Thái Thịnh (VNTB/Reuters) Việt Nam chính thức cáo buộc Trung Quốc vi phạm chủ quyền quốc gia và và làm xói mòn lòng tin chiến lược giữa hai nước khi vào ngày thứ Bảy, Bắc Kinh đã tiến hành việc cất hạ cánh trên đường băng thuộc một đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở vùng tranh chấp biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: REUTERS/KHAM |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Trung Quốc đã tiến hành hạ đáp đường băng, vốn được “xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập, là một phần của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Trong một tuyên bố, ông cho đó là “một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, trái với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước và thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc “.
Việt Nam cũng trao công hàm phản đối hành động này của phía Trung Quốc tới đại sứ quán Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại những hành động, ông Bình nói.
Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đột ngột nóng lên vào năm 2014 khi Bắc Kinh di chuyển một giàn khoan dầu ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam, dẫn đến cuộc bạo động chống Trung Quốc trong nước.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc cũng hoàn thành một sân bay trên đá Chữ Thập, mà các chuyên gia cho rằng có thể chứa hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Hà Nội vào tháng Mười, tại một thời điểm không chắc chắn dàn lãnh đạo tương lai gần gũi Bắc Kinh của Hà Nội trong đại hội đảng sắp tới.
Chuyến thăm cũng là dịp để cả hai bên thống nhất duy trì hòa bình trên biển và xây dựng mối quan hệ tin cậy.
Trung Quốc tuyên bố hầu hết Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu và khí đốt lớn, cũng như có khoảng 5 nghìn tỷ USD thương mại đi qua mỗi năm.
Cũng như Việt Nam và Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền ở vùng Biển Đông.