VNTB – Việt Á thổi giá lên bao nhiêu?

VNTB – Việt Á thổi giá lên bao nhiêu?

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Báo chí hổm rày đưa tin rất chung chung là Công ty Việt Á ‘thổi giá’ kit test, nhưng lại không cho biết ‘đúng giá’ mua sỉ là bao nhiêu?

 

Có nói thách giá hay không?

Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Giá 2012, thì giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27-10-2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04: “Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường.”;

“Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường công khai và cạnh tranh. Thị trường này có thể là thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một số lượng hạn chế người mua, người bán”.

Dễ thấy rằng, đứng ở góc độ của người mua thì giá chính là số tiền phải trả một số lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay chiếm hữu hàng hóa, dịch vụ đó. Còn theo quan điểm của người bán thì giá là phần thu nhập hay doanh thu mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay một số lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định. Giá thị trường có thể được tính trong thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế.

Báo chí đưa tin rằng giá bộ kit test mà Công ty Việt Á chào bán đã được Bộ Y tế phê duyệt, vậy thì phần chiết khấu của chiến lược thương mại sẽ tùy giai đoạn thích hợp để Việt Á điều chỉnh, miễn là vẫn tuân thủ theo Luật Giá.

Giá được duyệt vậy thì cách nào để ‘hét giá’?

Nếu quy kết giá mà Việt Á đã thực hiện ở các hợp đồng mua bán là ‘thổi giá’, thì lẽ ra phải xem xét trước tiên về trách nhiệm công vụ của Bộ Y tế.

Tại Khoản 5 Điều 4 Luật giá 2012 quy định: “Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ”. Nhà nước thực hiện định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh; tài nguyên quan trọng và với hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

Nhà nước tiến hành định giá dựa trên các yếu tố khác nhau như giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp; dựa trên quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; căn cứ vào giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.

Nhà nước ở đây trong lãnh vực y tế chính là Bộ Y tế, và bộ kit test mà Công ty Việt Á đang mua bán là sản phẩm được ngân sách quốc gia bỏ tiền ra cho đầu tư nghiên cứu. Do đó, việc định giá với các khấu hao liên quan, bao gồm việc có hoàn trả lại khoản chi phí cho đầu tư nghiên cứu hay không, cũng là điều cần công khai, thay vì chỉ chăm chăm đầy phiếm chỉ cho cáo buộc Công ty Việt Á ‘thổi giá’ ở bộ kit test này.

Nói thêm, Khoản 7 Điều 4 Luật Giá 2012 có quy định: “Hiệp thương giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức … thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)”.

Luật Giá quy định cụ thể điều kiện đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện hiệp thương giá, thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá. Hàng hóa tiến hành hiệp thương giá đó chính là những hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và đối với hàng hoá, dịch vụ quan trọng được sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đặc thù hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế; có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán hoặc bên mua, bên bán phụ thuộc nhau không thể thay thế được.

Các trường hợp áp dụng kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định tại Điều 26, theo đó thì tại Khoản 2 quy định cụ thể các loại hàng hóa phải kiểm tra yếu tố hình thành giá. Và thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định tại Điều 27 Luật Giá 2012. Như vậy ở đây trong vụ việc tạm gọi là “thổi giá” này, trách nhiệm chính còn thuộc về Bộ Tài chính.

Tôi cho rằng không khéo vụ Việt Á sẽ như trò chơi rút gỗ, nghĩa là quyết định rút thanh nào cho thật khéo léo, như vậy sẽ giúp tòa tháp cực nhanh cân bằng lại và tránh đổ…” – luật sư Tr.Th., nhận xét.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)