Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam: tôn giáo cũng phải được định hướng

Nguyễn Nam

 

(VNTB) –  Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, nhận định chỉ có thể gọi là “cơ sở Phật giáo” khi đã được Nhà nước cấp giấy phép.

 

Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng một khi chưa được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động thì dù hình thức nào đi nữa, vẫn không thể gọi đó là “cơ sở Phật giáo”.

Phân biệt các tên gọi và buộc phải được tờ giấy phép do Nhà nước cấp, xem ra đó là một tự do tôn giáo chịu sự giới hạn về quyền của thủ tục hành chính, và đến lược mình, cái gọi là “thủ tục hành chính” đó lại chịu định hướng của Đảng cầm quyền.

Thượng tọa Thích Nhật Từ đã trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên số phát hành ngày 10-1-2022, rằng “Chùa là khái niệm chung. Thiền viện là khái niệm chỉ cho pháp tu; thiền, thiền am và tịnh thất chỉ khái niệm một ngôi chùa nhỏ của Phật giáo”.

Theo một tài liệu về tôn giáo Cao Đài, viết: Trong Tân Luật có ba đạo sư đồng hành : Đạo pháp, Thế luật và Tịnh thất. Đạo pháp là tu theo cửu phẩm thần tiên. Tịnh thất là luyện đạo trường sanh, dành cho tín đồ để trọn câu tận độ chúng sanh.

Đức Cao Thượng Phẩm đã lập Tịnh thất tại tư gia đầu tiên gọi là Thảo Xá Hiền Cung.

Trở ngược thời gian. Báo Giác Ngộ số 816, phát hành ngày 9-10-2015 đã đăng câu hỏi của tăng ni và câu trả lời của Hòa thượng Thích Minh Thông, nội dung như sau: “Vấn đề thời sự hiện nay là, người xuất gia ai cũng biết “Tăng ly chúng tăng tàn”, nhưng trên thực tế, nhiều tăng ni dựng am, cốc khắp nơi khiến cho Giáo hội không thể quản lý được. Vì sao lại có hiện tượng này? Vai trò của bổn sư, trụ trì giải quyết như thế nào? Ban Tăng sự nghĩ thế nào, có giải pháp nào không?

Theo Hòa thượng, đây cũng là vấn đề nhức nhối, bởi hiện nay ở các huyện ngoại thành TP.HCM như: Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi… tình trạng tăng, ni lập am, cốc rất nhiều. Có thể đây là một hệ lụy của việc xem thường giới luật, những vị này thích ở tự do, không thích sự ràng buộc của tổ chức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân suy đồi của Phật giáo.

Có ý kiến khác – theo cư sĩ Minh Mẫn, nếu “am, cốc, thất” là bất động sản sở hữu tư nhân, chủ sở hữu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì đó có thể là căn cứ về việc công nhận của chính quyền đối với nhà đất dù đó là “am, cốc, thất”.

Như vậy, trên cơ sở lợi ích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thì phải thấy rằng, nếu cố ý hạn chế sinh hoạt tôn giáo tại “am, cốc, thất”, thì điều đó sẽ có tác động làm cho tăng, ni chủ “am, cốc, thất” xa rời Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tách biệt sinh hoạt với giáo hội.

“Am, cốc, thất” có thể không treo bảng, nhưng thể hiện bảng hiệu dưới nhiều dạng khác, như “A lan nhã + tên”, “Bồ đề + tên”…, tránh đi các từ chùa, “am, cốc, thất”, tịnh xá…, nhưng vẫn thể hiện là nơi cư trú của người tu hành xuất gia. Các “a lan nhã”, “bồ đề”… này đương nhiên không còn hướng về sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Phần những người chủ “am, cốc, thất” sẽ rơi vào thế cơ sở tôn giáo không được công nhận về thủ tục hành chính như trường hợp mà Thượng tọa Thích Nhật Từ đã nhắc đến ở phần đầu bài viết này, cho thấy đương nhiên tăng, ni cũng tránh đi sự kiểm soát của Giáo hội.

Cơ sở tôn giáo do tu sĩ thành lập một khi trở thành “nhà riêng thờ Phật” để đối phó với quan điểm “tìm cách để ngăn chặn” thì tất yếu sẽ hình thành ngày càng nhiều cơ sở tôn giáo dưới bề ngoài là nhà riêng, ngoài sự kiểm soát của Giáo hội và hình thành xu hướng thiết lập hệ thống cơ sở Phật giáo ngoài Giáo hội.


Tin bài liên quan:

VNTB – Biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB -Bộ ảnh tả thực về một góc của ‘trại cách ly’

Phan Thanh Hung

VNTB – Tạm đóng cửa phi trường Tân Sơn Nhất

Phan Thanh Hung

1 comment

Lâm Minh Nguyệt 13.01.2022 3:18 at 03:18

Là tín đồ Phật Giáo, tôi muốn tu tập theo giáo lý chính thống.
Tham gia Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất thì bị nhà cầm quyền csVN làm khó mọi đường vì nhà cầm quyền csVN cho rằng đây là tổ chức tôn giáo hoạt động mà không chịu sự kiểm soát của họ.
Còn tham gia Giáo hội Phật giáo Việt nam, một tổ chức tôn giáo quốc doanh, thì tôi không muốn, vì tổ chức này hoàn toàn bị đảng và chính phủ csVN định hướng và chi phối theo khuynh hướng chính trị và nhu cầu của họ.
Vì vậy, tôi chọn con đường tu tại gia để tu tập theo giáo lý chính thống. Nhà tôi, nơi tôi lập bàn thờ Phật, tuyệt đối không có bóng dáng Bác Mác – Bác Lê – Bác Lông – Bác Cáo lãng vãng, còn ai muốn gọi nơi tôi thờ phượng Chư Phật là tịnh thất – am – cốc gì cũng được.

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo