Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam ký kết hiệp định TPP: Chính trị và thương mại

Thái Thịnh lược dịch (VNTB/ Nikkei) Dù Việt Nam là một nhà nước độc đảng kể từ năm 1975, và thường xuyên bỏ tù các nhà bất đồng chính kiên, nhưng các nhà đàm phán thương mại quốc tế không đặt nặng yêu cầu cải cách chính trị liên quan đến thỏa thuận thương mại, trái ngược với với áp lực của phương Tây đối với chế độ độc tài quân sự ở Myanmar.


Trước đó, tại Hoa Kỳ, TBT Nguyễn Phú Trọng đã ca ngợi thỏa thuận TPP, mặc dù thỏa thuận này là khó có thể hoàn tất trước khi cuộc bầu cử tổng thống mới của Mỹ diễn ra vào cuối năm nay. Khi ứng cử viên tổng thống như Donald Trump và Bernie Sanders ra sức phản đối thỏa thuận.

Việt Nam không muốn sự thay đổi nội các Chính phủ Hoa Kỳ làm chệch hướng đi của TPP, khi Hà Nội được đánh giá là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong thỏa thuận thương mại chiếm 40% thương mại toàn cầu này. Ngân hàng Thế giới cho biết, đến năm 2030, thỏa thuận này tăng 30% xuất khẩu của Việt Nam – bao gồm mặt hàng quần áo và giày dép đến cà phê và thủy sản, tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lên 10%.

Nền kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng gần 7% trong năm 2016, sau khi đtạ mức 6.68% vào năm 2015. Các thỏa thuận tự do thương mại phương Tây giúp cho Việt Nam có một lợi thế hơn so với hầu hết các thành viên khác của Cộng đồng ASEAN.

TPP cũng sẽ thúc đẩy đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, sau khi đạt mức 23 tỉ USD vào năm ngoái. Cũng vào năm 2015, Việt Nam cũng nới “Room”, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước. Với 94 triệu, có 65% dân số dưới độ tuổi 35 – và mức lương chi trả thấp hơn so với nhân công Trung Quốc đang là tiêu điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước

Trang web Học viện Chính trị Quốc gia Tp. HCM, đã đăng tải bài viết vào ngày 25 tháng 1, chỉ trích một số doanh nghiệp nhà nước vẫn còn yếu kém, kinh doanh không lãi, tiêu cực, tham nhũng, và lãng phí, làm thiệt hại tài sản nhà nước và gây bức xúc xã hội.

Dù bị dính chàm với các vụ tham nhũng, nhưng trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam bắt đầu có những chuyển đổi cần thiết, từ một nền kinh tế tập trung sản xuất chi phí thấp đến nền sản xuất công nghệ và dịch vụ cao. Đặc biệt là siêu đô thị Hồ Chí Minh và các vùng vệ tinh.

Trần Nhân, quản lý các giải pháp cho khách hàng tại Công ty Glandore Systems Việt Nam, một công ty công nghệ cung cấp nguồn nhân lực trực tuyến, cho biết, có nhiều công việc cho sinh viên ngành CNTT.

“Giới trẻ Việt Nam nói chung lạc quan về đất nước và cơ hội tìm kiếm một công việc tốt,” cô nói.

Tuy nhiên, để tận dụng tốt hơn các thỏa thuận thương mại, Việt Nam cần phải “nắm lấy công nghệ mới và các lao động có tay nghề cao,” theo ông Võ Quang Huế, giám đốc quản lý Bosch Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn là nước sản xuất hàng đầu về hạt tiêu – một lĩnh vực sẽ được hưởng lợi từ hiệp định thương mại. Không giống như nhiều mặt hàng khác, giá hạt tiêu đã tăng lên trong những năm gần đây.

Với thị trường xuất khẩu hạt tiêu là các nước châu Mỹ hay EU, Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cho biết, TPP nói riêng như một cơ hội để nâng cao vị thế của Việt Nam là nhà sản xuất hạt tiêu và mở rộng thị trường xuất khẩu Mỹ.

Các doanh nghiệp khác vẫn đang cân nhắc những ưu và khuyết liên quan đến thỏa thuận thương mại mới này. Vay Trần, giám đốc điều hành của TÒHE Style, chuyên bán quần áo và các phụ kiện trẻ em cho biết, TPP sẽ cho phép công ty mình tăng doanh số bán hàng sang thị trường Nhật Bản.

“Nhưng có nhiều yếu tố để xem xét trong vấn đề kinh doanh này, và các hiệp định thương mại chỉ là một phần của vấn đề,” cô nói.

Ngày 4.2, Việt Nam sẽ ký kết TPP

TPP, viết tắt của từ The Trans-Pacific Partnership (TPP) (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản.

Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất trong nhiều thập niên qua, dự kiến sẽ được ký kết chính thức vào 11.30 (giờ địa phương) sáng ngày mai (4.2), tại New Zealand.

Và ngay trong ngày 2.2, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Nghị quyết về việc đồng ý ký Hiệp định TPP và ủy quyền Bộ trưởng Bộ Công Thương ký Hiệp định với đại diện các nước.

Tin bài liên quan:

VNTB – Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ-Trung-Nga

Phan Thanh Hung

Thượng nghị sĩ bang California lên tiếng về trường hợp Nguyễn Chí Tuyến

Phan Thanh Hung

VNTB – Tản văn đoản kiếm: quyền công nhân và công đoàn độc lập

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo