Việt Nam Thời Báo

VNTB- Xử lý nợ xấu: Ôi, Quốc hội Việt Nam!…

Minh Quân
 
(VNTB) – Phải nói, ít nhất cũng thoát được trách nhiệm về sau này…   
   Ôi, Quốc hội của tôi!…
Chưa bao giờ trong lịch sử tồn tại của mình, Quốc hội Việt
Nam lại được nhận một trọng trách lớn đến như vậy khi được Chính phủ “nhường phần”
trách nhiệm xử lý nợ xấu.
Cũng chưa bao giờ giới đại diện nửa đại biểu nửa nghị sĩ
trong nghị trường quốc hội lại “bừng bừng khí thế” như lúc này, khi họ lần đầu
tiên cảm thấy sức ép trách nhiệm thực sự đặt lên vai mình.
Ít nhất, Quốc hội sẽ phải ban hành một bản nghị quyết về xử
lý nợ xấu. Nhưng nghị quyết không thôi chưa đủ, và sẽ không giống với vô số nghị
quyết khác, mà nghị quyết lần này còn ràng buộc trách nhiệm của Quốc hội vào từng
điều khoản. Chính phủ khôn ngoan sẽ căn cứ vào đó mà làm.
Chính phủ lại thật khôn ngoan. Sau thời “phá chưa từng có” của
các ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình, thời Thủ tướng Phúc đã phải lãnh
trách nhiệm “đổ vỏ” cho ít nhất 600 ngàn tỷ đồng nợ xấu. Trong hơn một năm kể từ
lúc thành lập tân chính phủ của chế độ độc đảng, cho tới giờ tất cả đều thất vọng
đến mức vô vọng, nợ xấu không nhũng không giảm đi mà còn tăng lên, Công ty quản
lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) – một doanh nghiệp được đẻ ra từ thời
Nguyễn Văn Bình – đã hầu như chẳng làm được gì ngoài chuyện kê biên nợ xấu trên
giấy. Thậm chí 2 ngàn tỷ đồng vốn lưu động mà ngân sách cấp cho VAMC còn không
được dùng tới một đồng nào để mua nợ xấu.
Bây giờ thì nhiều đại biểu quốc hội phải “lên ruột”.
Vào cuối năm 2014, gần 500 “nghị gật” của Quốc hội đã được nghe
Thống đốc Nguyễn Văn Bình lần đầu tiên tiết lộ con số nợ xấu lên đến 500 ngàn tỷ
đồng. Còn trước đó, Thống đốc Bình chỉ báo cáo nợ xấu vào khoảng 100 ngàn – 150
ngàn tỷ đồng mà không có bất kỳ cơ sở nào đính kèm. Và cũng như một thói quen
đã ăn vào não trạng, các đại biểu quốc hội chỉ biết gật gù và gật đầu biểu quyết
cho một bản nghị quyết chấp nhận con số đó.
Nhưng đến cuối năm 2015 thì tình thế đã cháy bỏng. Khi đó diễn
ra chiến dịch “ép nợ xấu về dưới 3%”, được chỉ đạo bởi Nguyễn Tấn Dũng nhằm lấy
thành tích trước Đại hội 12. Quốc hội của một ủy viên bộ chính trị sắp hết thời
là ông Nguyễn Sinh Hùng lại chỉ biết gục gặc. Không ai biết nợ xấu thực là bao
nhiêu và cũng chẳng biết nó sẽ gây ra hậu quả lớn đến mức nào.
Điều duy nhất mà quốc hội vào cuối năm 2015 làm được là phản
đối việc dùng ngâ sách để giải quyết nợ xấu – một hành động phản đối dũng cảm một
cách đáng ngạc nhiên nếu so với thái độ gần như nín lặng trước Nguyễn Tấn Dũng
và Nguyễn Văn Bình vào những năm trước.
Tuy nhiên, câu trả lời thật đơn giản: ngân sách cuối năm 2015
đã “chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì” – như trần thuật đầy
chua chát của bộ trưởng kế hoạch đầu tư khi đó là ông Bùi Quang Vinh.
Không còn bất kỳ khoản kết dư nào, ngân sách có muốn giải quyết
nợ xấu cũng đành bó tay. Giới đại biểu quốc hội cũng bởi thế đã mạnh miệng hơn
một chút.
Còn giờ đây, không nói thì chết. Nợ xấu đã trở nên vô phương
cứu chữa, hẳn nhiều dân biểu đã nhận thấy như vậy.

 

Phải nói, ít nhất cũng thoát được trách nhiệm về sau này.

Tin bài liên quan:

VNTB- Vì sao hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành phải ‘duy trì cùng lúc’?

Phan Thanh Hung

Venezuela : Thất bại của mô hình « Xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21 »

Phan Thanh Hung

VNTB – Đảng Bảo thủ thảm bại trong cuộc bầu cử Quốc hội Anh

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.