Việt Nam Thời Báo

VNTB – Xã hội Việt Nam: Từ xói mòn niềm tin đến phân hóa giàu nghèo

Đào Đức Thông (VNTB) Thế giới đang bước vào thế kỷ mới với kỳ vọng một cuộc sống mới phồn vinh hạnh phúc. Làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh là động lực thôi thúc các quốc gia dân tộc vào một cuộc đua tranh vì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy nền kinh tế thế giới đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra hố ngăn giữa các quốc gia, các tầng lớp trong xã hội ngày càng sâu .Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt hết sức quan trọng và cấp thiết đối với Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xa hơn là việc Đảng Cộng sản Việt Nam quyết bám giữ quyền lãnh đạo của mình

Nhiều người thường tự hỏi Hoa Kỳ và các nước Tây Âu nhờ gì mà có được nhiều tiền bạc, là những quốc gia giàu có trong hành tinh này. Các bài học trong lịch sử chính trị cho chúng ta thấy rằng sự thịnh vượng của các quốc gia Tây Âu: Pháp, Mỹ… khởi đầu là dựa vào công sức của những người nô lệ, sau này là do bốc lột sức lao động của công nhân… Lý luận này nếu đúng có nghĩa là sức lao động từ cơ bắp của mỗi người là yếu tố quyết định làm ra tiền bạc, của cải hơn là từ kinh nghiệm được tích luỹ, kế thừa và kiến thức mới được khám phá, truyền bá từ nhiều người tài giỏi trong xã hội.

Niềm tin từ nhân dân

Niềm tin của nhân dân tạo ra sự giàu có về kinh tế và thúc đẩy sự phát triển về tri thức lẫn kiến thức của nước Mỹ và nhiều nước Tây Âu. Một khi niềm tin giữa nhân dân với chính phủ, giữa người dân với người dân trong một quốc gia càng vững mạnh, thì xã hội của quốc gia đó càng dễ tạo ra nhiều tiền bạc, của cải, và nâng cao đời sống của mọi người, đồng thời nâng vị thế của quốc gia đó trong bạn bè quốc tế. Có thể nói, niềm tin của nhân dân chính là nguyên nhân tạo nên sự hưng thịnh của một quốc gia. Trong một đất nước mà người dân có nhiều niềm tin với nhau thì người giàu càng giàu thêm, môi trường sống phát triển càng sung túc, thịnh vượng. Tiền bạc là hệ quả của niềm tin, là thước đo của niềm tin. Tiền bạc có thể mua được lòng tin chứ không thể tạo thêm được lòng tin, gia tăng được niềm tin, nhất là niềm tin của nhân dân đối với những người lãnh đạo đất nước.

Ở những quốc gia nghèo, người ta thiếu phương tiện để cụ thể hoá, đo lường được niềm tin. Niềm tin lệ thuộc vào định kiến của những người xung quanh. Điển hình như ở làng quê Việt Nam, một người có uy tín với láng giềng, chòm xóm chỉ là kẻ vô danh ngoài luỹ tre làng của họ. Một người làm nhiều điều tốt nơi họ ở khó lòng gây ảnh hưởng gì nếu họ muốn giúp đỡ thêm nhiều người khác ở ngoài địa phương. Niềm tin của những người khác nơi họ ở không đủ để họ tiêu xài cho những mục đích khác mà họ muốn làm, dù có cao đẹp đến đâu nữa. Đạo đức và uy tín trong xã hội là những thứ trang sức mất rất nhiều công sức và thời gian để tích luỹ nhưng có thể biến mất nhanh chóng bất cứ lúc nào. Đó không phải là hình thức đáng tin cậy để truyền bá niềm tin.
Các đất nước giàu có trải qua quá trình phát triển ở môi trường khắc nghiệt hơn các nước nghèo ngày nay. Mùa đông ở Châu Âu không thể trồng trọt được, vạn vật phải tìm chổ trú đông. Chết đói, bệnh dịch luôn đeo đuổi lịch sử Châu Âu suốt thời gian dài trước cuộc cách mạng công nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên ở Châu Âu với công cụ nông nghiệp thô sơ không đủ để tạo công ăn việc làm cho dân số ngày một gia tăng. Người ta buộc phải đi khỏi nơi họ được sinh ra mà lập nghiệp chổ khác. Họ phải làm ra sản phẩm để trao đổi nông sản với những nơi khác để sinh sống. Họ phải phát triển thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Bởi vậy, họ cần hình thức trao đổi niềm tin hiệu quả hơn, thực tiễn hơn. Đó là một điều may mắn cho Châu Âu, đặc biệt là Tây Âu với đất đai không thuận lợi cho nông nghiệp. Điều may nữa, sau vận rủi là trận dịch Đen giết chết 60% dân số, là yếu tố quan trọng khởi đầu thời Phục Hưng, châm ngòi cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I ở Anh.
Giả sử nếu trong quá khứ họ không giao thương, không làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp, không thiếu hụt nhân mạng sau trận dịch kinh hoàng, họ có thể đã không cần phải cụ thể hoá, hệ thống hoá niềm tin. Và nếu như vậy, lịch sử nhân loại sẽ khác rất xa so với ngày nay.
Có mối liên hệ nào giữa niềm tin, tiền bạc, và quyền lực? Những mối liên hệ đó ảnh hưởng thế nào đến cá nhân, cộng đồng, và xã hội?

