Vũ Quốc Ngữ (VNTB/Civil Rights Defenders) Người Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders – CRD -Thụy Điển) đã cùng 25 nhóm xã hội dân sự đưa ra một tuyên bố trong ngày hôm nay kêu gọi chính quyền Việt Nam trao trả tự do hai nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà ngay lập tức và bãi bỏ các cáo buộc chống lại họ. Ông Đài và cô Hà bị bắt giữ cách đây 3 tuần. Cảnh sát đã buộc tội ông Đài, một cựu tù nhân lương tâm, và đồng nghiệp của ông là cô Hà với tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự, với mức án tù từ 3 năm đến 20 năm.
Những tổ chức ký tên cũng nêu những quan ngại rằng hai người bảo vệ nhân quyền đang có nguy cơ bị tra tấn và đối xử tàn bạo trong trại giam. Ông Đài còn đang trong quá trình hồi phục những chấn thương mà ông bị mười ngày trước khi bị bắt khi ông cùng ba nhà hoạt động khác bị đánh đập bằng gậy bởi những kẻ bịt mặt ở tỉnh Nghệ An. Cơ quan điều tra công an đã từ chối không cho ông tiếp cận luật sư và gặp người thân.
“Những người bảo vệ nhân quyền dung cảm như ông Đài và cô Hà không nên bị giam giữ mà họ phải được tự do hoạt động những công việc hợp pháp là bảo vệ và giáo dục người khác về quyền con người được quy định bởi Hiến pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế,” ông Robert Hårdh, Giám đốc Điều hành của CRD nói.
Ls Nguyễn Văn Đài. |
Ông Đài và cô Hà bị bắt giữ một tháng trước Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những lần đại hội trước của đảng thường kèm theo sự leo thang đàn áp người bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền.
Đã có nhiều vụ bạo lực và bắt giữ tùy tiện người bảo vệ nhân quyền, dân oan, người hoạt động tôn giáo và gia đình của họ trong năm 2015. CRD đã nhận thấy sự gia tăng đàn áp trong sáu tháng cuối năm. Kể từ vụ bắt giữ ông Đài và cô Hà, hơn mười nhà hoạt động và hai con nhỏ của một nữ bất đồng chính kiến bị tấn công.
Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở khu vực Đông Nam Á đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về vụ bắt giữ ông Đài, và kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức. Một số chính phủ cũng phê phán vụ bắt giữ. Đặc phái viên về Chính sách Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Đức cho biết ông đã bị sốc và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Đài và bãi bỏ các cáo buộc chống lại ông. Phát ngôn viên Liên minh châu Âu cho rằng việc bắt giữ “đi ngược lại với các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người của Việt Nam” và kêu gọi tra tự do cho ông ngay lập tức ông cũng như điều tra nghiêm túc về vụ tấn công ông và ba nhà hoạt động nhân quyền khác. Đại sứ của Liên minh châu Âu và nhiều đại sứ của các nước thành viên EU tại Việt Nam đã ra một tuyên bố chung bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc bắt giữ và kêu gọi trả tự do cho “tất cả những người hoạt động nhân quyền một cách hòa bình ở Việt Nam”. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ra thông cáo hưởng ứng EU về vụ việc. Nhiều nhà lập pháp tại Úc, Canada, và Mỹ cũng đã ra tuyên bố nêu những mối quan ngại tương tự.
“Sự quan ngại quốc tế gia tăng sẽ là thông điệp rõ ràng đến chính quyền Việt Nam rằng việc họ đối xử với người bảo vệ nhân quyền là không thể chấp nhận”, ông Robert Hårdh nói. “Việc giam giữ tùy tiện ông Đài và cô Hà và những tù nhân lương tâm khác đang cho thấy Việt Nam là một nước được cai trị bởi sự sợ hãi chứ không phải bằng luật pháp, ông nói thêm.
TUYÊN BỐ CHUNG KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO NGUYỄN VĂN ĐÀI VÀ LÊ THU HÀ
Ngày 06 tháng 01 năm 2016
Ngày 16 tháng 12 năm 2015, luật sư nhân quyền nổi tiếng, ông Nguyễn Văn Đài, 46 tuổi, và đồng nghiệp của ông, cô Lê Thu Hà, 33 tuổi, bị bắt tại nhà và văn phòng của họ tại Hà Nội, Việt Nam. Cả hai đã bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự , một đạo luật đã được thường xuyên và tùy tiện sử dụng bởi chính phủ để đàn áp những tiếng nói phản biện.
Ông Đài và cô Hà đang bị giam giữ tại trại giam B14 ở Hà Nội. Chính quyền từ chối các yêu cầu thăm viếng hai người bị bắt và có những lo ngại rằng họ có nguy cơ bị tra tấn và nhiều hình thức ngược đãi khác. Nếu bị kết tội, ông Đài và bà Hà có thể đối mặt với 20 năm tù giam.
Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và trong nước của mình và trả tự do cho ông Đài và cô Hà ngay lập tức và vô điều kiện.
