VNTB – Việt Nam Cần Có Trí Thức Chính Trị (Bài1)

VNTB – Việt Nam Cần Có Trí Thức Chính Trị (Bài1)

 Đan Tâm 

 

(VNTB) – ‘Quân tử’ ví như chính trị gia trí thức có thể đối xử với nhau rất  hài hoà, nhưng có thể có những tầm nhìn/ý kiến khác nhau.

 

June 2023 

Chính trị trí thức và Chính Trị Gia Trí Thức  Vào ngày giáp Tết Nguyên Đán năm Quý Mão, 22/01/2023, tác giả Việt Hoàng khẳng định với độc giả Thông Luận qua đề tài: “Chúng  ta có quyền tin vào tương lai đất nước”, trong đó có nhận định chính xác rất thú vị như sau: “Thực tế nước Nga đã thất bại trong việc chuyển hóa đất nước về dân chủ do thiếu vắng một tầng lớp “trí thức chính trị” (1). Nhận định này gợi ý về một vấn đề rất cần tìm hiểu cho thực trạng đất nước Việt Nam hiện nay: “TRÍ THỨC CHÍNH TRỊ”.

Nhưng cái khó là một quốc gia làm thế nào để xây dựng được một đội ngũ trí thức chính trị trong một môi trường chính trị trí thức, dù là nước dân chủ hay nước cộng hòa. Muốn thế điều kiện cần là phải có một số đông “chính trị gia Trí Thức”/“nhà chính trị Trí Thức” được định hình là những người có tầm nhìn viễn kiến, có tư tưởng chính trị phù hợp với hoàn cảnh riêng trong quốc gia của họ nhưng vẫn phù hợp với thời đại văn minh của loài người.

Vậy thì đặc tính ‘hoà hợp & hoà giải’ không thể thiếu trong môi trường chính trị trí thức cũng như trong tư tưởng của nhà chính trị Trí Thức. ‘Hòa’和 là đặt những thứ khác nhau vào cùng một chỗ  với nhau, mà chính trị trí thức có thể làm được – theo ngôn ngữ hiện  thời là đa nguyên tức hàm ý của hòa hợp và không cực đoan. Nói  khác đi ‘Hòa hợp Hòa giải’ là điều hoà những thứ bất đồng để đạt đến  thống nhất hài hòa, chứ không phải triệt tiêu bản sắc của các tổ chức  thành viên riêng biệt hay các cá nhân riêng biệt. Có thể diễn tả ‘Hòa  hợp Hòa giải’ bằng cách tạm mượn câu nói “Quân tử hoà nhi bất  đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hoà” trích từ sách Luận Ngữ. Dùng câu  này để mô tả ý nghĩa của ‘Hòa hợp Hòa giải’ theo thời buổi hiện nay thì ‘quân tử’ ví như nhà chính trị trí thức có thể đối xử với nhau rất  hài hoà, nhưng họ có thể có những tầm nhìn/ý kiến khác nhau, anh có  đạo lý của anh, tôi có đạo lý của tôi, nhưng không vì cách nhìn chúng  ta khác nhau mà trở thành đối địch.

‘Tiểu nhân’ ví như các chính trị gia cực đoan, xôi thịt, ngu dốt hay thiển cận thì không như vậy, họ  đồng nhi bất hoà’, ý kiến đưa ra có vẻ nhất trí nhưng thực chất là lục  đục với nhau. Sở dĩ loại chính trị gia kém cỏi này có thể giả vờ hòa  hợp ý kiến cho giống với chính trị gia trí thức là vì muốn đạt được  mục đích chính trị, kinh tế, hoặc lợi ích cá nhân nào đó. Nhật Bản là  một quốc gia tôn trọng sự hoà hợp. Khi người Nhật kết thúc một cuộc  giao tiếp, họ hay nói: Yoroshiku onegaishimasu  (宜しくお願いします), thường được hiểu là ‘xin nhờ giúp đỡ’.  Nhưng nội hàm sâu sắc hơn của câu nói này được giải thích từ ý nghĩa  mong muốn hòa hợp, mong muốn hợp tác. 

Những ý tưởng định nghĩa trên tự nó đã đánh giá các nhà chính trị cộng sản (cộng sản Tàu hay cộng sản VN) không thể là những “chính trị gia Trí Thức”, dù họ sở hữu nhiều bằng cấp từ phương Tây hay từ nhà nước CSVN. Dĩ nhiên chính trị gia khoa bảng không nhất thiết là chính trị gia Trí Thứctheo định nghĩa nói trên. Không thể thừa nhận các chính trị gia cộng sản VN là chính trị gia trí thức, bởi vì: 

– Họ cổ vũ và hành động cực đoan theo một chủ thuyết Mác-Lê đã lỗi thời gần 1 thế kỷ, đã được được chứng minh là hoang tưởng, phi thực và phản lô-gic. 

– Họ tuyên truyền không đúng với sự thật của môi trường chính trị độc tài toàn trị và chính sách nhà nước theo “Xã Hội Chủ Nghĩa”(XHCN) của chính họ. Thực tế là không ai có thể minh định XHCN là một xã hội cụ thể như thế nào?, kể cả chính họ. 

– Riêng đối với Cộng Sản Việt Nam (CSVN) thì nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là một nền kinh tế kỳ lạ chưa từng được nghiên cứu hàn lâm và áp dụng vào thực tế ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Thế thì nên gọi họ là chính trị gia loại nào thì tùy nhận định cá nhân của mỗi người, nhưng chắc chắn họ tuyệt đối không là chính trị gia trí thức

Thêm nữa, để minh họa cho ý tưởng phân biệt chính trị gia khoa bảng và chính trị gia Trí Thức cần phải thừa nhận nội các Trần Trọng Kim (Tháng 3 1945 – Tháng 9 1945) bao gồm 90% các chính trị gia khoa bảng kể cả sử gia Trần Trọng Kim nên chỉ tồn tại hơn 6 tháng dù đang nắm trong tay thời cơ vàng để cứu nước. Chỉ cần chính phủ Trần Trọng Kim (TTK) có đa số bộ trưởng là chính trị gia Trí Thức thì chính phủ này đã không trao quyền cho đám người tự nhận là “cướp chính quyền” do Hồ Chí Minh cầm đầu. Không trao quyền cho một nhóm cực đoan chính trị nhỏ và yếu hơn quyền lực nội trị của chính phủ TTK lúc bấy giờ thì lịch sử VN đã tránh được con đường đi qua chính thể cộng sản & cực quyền toàn trị suốt hơn 70 năm qua. Như thế, chính trị gia khoa bảng chưa hẳn là chính trị gia trí thức nhưng ngược lại thì một chính trị gia trí thức cũng có thể là nhà khoa bảng hoặc không cần phải có bằng cấp khoa bảng, nhưng điều kiện cần thiết nhất là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ và tư tưởng chính trị phù hợp với thời đại hiện hành.

Gần với thời điểm hiện tại và trước khi hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu xuất chính, chúng ta phải thừa nhận nhà chính trị trí thức Phan Tây Hồ (Phan Chu Trinh 1872-1926) tiêu biểu nhất cho tư tưởng & ý thức “chính trị trí thức”. Phan Châu Trinh là một tấm  gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Là một nhà nho khoa bảng trong cả hai lãnh vực cựu học & tri thức Tây Học, cụ Phan  đã thực tâm yêu nước nồng nàn và có nhiều suy nghĩ trí thức & tiến  bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số  các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ 20.

Vào thời đó tư tưởng  Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của dự án vận động Duy  Tân, hay còn được gọi là Phong trào Duy Tân hoặc “Phong trào Duy  Tân bắt rễ ở Trung Kỳ” là một cuộc vận động cải cách ở miền Trung  Việt Nam, do Phan Châu Trinh (1872 – 1926) phát động  năm 1906; cho đến năm 1908 thì lan rộng khắp VN và kết thúc sau  khi bị thực dân Pháp đàn áp và cụ Phan mệnh chung vào năm 1926 ở  tuổi 54. Tuy vậy sau 1954, chế độ Đệ I Cộng Hòa tại Miền Nam VN  đã mô phỏng & thực hiện một số sách lược trong dự án Canh Tân VN  của cụ Phan suốt 9 năm dài 1954-1963.

Phong trào Duy Tân chủ  trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng  cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và  văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các  nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ  lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như  hướng đến nền chính trị dân chủ. Phong Trào Duy Tân bao gồm tất cả  các hoạt động ấy, nhưng nó biểu lộ những sắc thái và khả năng khác  nhau của từng địa phương và không phải bao giờ cũng đi theo đường  thẳng nhất định, nên khi dân trí lên cao lại thiếu lãnh đạo liền bột phát thành Dân biến.

Dân biến cúp tóc (Tân Văn hóa), xin xâu (Dân  quyền) là một diễn trình tích cực, sôi động của Phong Trào khi đi sâu  vào quần chúng thực tế. Phong Trào đi từ các nông hội, học hội ở các  tỉnh Miền Trung theo con đường thương mãi rất phát đạt từ Phan  Thiết tới Quảng Nam tới Nghệ Tĩnh, tiếp theo tới miền Bắc mở Đông  Kinh Nghĩa Thục, các hội buôn rồi từ đó phát triển vào Nam là một  Phong trào không chỉ nặng về kinh tế, giáo dục, văn hóa mà còn cả  chính trị mà kết quả là vụ nhân dân nổi lên chống thuế.

Có thể gọi  Phong trào này là toàn diện, là thực sự Duy Tân theo bóng cờ Dân  quyền, chứ không phải chỉ là những vá víu cải lương. Những nhân vật  Phong Trào đã phục vụ bằng tâm huyết, bằng tinh thần Cách Mạng để  quyết tâm làm Mới Con Người, làm Mới Xã Hội. Từ đầu thế kỷ đến  1945, chưa hề có một Phong trào thứ hai có tính cách toàn diện và  phát triển rộng ra khắp ba kỳ như PHONG TRÀO DUY TÂN này (2).  

