Việt Nam Thời Báo

Vùng nào có số doanh nghiệp “chết lâm sàng” nhiều nhất 2015?

Toàn bộ 6 vùng kinh tế và tất cả lĩnh vực kinh doanh đều có tỷ lệ doanh nghiệp “chết lâm sàng” trong năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014.

Một báo cáo chuyên đề về tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp năm 2015 của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, tình hình doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký và tạm ngừng hoạt động trong năm 2015 có nhiều diễn biến đáng chú ý.


Xét về tình hình chung, trong năm 2015, cả nước có tới 71.391 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, bao gồm 15.649 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký, 55.742 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Tại thời điểm cùng kỳ năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp khó khăn tăng 14,5% so với năm 2013.
Xét về loại hình doanh nghiệp, trong tổng số 71.391 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động, có 26.349 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 36,908%; có 22.889 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 32,061%; có 9.070 doanh nghiệp tư nhân chiếm 12,705%; có 13.081 công ty cổ phần chiếm 18,323% và 2 công ty hợp danh chiếm 0,003%.

Về quy mô vốn, trong năm 2015 số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 93,5% trên tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng (cùng kỳ năm 2014 tỷ lệ này là 92,8%).
Trong năm 2015, tất cả các vùng trong cả nước đều có tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ tăng nhiều nhất là 35,8%; Đồng bằng sông Cửu Long tăng 34,4%; Đông Nam Bộ tăng 29,1%; Tây Nguyên tăng 23,8%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 21,8% và Đồng bằng sông Hồng tăng 10,2%.

Về tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn theo ngành, lĩnh vực hoạt động, thống kê trong năm 2015, tất cả các ngành, lĩnh vực đều có số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động cũng đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lĩnh vực nghệ thuật – vui chơi và giải trí tăng 150,5%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 68,8%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 56,7%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 40,4%;..

Theo Bizlive

Tin bài liên quan:

VNTB – Hậu Vinashin

Baraju T. Ogelefecejo

Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể tiếp tục tăng

Phan Thanh Hung

VNTB – Chuỗi cung ứng toàn cầu và cơ hội kính tế cho Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.