Việt Nam Thời Báo

Thông cáo báo chí của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

 

Trong khuôn khổ các chương trình kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (4/7/2014 – 4/7/2015), hội thảo chủ đề “Việt Nam: Tự do cho báo chí” đã được tổ chức vào chiều ngày 3/7/2015 tại chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn.
Tham dự và cùng trao đổi tại hội thảo, ngoài các hội viên và tổ chức xã hội dân sự, còn có bà Erin Leggat, Lãnh sự về kinh tế và chính trị của Australia, ông Charles Sellers, Trưởng phòng chính trị của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, ông Louis Raymond, Tuỳ viên báo chí của Tổng lãnh sự quán Pháp.

Việt Nam chưa có tự do báo chí như Hiến định
Điều 25 Hiến pháp Việt Nam đã hiến định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
Điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ghi nhận: “Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia”.
Nhưng cho đến nay, mặc dù Việt Nam là thành viên của LHQ song đã không tôn trọng cam kết Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền về tự do báo chí.
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cho rằng tự do báo chí là một trong những nền tảng cơ bản của một xã hội dân chủ thực sự, bởi nó trợ giúp giám sát xã hội và thể chế nhà nước, tăng cường chính nhiệm giải trình của chính quyền trong chính sách và chủ trương phát triển đất nước. Do đó, tự bản thân nó đã là một quyền tự do căn bản, bất khả xâm phạm. Và dù không mang tính tuyệt đối, nhưng nhất thiết phải đảm bảo những giới hạn trong khuôn khổ pháp luật không ngăn cản hoặc làm giảm vị trí, vai trò và trách nhiệm của báo chí trong đời sống cộng đồng.
Rất ít người để ý rằng, theo Hiến pháp 2013 và theo các Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014, có hiệu lực từ 1-7-2015, kinh doanh báo chí không thuộc 6 ngành nghề, lĩnh vực bị cấm kinh doanh. Kinh doanh báo chí cũng không nằm trong danh sách 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiên. Nói cách khác, theo Hiến pháp và luật, công dân có quyền tự do kinh doanh báo chí.
Tuy nhiên Luật báo chí lại không có quy định cho tư nhân lập báo, mà chỉ dành cho cơ quan nhà nước, đoàn thể làm cơ quan chủ quản và phải xin phép khi lập báo. Nhà nước cũng chưa có quy định nào về hạn chế hay cấm đoán quyền sử dụng mạng xã hội Internet.
Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm chỉnh Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều 26 và 27 Công ước đã đề ra nguyên tắc nghiêm chỉnh tuân thủ cam kết quốc tế, tức là một khi quốc gia tự nguyện ràng buộc bởi một cam kết quốc tế, thì cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó có trách nhiệm pháp lý quốc tế phát sinh từ cam kết đó mà không được viện dẫn bất cứ lý do gì, kể cả lý do về pháp luật quốc gia để biện minh cho việc không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế đã cam kết.
Hiểu đơn giản, bằng các quyền Hiến định và các thỏa thuận cam kết của Chính phủ Việt Nam, thì công dân có quyền lập trang thông tin trên Internet mà không cần xin phép.
Cho dù muốn hay không muốn, nền báo chí tư nhân sẽ hình thành và cạnh tranh trực diện báo chí quốc doanh.

Giải pháp cho hiện tại
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cho rằng, tương tự như từng có Luật đầu tư nước ngoài ban hành vào cuối năm 1987, để phân biệt với Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1995, Luật doanh nghiệp nhà nước 1995; hiện tại có thể song hành Luật báo chí nhà nước, và Luật báo chí tư nhân.
Bằng Thông cáo báo chí này, một lần nữa, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam yêu cầu Nhà nước phải tôn trọng các quyền Hiến định của người dân.
Trong khi chờ đợi những thay đổi về quyền tự do báo chí, căn cứ Hiến định, Điều 28 “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam yêu cầu:
1. Nhà nước Việt Nam phải cởi bỏ ngay cơ chế định hướng và can thiệp về mặt nội dung của Ban Tuyên giáo trung ương. Những sự thật trong bộ máy cầm quyền cần được sự tôn trọng khách quan.
2. Chính quyền phải tôn trọng sự khách quan trong báo chí, chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và áp dụng tùy tiện các Điều 79, 87, 88 và 258 Bộ luật hình sự để hình sự hóa các quan hệ thuần túy dân sự.
Sài Gòn, ngày 7  tháng 7 năm 2015
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam



