Hoàng Lan Mộc Châu
(VNTB) – Khi một quốc gia không có tranh luận giữa các ứng viên và lãnh đạo quốc gia được đảng tự chỉ định, điều đó vi phạm quyền con người cơ bản và biến người dân thành những công dân loại hai trong hệ thống chính trị
Cuộc tranh luận giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump vào tối Thứ Ba đã đề cập đến kinh tế, nhập cư, phá thai, dân chủ và biến đổi khí hậu.Cuộc tranh luận khá sôi nổi và thú vị. Cả Bà Harric và ông Trump đều là những tay lão luyện trong việc tranh luận. Bà Harris từng là công tố viên của tiểu bang California. Ông Trump thì như mọi người đã biết, một tay rất lợi khẩu. Bài viết này không nói về hơn thua giữa hai người.
Trong các cuộc tranh luận như presidential debate (tranh luận tổng thống), người điều hành (moderator) đóng vai trò rất quan trọng. Họ phải có chiến thuật làm sao giữ cuộc tranh luận diễn ra suôn sẻ, công bằng và mang lại giá trị thông tin cho khán giả. Kỹ năng cần thiết cho người điều hành cuộc tranh luận là
- Trung lập: Người điều hành không được thiên vị bất kỳ ứng viên nào. Họ phải duy trì tính khách quan và không thể hiện ý kiến cá nhân.Họ lễ dộ nhưng từ tốn, không kiêng dè bất cứ người tham gia tranh luận nào.
- Quản lý thời gian: Họ phải giữ mỗi ứng viên đủ thời gian để phát biểu và không có ứng viên nào lấn át hoặc chiếm nhiều thời gian hơn.
- Kiểm soát cuộc tranh luận: Người điều hành phải duy trì sự trật tự, ngăn chặn các cuộc cãi vã không cần thiết, và yêu cầu các ứng viên giữ bình tĩnh cũng như tôn trọng lẫn nhau.
- Đặt câu hỏi thấu đáo: Các câu hỏi phải rõ ràng, có tính khách quan và hướng đến những vấn đề quan trọng đối với cử tri. Người điều hành cũng cần đặt câu hỏi tiếp theo khi cần để làm rõ lập trường của ứng viên.
- Theo dõi quy tắc: Họ phải bảo đảm các ứng viên tuân theo các quy tắc đã thống nhất trước đó, như không ngắt lời, không sử dụng ngôn ngữ không thích hợp, và trả lời trong thời gian quy định. Một quy tắc thêm trong cuộc tranh luận Trump v. Harris là đóng micro của người chưa đến lượt được phát biểu, tránh lấn lướt nhau.
- Điều hướng các chủ đề: Nếu cuộc tranh luận đi lạc hướng, người điều hành cần đưa nó trở lại đúng vấn đề đầy đủ và công bằng.
- Giữ vững quyền lực: Dù các ứng viên có thể cố gắng lấn quyền, người điều hành cần có khả năng kiểm soát và điều khiển cuộc tranh luận một cách uyển chuyển nhưng mạnh mẽ.
Trong khi tranh luận, một bên có thể nói điều gì đó không đúng sự thật, người điều khiển trong các cuộc tranh luận thường không trực tiếp nói thẳng rằng ứng viên đang nói dối. Thay vào đó, họ chọn các cách tiếp cận khéo léo hơn yêu cầu làm rõ thông tin, cung cấp bằng chứng, hoặc sử dụng kiểm tra sự thật để giữ sự khách quan và chuyên nghiệp.
Những điều phối viên đều là nhà báo rất nổi tiếng được dân chúng tin cậy và sẽ không làm điều gì hại đến thanh danh và nghề nghiệp của họ. Điều phối viên điều hành tốt sẽ giúp cuộc tranh luận trở nên hữu ích cho cử tri hiểu rõ hơn về các ứng viên cũng như chính sách của các ứng viên đó.
Một số quốc gia không tổ chức các cuộc tranh luận chính trị hoặc tranh luận tổng thống như ở Hoa Kỳ. Lý do có thể liên quan đến văn hóa chính trị, hệ thống chính trị, hoặc hoàn cảnh xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia có hệ thống chính trị không tập trung vào cuộc bầu cử giữa hai ứng viên chính, có hệ thống nghị viện, nơi người dân bầu ra các thành viên của quốc hội, và quốc hội sẽ chọn ra thủ tướng. Điều này khiến cho việc tranh luận giữa các ứng viên thủ tướng không phổ biến, bởi vì trọng tâm là vào các đảng phái chính trị hơn là cá nhân ứng viên.
