong tay cầm khẩu M79.Tôi bảo Danh:“Trườn lên phía con đường em vừa xuống khoảng ba mét rồi hướng sang trái chặn địch đánh vòng xuống chỗ bọn anh”, còn mình xách súng lao vào vị trí lúc trước nằm phục nhằm khóa đuôi bọn chúng. Sau khi triển khai xong dưới làn đạn pháo, chúng tưởng được an toàn, cứ lũ lượt kéo nhau rút sang E1, mà không nghĩ chúng tôi đang phục chúng. Thời cơ ngon ăn quá, tôi nhô
Nhưng cũng có một bất lợi vô cùng lớn là: Công sự hầm hào đến lúc này là hoàn toàn nát
bét! Vậy chỉ còn tùy quan sát để lợi dụng địa hình, hang, vách, mép đá để đánh địch…
người tung liền hai qua lựu đạn cầu vào đúng đội hình của chúng. Tay siết cò khẩu M79, miệng hô to: “Anh em bắn đi!” Đồng loạt là tiếng B, tiếng M79, tiếng lựu thi nhau nổ, bọn chúng bị bất ngờ rống lên kêu ô ố…
Tôi nhổm hẳn người lên dùng AK, lia cả loạt đạn lên bọn đang hỗn loạn chạy, nhưng vẫn không quên hô ba anh em chúng nó: “Cẩn thận hỏa lực địch!” Khoảng gần 20 phút sau khi quân địch đã tán loạn và bị tiêu diệt, cả bốn anh em tôi lại tụm lại được với nhau, an toàn cả bốn, mặc cho pháo – hỏa lực địch điên cuồng dội xuống…
Lúc này trời đã sáng (khoảng gần 6 h gì đó). Pháo của ta đã chuyển làn vào phía trong khu 300, phía trên nơi anh em đang ém quân cũng đồng loạt vang lên tiếng hô “Xung phong”, cùng với tiếng hỏa lực, tiếng lựu đạn, tiếng súng bộ binh vang dội khắp cả quả đồi… Nhận được tín hiệu và theo như hợp đồng từ trước, tôi cùng 3 anh em mở một mũi tấn công vào E2 từ cánh trái theo hướng tấn công (hướng tây nam của E2)…
Vâng! Viết tới đoạn này, lòng tôi rộn rã và đó là lúc hăng say nhất của cả đời lính của tôi! Thật sự không diễn tả nổi, trong tiếng nổ ầm ầm của pháo đạn, lại vang dậy cả cao điểm tiếng hô xung phong, tiếng súng bộ binh, tiếng lựu đạn, tiếng nổ chát chúa của hỏa lực… Rồi những bóng người mảnh dẻ nhỏ bé thoăn thoắt lúc ẩn lúc hiện trong màn sương mờ ảo của núi rừng cùng chìm vào những cột khói mịt mù… mặc cho trên đầu là hàng đàn ong rú, lượn, bay…
Lúc này, khoảng 6 h 30 sáng ngày 27 Tết 1985; trên tất cả các hướng, bộ đội ta thi nhau nhả đạn, pháo, hỏa lực, sang các mục tiêu đã định. Địch lúc này đang hốt hoảng tìm cách tháo chạy, nên chúng kháng cự lại khá yếu ớt… Mũi đánh chặn địch rút do tôi chỉ huy cũng không thấy chúng rút về E1 nữa. Tôi cùng ba anh em tản ra, bám vào đường hào do bọn chúng đào để làm đường rút, tấn công ngược lên E2.
Được khoảng gần nửa tiếng, chúng tôi đã lên sát tới mỏm đá dựng đứng, đầu quay về hướng bắc, tạo thành một hình vòm cung so với mặt đất, cửa hướng về phía bắc có lợi cho chúng. Tôi phán đoán chắc chắn bọn chúng sẽ nấp phía bên đó, liền bố trí thằng Bản nằm tại đây, chọn ví trí kê súng, khi địch từ đây bò ra là nổ súng. Thằng Danh và thằng Kết vòng trái luồn xuống dưới đánh thốc lên, còn mình tôi bò qua lên phía trên để quan sát và chặn đường từ E3 lao sang.
