VNTB – Võ Kim Cự có đáng bị tịch biên nhà cửa để khắc phục hậu quả Formosa?

Mẫn Nhi (VNTB) – Ông Võ Kim Cự đi hay ở giờ đây không còn nằm ở ý chí cá nhân, mà nó liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có cả tuân thủ luật pháp và sự nghiêm trị của người đời.


Tư cách của ông thế nào? Trách nhiệm của ông ra sao? Tất cả có thể nhận rõ qua thảm họa Formosa. Và dù ông có kêu đau đớn thế nào, là quân tốt trong tay ai thì sự tiếp tay của ông trong cục diện thảm họa là không thể tránh khỏi.
VNTB – Võ Kim Cự có đáng bị tịch biên nhà cửa để khắc phục hậu quả Formosa?
Có vô vàn cách để ông có thể giữ được chút lương tri và danh dự của mình, đó là sự rút lui sớm nhất có thể về mặt chức vụ, vai trò trong bộ máy chính quyền. Nhưng ông đã không làm, và ông chỉ làm với lý do sức khỏe khi bị Ban bí thư ĐCSVN rút hết chức vụ trong… quá khứ. Qua đó, cho thấy tư cách và danh dự về mặt làm người, trách nhiệm đối với chức năng lãnh đạo trong ông lệch lạc như thế nào? Hành vi này có thể được xem kiên trì bám ghế đến khi bị xô đổ mới hồi tâm?
Sự kiện tự xin thôi làm ĐBQH của ông Võ Kim Cự cũng là một điều đáng bàn. Nếu căn cứ Luật về tổ chức Quốc Hội (Khoản 2, Điều 38), thì nó hoàn toàn đúng quy trình.

Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định; trong thời gian Quốc hội không họp thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Nhưng giá như Quốc Hội chủ động hơn, khi áp dụng Điều 40 của Luật theo hướng “bãi nhiệm” thì đúng quy trình sẽ hợp lòng dân hơn. Lý do nằm ở, ĐBQH Võ Kim Cự “không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.”. Và thực tế, sự tín nhiệm của ông đã không còn.
Vậy trách nhiệm của Quốc Hội trong vụ việc này như thế nào? Tính chủ động ra sao trong xử lý Đại biểu này? Liệu rằng có phải Quốc Hội đang chờ T.Ư Đảng thông quá mới chính thức đưa ra biểu quyết bãi nhiệm tư cách ĐBQH? Ngoài ông Võ Kim Cự thì còn ai bị bãi nhiệm trong vụ việc này?
Hàng tá câu hỏi được đặt ra để nhấn mạnh lại trách nhiệm và nghĩa vụ của Quốc Hội và các vị ĐBQH. Nhưng qua sự kiện Võ Kim Cự có thể thấy, cách thức quản lý và xử lý sai phạm đại biểu của cơ quan quyền lực nhất nước này đang cực kỳ bị động. Có lẽ vì thế mà ĐBQH không coi cơ quan này ra gì, khi số ĐBQH vắng mặt không lý do thường xuyên xảy ra, thậm chí trong buổi biểu quyết ngân sách T.Ư vào cuối năm 2015, 102 đại biểu vắng mặt.
Về cá nhân ông Võ Kim Cự, xin rời bỏ chức vụ vì lý do sức khỏe dù đúng luật thì nó cũng chưa phải là một câu trả lời thỏa đáng cho những sự việc mà ông gây ra với người dân và chính quyền 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi dòng thải Formosa – Hà Tĩnh. Cái cần bây giờ vẫn là sự khắc phục hậu quả và trả giá cho những sai lầm? Ông Võ Kim Cự có bị tịch biên nhà cửa để bổ sung ngân sách khắc phục hậu quả Formosa; ông có bị rút hết mọi quyền lợi khi rời chức vụ,… Hay chỉ là cách chức “nguyên/cựu” và được vui thú điền viên tại tư gia rộng rãi của mình, được cất nhắc lớp cán bộ nguồn và được chăm sóc sức khỏe bởi ngân sách nhà nước?
Thế nên mới biết, ông Võ Kim Cự đi hay ở giờ đây không còn nằm ở ý chí cá nhân, mà nó liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có cả tuân thủ luật pháp và sự nghiêm trị của người đời.
Trong một chia sẻ có liên quan, nhà báo Trần Đăng Tuấn đề xuất loại hình kỷ luật lớn dành cho quan chức làm dân khốn đốn. Theo đó, cuối đời phải “về đúng nơi dân chịu khổ vì các quyết định của ông ấy khi đương chức” mà dưỡng già. Không cần cách chức hay cắt chế độ đãi ngộ, mà ngược lại “làm bảng đồng ghi rõ các chức tước ấy treo ngoài cổng” để biết dân ghét hay yêu ông ấy, để ông thấy cách người đời ứng xử lại với những việc làm của ông mà theo đó lấy làm giáo huấn giới quan chức đang tại nhiệm.
Tìm kiếm một sự ra đi của ông Võ Kim Cự là tìm kiếm về một giải pháp ứng đãi những quan chức tư duy nhiệm kỳ trong một thể chế sai phạm đến mấy vẫn thoải mái vui thú điền viên.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)