Điều này nghe giống như ở Việt Nam, nhưng thực tế không phải vậy. Quốc Hội Việt Nam không cần chọn đảng, vì chỉ duy nhất một đảng phái. Việt Nam có chế độ độc đảng, chế độ chính trị không dân chủ, không có sự cạnh tranh chính trị thực sự, các cuộc bầu cử mang tính hình thức. Trong trường hợp này, việc tổ chức tranh luận, nếu có, cũng không có ý nghĩa thực sự.
Tại một số quốc gia không có truyền thống tổ chức các cuộc tranh luận công khai giữa các ứng viên. Thay vào đó, các ứng viên thường sử dụng các phương tiện truyền thông khác để truyền đạt thông điệp của họ, chẳng hạn như thông qua quảng cáo chính trị, các bài phát biểu, hoặc truyền thông xã hội. Việt Nam cũng hoàn toàn không theo cách này, ứng viên không cần người dân biết đến họ, và họ cũng không cần quan tâm đến suy nghĩ của dân về họ. Thắng thua do đảng.
Đảng cộng sản không dám tranh luận công khai vì điều đó có thể gây hại cho hình ảnh của đảng. Đảng có thể lo ngại rằng một cuộc tranh luận không thành công có thể làm giảm sự ủng hộ và lòng tin của dân. Đặc biệt, các ứng viên hoặc đảng cầm quyền có thể không muốn tham gia tranh luận nếu những người này tin chắc vào lợi thế đã có và không muốn mạo hiểm làm thay đổi tình hình.
Mà giả dụ như có diễn ra tranh luận, phương tiện truyền thông nhà nước, không thể giữ được sự công bằng và có tính chất như các điều phối viên chương trình của người làm truyền thông tự do. Báo chí không dám đóng vai trò mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tranh luận công khai. Hệ thống truyền thông Việt Nam bị nhà nước kiểm soát và không đủ mạnh để tổ chức các sự kiện như vậy.
Tại các quốc gia độc tài hoặc đảng trị nói chung và Việt Nam nói riêng, việc không tổ chức các cuộc tranh luận công khai, đặc biệt là tranh luận chính trị, có liên quan mật thiết đến cách mà quyền lực được duy trì và kiểm soát. Dưới đây là một số lý do chính:
- Kiểm soát quyền lực tuyệt đối. Đảng Cộng Sản Việt Nam kiểm soát chặt chẽ mọi góc cạnh của đời sống chính trị và xã hội. Việc tổ chức các cuộc tranh luận công khai có thể làm xáo trộn quyền lực và tạo ra môi trường cho những tư tưởng đối lập hoặc chỉ trích. Những nhà lãnh đạo độc tài không dám đối mặt những thách thức công khai, đặc biệt là trên một diễn đàn có thể lan truyền ý kiến bất lợi hoặc phản đối.
Việt Nam ngoài toàn bộ hệ thống truyền thông bị kiểm soát và không cho phép tự do ngôn luận, chính phủ không muốn có bất kỳ sự chỉ trích nào được công khai hóa hay lan rộng, vì điều đó có thể làm mất uy tín hoặc tạo cơ hội cho các phong trào phản đối nổi lên. Họ hiểu rằng tranh luận công khai có thể dẫn đến việc truyền bá những tư tưởng đối lập, làm suy yếu chế độ.
- Ngoài ra hệ thống chính trị độc đảng tại Việt Nam không có sự cạnh tranh chính trị giữa các đảng phái hoặc ứng viên. Quyền lực thường tập trung vào một cá nhân hoặc một nhóm lãnh đạo, và không có không gian cho các cuộc tranh luận chính trị dân chủ theo nghĩa truyền thống. Những cuộc bầu cử nếu có thì thường chỉ là hình thức, không có ứng viên thực sự đối lập để cạnh tranh. Do đó, tranh luận trở nên vô nghĩa vì không có đối trọng chính trị đáng kể.