Đến phân hóa giàu nghèo
Phân hóa giàu nghèo ở xã hội Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và ai cũng nhận ra qua thực tế cuộc sống người dân hàng ngày. Chúng ta hãy so sánh những hình ảnh đối chiếu “giữa tòa cao ốc rực rỡ đèn màu về đêm, chen chúc bên cạnh đó là những căn lều xiêu vẹo trong con hẻm tối tăm”, hay “trong lúc các đại gia, những quan chức chi tiêu hàng chục triệu đồng cho một buổi tiệc tùng tiếp khách hàng, hội họp thì có những gia đình người dân đen nghèo không có đủ ngày hai bữa cơm”.

Xưa nay trong bất cứ xã hội nào dù là tư bản hay chủ nghĩa, dưới bất cứ cơ chế nào thì sự phân hóa giàu nghèo là một diễn biến tự nhiên, chỉ có thể thu hẹp dần khoảng cách nhờ các công cụ điều tiết công bằng xã hội, dân chủ, pháp luật công minh,v.v… chứ khó lòng loại trừ hết được.
Các nhà kinh tế và nhiều nhà nghiên cứu về kinh tế trong nước cũng như hải ngoại đã định nghĩa giàu nghèo theo quan điểm định lượng, tức là đưa ra một chỉ số để đo lường chủ yếu nhằm đơn giản hoá việc hoạch định chính sách của nhà nước một quốc gia.
Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith quan niệm:”Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mực.”

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995 đưa định nghĩa về nghèo:”Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại.”

Còn nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF trong công trình “Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam-1995″ đã đưa ra định nghĩa:”Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế.”
Trên cơ sở đó, sự phân hoá giàu nghèo sẽ tiếp tục tác động vào số đông các gia đình Việt Nam. Nhiều gia đình nếu không được hỗ trợ, không được chuẩn bị đầy đủ sẽ không đủ năng lực đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế – xã hội và không làm tròn các chức năng vốn có của mình. Xu thế thu nhỏ gia đình trong xã hội công nghiệp nếu không được định hướng sẽ tiếp tục gây sức ép về nhà ở cũng như đặt việc chăm sóc trẻ em và người cao tuổi vào một thách thức mới.


Nguồn : Tổng cục Thống kê 1994, 1996, UNDP 1999, Bộ lao động, thương binh và xã hội 1999
Và trong thực trạng đó, con người Việt Nam ở nhiều nhóm xã hội, kích thích người dân Việt Nam biết đấu tranh với chính quyền, giai cấp cầm quyền để đòi hỏi sự công bằng của pháp luật, quyền tham gia lãnh đạo đất nước, v.v…và khai thác quyền tự do dân chủ của bản thân để phát triển, vượt lên sự đói nghèo. Kích thích sự sáng tạo của con người, nhằm tạo môi trường cạnh tranh quyết liệt, qua đó nhân dân sàng lọc và tuyển chọn những người có tố chất, đạo đức đại diện cho nhân dân ra lãnh đạo đất nước, tạo động lực cho sự phát triển của đất nước Việt Nam.

Tin bài liên quan:

VNTB- Một chuyện xin ấn đầu năm

Phan Thanh Hung

VNTB- Việt Nam: Ngành giáo dục bị chính trị khống chế

Phan Thanh Hung

VNTB- Đừng để nhân cách du khách Việt bị coi rẻ trong mắt quốc tế

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.