Lúc này địch vẫn chưa gọi pháo chùm lên trận địa, mà chỉ có hỏa lực yếu ớt lác đác ở bên 772 – E4 bắn sang. Bên E5 có vẻ có nhiều tiếng nổ hơn, có lẽ bên đó chúng đang kháng cự lại …
Ầm! Rồi liên hồi tiếng 14 ly 5 của địch từ phía E4-Đ2-772 bắn tới tấp xuống chỗ thằng Kết và thằng Danh. Tôi vội xoay người quay lại, gọi: “Bản, bắn yểm trợ cho thằng Kết!”, rồi tôi cũng quay đầu súng bắn về hướng đó. Thằng Bản bắn được quả thứ hai thì cũng bị chúng phản lại. Tôi bỏ vị trí phía trên lao xuống chỗ thằng Bản, thì nhìn thấy cánh tay trái nó toác tung; tôi lao vào đè lên người nó, mồm xé áo, garôtạmchonó,vàxốcnócốlết,kéoépsátdựalưngvàokheđá.Đồngthờitôicầmkhẩu B40 của nó chĩa về phía E1 nơi có ụ 14 ly 5 nhả đạn, cột khói mù mịt …
Thừa cơ, tôi đẩy khẩu B40 trả lại cho thằng Bản và bảo: “Em cứ nằm đây”, rồi xách khẩu M79 lao xuống chỗ Kết và Danh. Nhìn thấy Kết đang loay hoay băng bó cho Danh, tôi chồm tới ba anh em nằm đè lên nhau bên một vách đá thấp. Danh bị thương nhiều chỗ, trong đó có vết thương bên hốc vai sát cổ là nặng, máu chảy đầm đìa, thấm ướt hết quần áo. Có lẽ đạn vào cuống họng vì máu phun ra sùi bóng bóng, tôi giành lấy cuốn băng Kết đang loay hoay và quấn vào cổ nó…nhưng không kịp nữa rồi…nó khẽ rướn cổ lên và tắt thở luôn …không nói câu nào!
Tôi bảo Kết lùi lại sau để anh bắn yểm trợ cho tôi, đồng thời kéo xác Danh vào mép bờ đá… Chưa kịp triển khai thì ngay trên đầu, địch trên E2 nhìn thấy, chúng bắn tới tấp xuống chỗ chúng tôi. Hai anh em chúi đầu vào khe đá tránh đạn mà không ngóc nổi đầu lên. Được một lúc thì thấy đạn ngừng, tôi nhanh chóng ngóc đầu quan sát, thì thấy một nhóm anh em trong đó có đồng chí Cảnh đang nã đạn vào phía chúng. Chớp nhoáng thời cơ, tôi bảo với Kết nhảy nhanh sang phải dưới chân mô đá mà bên trên có nhóm của anh Cảnh đang chốt giữ. Nhưng vị trí này lại đang bị địch bên 772 soi gương, tôi đẩy Kết lăn tiếp và chồm vào một khe đá bên trong, rồi leo lên trên, tụ gặp nhóm của anh Cảnh…
Qua trao đổi với anh, thì tôi được biết anh em ta đánh khá suôn sẻ, số thương binh và tử sĩ không nhiều lắm, kể cả bên E5. Tới thời điểm này là 7 h 40 phút, chúng ta gần tiến sát vào khu trung tâm của E2 và E5. Còn nhóm tôi bị thương mất Bản, thì anh Cảnh bảo: “Nó trườn lên trên và anh đã cho chuyển về sau rồi, nói chung là không nặng lắm, còn Danh thì hy sinh vẫn nằm dưới kia, anh bảo cứ để nó nằm đấy, tý nữa có vận tải cáng ra.”
Xem tiếp: Ngày 27 tết
(*) Trích Vị Xuyên & Thế sự Việt-Trung của Phạm Viết Đào