- Lo ngại mất kiểm soát Trong một cuộc tranh luận công khai, nhà lãnh đạo hoặc đảng cầm quyền có thể bị đặt vào tình thế khó khăn, bị chất vấn về những vấn đề nhạy cảm hoặc các chính sách gây tranh cãi. Điều này có thể gây ra sự bất mãn trong dân chúng và dẫn đến mất kiểm soát xã hội. Các chính quyền độc tài thường sử dụng sợ hãi và đàn áp để giữ vững quyền lực. Tranh luận công khai có thể làm suy yếu cơ chế này, vì nó cho phép người dân nghe và suy nghĩ theo các quan điểm khác nhau.
- Đàn áp và hạn chế tiếng nói đối lập.Trong chế độ độc tài, những cá nhân hoặc đảng phái đối lập bị đàn áp, bắt giữ, hoặc loại bỏ trước khi có thể trở thành mối đe dọa thực sự. Không có không gian cho đối thoại hoặc tranh luận công khai vì các tiếng nói đối lập đã bị dập tắt từ trước. Trường hợp này dễ dàng thấy trước các cuộc bầu cử quốc hội, một số ứng viên tự do, như Lê Trọng Hùng đã bị bắt giữ và tống giam.
- Sợ thay đổi. Tranh luận công khai có thể khuyến khích dân chúng thảo luận về những vấn đề quan trọng và yêu cầu thay đổi. Chính quyền độc tài thường sợ mất quyền lực nếu có quá nhiều tiếng nói kêu gọi cải cách hoặc thay đổi chế độ. Đảng CSVN ngăn chặn các cuộc tranh luận và đối thoại công khai để duy trì tình trạng hiện tại và bảo vệ quyền lực của giới cầm quyền.
Vì vậy, tại quốc gia độc tài, đảng trị này, việc không dám có tranh luận chính trị công khai là một cách để bảo vệ quyền lực, kiểm soát thông tin, và duy trì sự ổn định xã hội.
Khi Việt Nam, quốc gia độc tài, đảng trị không dám tổ chức tranh luận giữa các ứng viên, người dân thường phải chịu nhiều thiệt thòi vì thiếu đi cơ hội để tiếp cận thông tin đa chiều và tham gia vào quá trình chính trị một cách dân chủ.
Người dân không có đủ thông tin để hiểu rõ về các chính sách hoặc lập trường của các ứng viên hay đảng phái chính trị. Khi không có tranh luận công khai, các ứng viên không bị yêu cầu giải thích hoặc bảo vệ chính sách của mình, khiến cử tri không thể đánh giá đúng những quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Người dân không nắm bắt được tình hình thực tế và các vấn đề quan trọng trong chính sách và điều hành nhà nước, từ đó không thể đưa ra những lựa chọn chính xác trong việc ủng hộ lãnh đạo hoặc chính sách. Không có diễn đàn để chất vấn lãnh đạo hoặc đòi hỏi giải trình về những vấn đề quan trọng như tham nhũng, kinh tế, hay nhân quyền, tất cả đều bị che dấu.
Tranh luận chính trị là cơ hội để kiểm soát và đối chiếu quyền lực. Khi không có tranh luận, các nhà lãnh đạo có thể tự do thực hiện những chính sách không bị thách thức, dẫn đến sự lạm quyền và các quyết định thiếu hiệu quả hoặc thậm chí gây hại.
Tại Việt Nam, không có tranh luận giữa các ứng viên thường đi kèm với sự thiếu đa dạng về chính trị. Người dân không có sự lựa chọn thực sự giữa các ứng viên, khiến hạn chế khả năng thay đổi hoặc cải thiện tình hình quốc gia.
Khi người dân không được tham gia vào các quá trình tranh luận công khai, họ thường mất niềm tin vào hệ thống chính trị. Họ có thể cảm thấy rằng tiếng nói của mình không có giá trị hoặc không được lắng nghe, dẫn đến sự thờ ơ chính trị và giảm động lực tham gia vào các hoạt động xã hội.
Sự thiếu minh bạch và cởi mở từ phía chính quyền còn làm gia tăng sự hoài nghi và khiến người dân khó tin vào tính chính danh của các cuộc bầu cử hoặc lãnh đạo.
Tranh luận chính trị không chỉ là về việc lựa chọn lãnh đạo, mà còn là cơ hội để phát triển các tư tưởng mới, thúc đẩy các cuộc đối thoại về các vấn đề xã hội, kinh tế và văn hóa. Khi không có không gian cho những tranh luận như vậy, tự do tư tưởng và ngôn luận bị bóp nghẹt. Điều này không chỉ giới hạn sự phát triển cá nhân của mỗi công dân mà còn làm nghèo nàn toàn bộ xã hội về mặt tri thức và sáng tạo.