———————


IJAVN Press Statement

Among programmes to celebrate the first anniversary of IJAVN (04/07/2014-04/07/2015), a conference on “Vietnam: Freedom of the Press” was organized on 07/03/2015 at Lien Tri Pagoda in District 2, Ho Chi Minh City.

Accompanied members of IJAVN and that of Civil Society Organisation, the attendants included Erin Leggat- Trade/Economic Consul of Australia Consulate General, Charles Sellers-chief of the political section at U.S. Consulate General Ho Chi Minh City, Louis Raymond- Press attaché of French Consulate General.

No freedom of the press in Vietnam as stated in the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam

Article 25 of the Constitution of the Socialist Republic of Vietnamaffirmed:“ Citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.”
Article 19 of Universal Human Rights Declaration declared : “Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers.”

As a member of the United Nations, Vietnam however does not respect her commitment to The Universal Declaration of Human Rights on Freedom of the Press.

IJAVN believes that Freedom of the Press is one of the basic foundations of a real democratic society since it supports monitoring society and government, it also improves accountability of the government in policies and determinations. Therefore, Freedom of the Press itself is a very fundamental right and is unviolated. The roles and responsibilities of the press in societal life should have not been hindered nor restricted by legal framework.

Not many people are aware of the fact that media business are ecluded from 6 prohibited sectors and fields as defined in the Constitution 2013 and Investment Law and Enterprise Law which are effective since 01-07-2915. Among 267 business sectors which required special conditions to be conducted, media business is not listed. In other words, citizens are allowed- by law- to conduct media business line.

By Law of Media, there is no article regarding the establishment of private media but that of state-owned companies and organisations which are represented by a media managing body. Besides the media managing body has to apply for a license to perform media activities. There is also no regulation on limiting or banning internet.

Vietnamese government has been exercising Vietnam Convention 1969 on Law of Treaties. Article 26 and Article 27 of this convention conduct performing principles in which parties to every binding treaty in force must perform it in good faith and may not provoke the provisions of its internal law as justification for its failure to perform a treaty.

To be simplified, by the articles of the Constitution and Vietnamese government’s treaties, Vietnamese citizens have the right to conduct a media website without applying for a license.

Nevertheless, private media will be formed and compete directly with state-owned media.

Present Solutions

Relevant to the case of Investment Law being issued at the end of 1997 to distinguish that with Enterprise Law 1995 and Law on Domestic Investment 1995, IJAVN proposes that law on Private Media could be issued and paralleled Law on State-owned Media.

By this statement, once again IJAVN claims that Vietnamese government must respect citizens’ rights which are stated in the Constitution.

Awaiting for some changes to be made for the freedom of the Press, IJAVN asks for the following petitions based on article 28 of the constitution of SRV which describes that “Citizens have the right to participate in the management of the State and management of society”

1. Vietnamese government must lift up oriented mechanism and central theoretical council interference in media. The truth about the authorities should be reported airly. 

2. Vietnamese government must respect freedom of the press. Therefore, article 79, 87, 88 and 258 of Criminal Code must be abolished to prevent abusing laws and criminalizing civil issues.
Ho Chi Minh City 7th, July 2014

Independent Journalists Association of Vietnam

Tin bài liên quan:

Phạm Chí Dũng : Cần chấp nhận hoạt động ôn hòa của xã hội dân sự

Phan Thanh Hung

Khuyến nghị về phản hồi trên Việt Nam Thời Báo

Phan Thanh Hung

VNTB – 80 năm sau Đề cương Văn hoá 1943

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.