Chúng tôi cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động và gây áp lực lên chính phủ Việt Nam về những trường hợp làm xấu đi quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Trong vụ bắt giữ ông Đài, nhà ông bị lục soát kỹ lưỡng bởi khoảng 20 sĩ quan cảnh sát. Máy tính xách tay, tài liệu ngân hàng của ông và nhiều vật dụng cá nhân khác đã bị tịch thu, trong khi căn hộ của ông vẫn còn dưới sự giám sát chặt chẽ. Ông Đài là một nhà hoạt động ôn hòa nổi tiếng cho một nền dân chủ đa đảng và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Ông đã cống hiến cuộc đời mình để cung cấp trợ giúp pháp lý cho những người dân dễ bị tổn thương nhất và những người yếu thế trong xã hội.
Ông Đài đã nhiều lần bị bị bức hại trong quá trình thực hiện công việc hợp pháp của mình. Năm 2007, ông bị kết tội theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự (tuyên truyền chống nhà nước) và bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế. Vào thời điểm đó, ông đã tổ chức hội thảo để dạy nhiều sinh viên về các nguyên tắc cơ bản của một xã hội tự do và các quy định của pháp luật.
Kể từ khi được trả tự do năm 2011, ông đã phải chịu vô số những vụ quấy rối và giám sát bởi nhân viên an ninh. Ông vẫn đang trong quá trình chữa trị những chấn thương nghiêm trọng từ một cuộc tấn công bởi những kẻ tấn công đeo mặt nạ vào ngày 6 tháng 12 năm 2015, sau khi ông đã tham dự một cuộc gặp mặt để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế. Ông đã bị đánh đập, bị cướp và bị ném trên đường phố.
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), trong đó bảo vệ quyền tự do ngôn luận và biểu đạt (Điều 19), quyền tự do và an ninh của một người, trong đó bao gồm quyền không phải chịu bắt bớ và giam giữ (Điều 9).
Các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về Vai trò của Luật sư đặc biệt khẳng định rằng các luật sư được “quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, lập hội và hội họp” và rằng, “họ có quyền tham gia vào các cuộc thảo luận công khai những vấn đề liên quan đến luật pháp, quản trị luật pháp và việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền “. Các nguyên tắc cơ bản cũng đặt ra một số biện pháp để bảo đảm rằng các luật sư có thể thực hiện vai trò chuyên môn của mình mà không bị can thiệp quá mức. Hơn nữa, Hiến pháp của Việt Nam bảo vệ quyền tự do ngôn luận (Điều 25) và đảm bảo rằng không có công dân có thể bị bắt mà không có trát tòa và rằng việc bắt giữ và giam phải tuân theo quy định của pháp luật (Điều 20).
Do đó chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu các nhà chức trách Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền của Việt Nam, và xóa bỏ tất cả các cáo buộc đối với ông Đài và cô Hà, những người đã thực hiện các hoạt động ôn hòa để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.
Chúng tôi tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp mạnh mẽ ở mức cao nhất có thể để hỗ trợ việc trao trả tự do một cách nhanh chóng cho hai người bảo vệ nhân quyền.
Ghi danh
1. Tổ chức Ân xá Quốc tế – Anh quốc
2. Hiệp hội Công giáo Thế giới- Anh quốc
3. Front Line Defenders – Ireland
4. CIVICUS: World Alliance for Citizen Participation – Nam Phi
5. Người Bảo vệ Quyền dân sự- Thụy Điển
6. Dịch vụ Nhân Quyền Quốc tế- Thụy Sỹ
7. Ủy ban Luật gia Quốc tế – Thụy Sỹ
8. Freedom House – USA
9. Human Rights Foundation – USA
10. Nhân đạo Trung Quốc – USA
11. Đại hội Toàn quốc của người Mỹ gốc Việt – Mỹ
12. People In Need- Cộng hòa Séc
13. Văn Lang – Cộng hòa Séc
14. Diễn đàn châu Á về Nhân quyền và Phát triển (FORUM-ASIA) – Thái Lan
15. Quỹ Cộng đồng Giáo dục Truyền thông – Thái Lan
16. SHANAH – Miến Điện
17. Ủy ban về Mất tích và Nạn nhân của bạo lực – Indonesia
18. Viện Nghiên cứu và Vận động Chính sách (ELSAM) – Indonesia
19. Trung tâm trợ giúp pháp lý cho báo chí (LBH Pers) – Indonesia
20. SOGIE ASEAN Caucus- Philippines
21. Sáng kiến Việt kiều về Nâng cao Lương tâm (VOICE) – Mỹ, Úc, Canada và Châu Âu
22. Hội Anh em Dân chủ – Việt Nam
23. Diễn đàn Xã hội Dân sự- Việt Nam
24. No-U Miền Trung – Việt Nam
25. Phong trào Con Đường Việt Nam – Việt Nam
26. Hội Ái hữu Cựu tù nhân chính trị và tôn giáo- Việt Nam