Các ứng viên dân biểu hay các nhà lãnh đạo không phải tham gia tranh luận công khai hoặc đối mặt với sự chất vấn từ công chúng và các đối thủ chính trị có thể dễ dàng tránh né trách nhiệm. Điều này dẫn đến lãnh đạo kém hiệu quả, không chịu áp lực cải thiện, và tham nhũng có thể tràn lan mà không bị kiểm soát. Không có cuộc tranh luận nào để phơi bày những vấn đề nhức nhối hoặc chính sách bất công, khiến cho xã hội phải chịu những hệ quả tiêu cực kéo dài.
Tranh luận giữa các ứng viên là yếu tố cơ bản của một hệ thống dân chủ, nơi mà các ý kiến đối lập được lắng nghe và người dân có quyền quyết định tương lai của đất nước. Khi không có tranh luận, tiến trình dân chủ bị kìm hãm, và người dân mất quyền lực thực sự trong việc ảnh hưởng đến các chính sách.
Một xã hội công bằng cần có sự đa dạng về ý kiến và cơ hội cho tất cả mọi người để lên tiếng. Việc thiếu các cuộc tranh luận làm giảm đi sự bình đẳng này, và xã hội trở nên ít công bằng hơn khi chỉ một nhóm nhỏ quyền lực kiểm soát mọi quyết định.
Tóm lại, người dân ở các quốc gia độc tài hoặc đảng trị bị tước mất quyền được tham gia và quyết định trong tiến trình chính trị, dẫn đến sự yếu kém trong hệ thống lãnh đạo và sự bất ổn xã hội lâu dài.
Việt Nam không có ứng viên đối lập và lãnh đạo quốc gia được đảng tự chỉ định, tình trạng này không chỉ vi phạm các nguyên tắc dân chủ cơ bản mà còn có thể được coi là vi phạm nhân quyền. Điều này đồng thời khiến người dân bị coi như công dân loại hai, chịu nhiều thiệt thòi so với các đảng viên cầm quyền.
Bị xem như công dân loại hai, sống dưới sự kiểm soát của các đảng viên hoặc tầng lớp chính trị ưu tú, nhưng họ bị nhồi so là công cụ để duy trì quyền lực của đảng. Họ không phải là những thành viên bình đẳng trong xã hội.
Đảng viên của đảng cầm quyền thường hưởng nhiều đặc quyền trong khi người dân bình thường bị phân biệt đối xử và hạn chế quyền lợi trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội, từ kinh tế, giáo dục, đến việc tiếp cận tài nguyên và cơ hội phát triển cá nhân. Người dân bị hạn chế tự do ngôn luận, không thể công khai chỉ trích chính quyền hoặc phản đối các chính sách bất công. Bất kỳ hình thức đối lập nào đều bị coi phản dộng, phản quốc, âm mưu lật đổ chính quyến.
Một trong những quyền quan trọng nhất của công dân trong các quốc gia dân chủ là quyền thay đổi chính quyền thông qua bầu cử hoặc các hình thức chính trị khác. Trong chế độ độc tài đảng trị, quyền này bị tước đoạt. Sự bế tắc chính trị này làm giảm cơ hội cải cách và đổi mới, khiến xã hội rơi vào tình trạng trì trệ, và người dân phải sống trong một hệ thống không đại diện cho lợi ích của họ.
Trong các chế độ đảng trị, lợi ích của đảng thường được đặt lên trên lợi ích của toàn thể người dân. Người dân bị coi là phương tiện để bảo vệ quyền lực của đảng, và họ không được tham gia vào quá trình ra quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.
Tóm lại, khi một quốc gia không có tranh luận giữa các ứng viên và lãnh đạo quốc gia được đảng tự chỉ định, điều đó vi phạm quyền con người cơ bản và biến người dân thành những công dân loại hai trong hệ thống chính trị.
Người dân không chỉ mất quyền tự quyết về lãnh đạo và chính sách, mà còn bị phân biệt đối xử và hạn chế trong việc phát triển cá nhân và đóng góp cho xã hội. Điều này tạo ra một hệ thống bất bình đẳng và làm suy yếu nền tảng của công bằng và tự do.