Lần theo dấu vết lịch sử VN từ 1945 lùi thêm về trước chúng ta thừa nhận nhân vật lịch sử Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) là một chính trị gia Trí Thứccủa VN vào thế kỷ 19 với dự án Canh Tân đất nước phù hợp với một nền chính trị trí thức để giải quyết vấn nạn thực dân & phong kiến Khổng Giáo (3). Chính trị gia Trí Thức” Nguyễn Trường Tộ thất bại vì VN vào thời đó chưa có được một tập hợp đông đảo chính trị gia Trí Thứcđể tạo được một thế lực mạnh thúc đẩy cho công cuộc canh tân của mình. 

Lùi về Thế Kỷ 16, chúng ta tìm ra một chính trị gia Trí Thứckhác Đào Duy Từ (1572- 1634), quân sư của chúa Nguyễn Phúc Nguyên  vào thời “Lê mạc Nguyễn sơ”. Ông Đào Duy Từ đã soạn ra cuốn sách  Hổ Trướng Khu Cơ để hướng dẫn quân sĩ cách bày binh bố trận, cách  sử dụng và chế tác các loại vũ khí. Về kinh tế, chính trị ông đã giúp  chúa Nguyễn xác định rõ chính sách ruộng đất, luật lệ thuế khóa, chấn  chỉnh phong tục, nếp sống của quan lại, binh sĩ và dân cư. Đây chính  là một nền tảng Chính Trị Trí Thức vào thời đó, do nhà chính trị trí  thức xuất thân từ quần chúng bình dân và không liên quan gì đến khoa  bảng vào thời đó (4).  

Nhà hậu Lê (1428-1789) kéo dài hơn 350 năm còn có một “chính trị gia Trí Thức” lỗi lạc của lịch sử 5000 năm văn hiến VN: Quân sư Nguyễn Trãi (1380-1442), người khai sáng và xây dựng triều đại lâu dài nhất trong lịch sử VN (5). Nguyễn Trãi là một thiên tài nhiều mặt hiếm có. Đại Cáo Bình Ngô tuy viết bằng chữ Hán nhưng xứng đáng  là áng “Hùng văn muôn thuở”. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là  tập thơ tiếng Việt (chữ Nôm) sớm nhất có giá trị lớn còn lại đến ngày  nay. Nguyễn Trãi đã góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn  học dân tộc. Nguyễn Trãi – Bậc đại anh hùng dân tộc, nhân vật toàn  tài số 1 của lịch sử Việt Nam. Ở Nguyễn Trãi có 1 nhà chính trị, 1 nhà  quân sự, 1 nhà ngoại giao, 1 nhà văn, 1 nhà thơ mang tầm cỡ kiệt xuất  vĩ đại. Đây là một chính trị gia trí thức kiệt xuất vào bậc nhất trong  số các nhà chính trị trí thức trong quá trình lịch sử 5000 năm của  Việt Nam.

Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học  và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân  văn hoá thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm sinh nhật của ông. Đây  chính là một “chính trị gia trí thức” lỗi lạc đã đóng vai trò lãnh đạo  hữu hiệu một xã hội VN mới ngay sau khi lật đổ thực dân Tàu.  Nguyễn Trãi đã gửi hàng chục bức thư khẳng định rõ tính chính nghĩa  của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427), tinh thần nhân đạo của  nhân dân, khẳng định sự thất bại tất yếu của quân xâm lược, làm cho  giặc hoang mang, tự biết con đường duy nhất là phải chịu hòa mà rút  về, do đó Đông Quan lấy được không mất một mũi tên.

Đánh giá về Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú viết: “Quân trung từ mệnh tập của  Nguyễn Trãi có sức mạnh của mười vạn quân”. Cho đến tận ngày  hôm nay, tư tưởng dân sinh dân quyền của Nguyễn Trãi vẫn còn giá  trị ứng dụng phần nào trong bối cảnh chính trị trí thức của thế kỷ 21  này. Tư tưởng xây dựng một chế độ mới dân chủ, bình đẳng của  Nguyễn Trãi hơn bao giờ hết nên được phát huy cao nhất trong  điều kiện hiện tại để người dân được quyền tham gia vào mọi  hoạt động xây dựng đất nước.

Sau Nguyễn Trãi chúng ta cũng tìm thấy một chính trị gia trí thức  khoa bảng khác vào thời kỳ Lê mạc là Ngô Thời Nhiệm (Ngô Thì  Nhậm). Thật vậy, trước khi ra lệnh xuất quân ra Bắc, đại phá quân  Thanh, Vua Quang Trung đã suy tính trước: “Quân Thanh sau khi  thua, tất lấy làm xấu hổ, quyết không muốn hòa hiếu. Nhưng, hai  nước đánh nhau, cũng không phải là phúc cho dân. Nên nay, chỉ có  người nào khéo về giấy tờ (giỏi thương lượng, đàm phán), mới có thể ngăn được họa binh đao. Việc ấy, cần nhà ngươi (Ngô Thì Nhậm)  chủ trương lấy”! Cuối cùng, sự việc diễn ra đúng như vậy. Sự kiện này cho thấy Ngô Thì Nhậm đúng là một nhà chính trị trí thức dưới  thời Nguyễn Tây Sơn (6) & (7). 


 



CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)